Những mánh khóe lừa đảo "chạy án" hàng chục tỷ đồng

19:01 13/02/2012
Vụ án này, cũng như một số vụ "chạy án" khác mà cơ quan Công an đã khám phá cho thấy một điều rằng: đa số những kẻ tự xưng có "tài" chạy án để nhận tiền thường là những kẻ cơ hội, lừa đảo. Chúng nghĩ đây là đồng tiền "đi đêm" nên nếu bị chiếm đoạt, người đưa tiền cũng khó có thể tố cáo đến cơ quan Công an. Và vì thế, những kẻ "đục nước béo cò" chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng.

Mạc Văn Nam - kẻ lừa đảo "chạy án" chuyên nghiệp

Mạc Văn Nam từng có 1 tiền án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (cũng về hành vi "chạy án") và chưa được xóa án tích. Sau khi mãn hạn tù về địa phương, y lại tiếp tục dấn thân vào con đường lừa đảo và cũng chọn việc lừa "chạy án" để dễ kiếm khoản tiền lớn.

Theo lời khai của Phạm Anh Tuấn, người dẫn dắt Đỗ Thị Phương, tức Phường và Nguyễn Thị Hằng gặp gỡ và nhờ Mạc Văn Nam "chạy án" cho anh em Phương "Ninh Hột" thì Nam có bề ngoài và biết cách thể hiện là người học thức, quen biết rộng.

Lúc nào Nam cũng đeo kính trắng gọng vàng, caravat, quần áo gọn gàng. Trong lần gặp đầu tiên với Tuấn khi về Hải Dương câu cá giải trí, Nam đã khoe trước đây công tác ở Bộ Tư pháp, cơ quan thường trú phía Nam. Do làm việc Nhà nước lương thấp nên nghỉ việc, ra Hà Nội mở công ty, chủ yếu là "sân sau" để thực hiện các dự án phía Tây Hà Nội.

Sau đó, Nam mang khoe một chiếc cặp màu vàng rất đẹp và nói rằng được người bạn rất thân tên là T., con một đồng chí lãnh đạo cấp cao tặng để đi ngoại giao. Để tạo niềm tin cho Tuấn và những nạn nhân khác, Nam còn thuê một căn nhà to ở phường Quan Hoa (Cầu Giấy) nhưng khoác lác nói với mọi người rằng mua 3,7 tỷ đồng để làm văn phòng và ở tạm.

Còn nhà chính của y đang xây ở Mỹ Đình, khi nào xong sẽ chuyển về. Trong văn phòng của Nam treo một bức ảnh rất to hình một ông cụ ngồi cạnh một vị lãnh đạo Nhà nước. Theo Nam khoe, ông cụ đó là bố Nam. Tấm ảnh đó là có thật, nhưng xuất xứ của nó sau này theo gia đình Nam ở quê Hải Dương giải thích với Tuấn như sau: Nam toàn mạo danh thạc sỹ luật đi lừa đảo hết người này đến người khác.

Phạm Trọng Du lợi dụng dự án khu đô thị Dương Nội để lừa đảo khách hàng.

Sau khi ra tù, bỏ vợ, cặp kè lung tung, khiến cả gia đình bất bình, Nam đã bán phần đất của mình ở quê, cắt khẩu bỏ đi nhưng trước khi đi đã kịp… tháo trộm bức ảnh của bố chụp cùng vị lãnh đạo Nhà nước mang theo. Có lẽ y đã tính toán về việc sẽ dùng bức ảnh đó làm bảo bối để bịp bợm về thân thế của mình…

Sau phiên tòa sơ thẩm, biết anh em Phương "Ninh Hột" vẫn bị tuyên tử hình, Nam đã bỏ trốn vào TP HCM. Trước khi bỏ đi, y đã cho dọn sạch đồ đạc trong văn phòng thuê vào ban đêm. Theo chủ nhà cho biết, y còn tháo cả nội thất, đèn quạt của nhà chủ và không trả tiền điện nữa…

Trong thời gian nhận "chạy án" cho anh em Phương "Ninh Hột", để tạo niềm tin cho mọi người, Nam giả vờ là người nhà của ông Vũ Đức Thành, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Quảng Ninh và mọi việc sẽ nhờ ông Thành lo liệu.

Cơ quan điều tra đã làm việc với ông Vũ Đức Thành và được ông Thành cho biết, khoảng cuối năm 2009, có một người đàn ông đến gặp ông Thành và tự giới thiệu tên là Nam, công tác tại Văn phòng của đồng chí P.H., nguyên Chánh án TAND tối cao. Nam đặt vấn đề nhờ ông Thành giúp đỡ cho em vợ của Nam là Nguyễn Tiến Phương và Nguyễn Tiến Chung.

Ông Thành đã từ chối và khuyên Nam không nên can thiệp vào việc này. Mặc dù không nhờ được ông Thành, nhưng Nam vẫn lừa bịp bọn Tuấn, Phương, viện nhiều lý do để nhận 249.500 USD và 350 triệu đồng để sử dụng vào việc buôn bán, chơi xổ số và đã thua lỗ hết.

Tuy nhiên, trong quá trình chạy trốn vào TP HCM (từ tháng 6/2010 đến ngày bị bắt 4/7/2011), Nam còn kịp gây ra 2 vụ lừa đảo khác cũng với chiêu thức giả danh cán bộ. Khoảng tháng 6/2010, do có mối quan hệ gia đình nên Nam quen ông Trần Công Binh, trú tại Tân Uyên (Bình Dương) và nói có thể xin được chế độ hưu trí cho ông Binh.

