Nô lệ tình dục đồng giới trong nhà tù Mỹ

19:23 21/08/2009
Nô lệ tình dục đồng giới đang trở thành con ma ám ảnh những tù nhân "yếu đuối". Các nạn nhân đều bị cưỡng bức, đe doạ và không dám lên tiếng tố cáo. Dần dần họ trở thành nô lệ, trở thành "tài sản" của những kẻ hiếp mình. Tình trạng này xảy ra cả với tù nhân nam và nữ trong các nhà tù ở Mỹ.

Với 2 tiền án nghiêm trọng, S.H. đã phải lãnh án 75 năm tù giam vì phạm thêm tội trộm cắp vào năm 1994. Lúc đó, anh ta mới 24 tuổi.

S.H. bị giam ở khu vực an ninh được nới lỏng trong một nhà tù ở vùng nông thôn bang Texas, Mỹ. Bởi có "kinh nghiệm ra tù vào tội" nên S.H. tỏ ra khá tự tin và tự nhủ hoàn toàn có thể kiểm soát được mọi tình huống trong tù. Nhưng gần như ngay lập tức, anh ta hiểu nhầm lệnh của cai ngục và lĩnh phiếu phạt. Kết quả, S.H. bị chuyển chỗ tới mạn Bắc của nhà tù, nơi nguy hiểm hơn rất nhiều.

S.H. là một thanh niên da trắng, và những tù nhân da trắng chiếm thiểu số ở cái nơi mà anh ta bị đưa tới. Trong số gần 190 phạm nhân bị giam ở khu vực phía Bắc nhà tù, chưa đến 20 người là da trắng. Trong các nhà tù tại tiểu bang Texas, từ xưa đến nay, tình trạng phân biệt chủng tộc luôn là vấn đề nhức nhối. Đối tượng tù nhân gây bè kéo cánh, đối tượng mà tù nhân bảo vệ trong các vụ đánh lộn, đối tượng bị tấn công, ngay cả nơi tù nhân ngồi... tất cả đều chủ yếu được quyết định qua chủng tộc, màu da. Ví dụ, hầu hết ghế trong phòng sinh hoạt ban ngày đều bị nhóm tù nhân da đen chiếm. Và như một lẽ thường tình, các tù nhân da trắng thiểu số chính là nạn nhân của tệ ức hiếp