Theo yêu cầu của Nam, ông Binh đã đưa cho Nam 12,8 triệu đồng và một bộ hồ sơ. Đến khi bị cơ quan điều tra bắt giữ, số tiền trên Nam đã tiêu hết, chỉ còn lại bộ hồ sơ của ông Binh y vứt trong va ly. Tiếp đó, vào cuối tháng 6/2011, do thuê nhà ở gần người quen của gia đình Huỳnh Đức Hải, Nam đã nhận "chạy" cho Huỳnh Đức Hải; trú tại thị xã Tây Ninh (Tây Ninh), bị TAND tỉnh Tây Ninh xử sơ thẩm mức án chung thân xuống còn 20 năm tù giam.

Nam đã yêu cầu chị Nguyễn Thị Bích Ngọc (vợ Hải) đưa cho Nam 200 triệu đồng. Tuy nhiên, theo Nam khai mới nhận 30 triệu đồng thì bị bắt. Nam cũng thừa nhận, thực tế không quen biết ai và cũng không thể giúp được cho Huỳnh Đức Hải như đã hứa, chỉ lừa gia đình chị Ngọc để lấy tiền mà thôi.

Quyết định khởi tố Phạm Trọng Du về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Phạm Trọng Du- từ "chạy án" phát hiện lừa đảo gần trăm tỷ đồng

Đối với Phạm Trọng Du, như đã nói ở bài 1, lúc đầu nhận "chạy án" cho anh em Phương "Ninh Hột" với số tiền 600 ngàn USD. Thế nhưng, sau đó, biết vụ việc rất nghiêm trọng nên đã không làm nữa và trả lại tiền cho Nguyễn Thị Hằng.

Tuy nhiên, sau khi Du bị bắt, cơ quan điều tra còn phát hiện ông ta đã có hành vi lừa đảo gần trăm tỷ đồng thông qua việc lừa bán nhà ở dự án khu đô thị mới Dương Nội A. Theo tài liệu của cơ quan Công an, từ năm 2009 đến 2011, Phạm Trọng Du với chức danh là Giám đốc Chi nhánh Nam Định thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội.

Mặc dù chi nhánh Nam Định là đơn vị hạch toán độc lập, không được Tập đoàn Nam Cường ủy quyền bán các lô đất thuộc Khu đô thị mới Dương Nội A, nhưng ông Du lại tự ý giao bán các lô đất trên và nói rằng đó là một số lô đất đối ngoại của ông ta. Từ thông tin đó, một số khách hàng có nhu cầu đã tự liên hệ trực tiếp với Phạm Trọng Du hoặc thông qua người môi giới để gặp ông Du xin mua các lô đất do Du giới thiệu.

Quá trình giao dịch với khách hàng, ông Du đã tự lựa chọn các lô đất cụ thể (số lô, thửa, diện tích…) trên biểu đồ dự án Khu đô thị mới Dương Nội A, giá bán… cung cấp thông tin về lô đất cho khách hàng và yêu cầu khách hàng nộp tiền qua Chi nhánh Nam Định. Ông Du hứa rằng, nếu khách mua nộp đủ 33,3% giá trị của lô đất thì sẽ được ký hợp đồng với Tập đoàn Nam Cường (hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng mua bán).

Các khách hàng nộp tiền qua Chi nhánh Nam Định (nộp vào tài khoản hoặc nộp tiền mặt), Chi nhánh Nam Định xuất phiếu thu cho khách, trên các phiếu thu có chữ ký của Phạm Trọng Du và đóng dấu của Chi nhánh Nam Định. Bằng thủ đoạn đó, từ cuối 2009 đến tháng 7/2011, Phạm Trọng Du đã bán tổng số 33 lô đất thuộc Khu đô thị mới Dương Nội A cho 23 cá nhân, thu hơn 87,5 tỷ đồng. Số tiền này ông Du đã rút ra sử dụng vào việc cá nhân gần 73 tỷ đồng, còn khoảng 14 tỷ sử dụng cho việc kinh doanh của Chi nhánh Nam Định.

Ngày 16/1, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bổ sung tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với Phạm Trọng Du. Đề nghị ai là người bị hại trong trò lừa bán đất dự án của Phạm Trọng Du, liên hệ với Phòng 8, Cục C45, số điện thoại 06944106 để giải quyết.

Theo công văn trả lời cơ quan CSĐT của Tập đoàn Nam Cường: 33 lô đất thuộc dự án Khu đô thị mới Dương Nội A mà ông Du bán cho khách hàng thuộc quyền quản lý của Tập đoàn Nam Cường. Tập đoàn Nam Cường không giao cho ông Phạm Trọng Du, Chi nhánh Nam Định bán hoặc môi giới chuyển nhượng.

Tập đoàn cũng không thu một khoản tiền nào của Chi nhánh Nam Định hoặc của ông Phạm Trọng Du từ việc bán các lô đất trên. Ngoài ra, theo Tập đoàn Nam Cường cho biết, trong quá trình quản lý, kinh doanh, ông Phạm Trọng Du còn nợ Tập đoàn hơn 24 tỷ đồng

Thu Hòa

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM). Riêng trong năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ…

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文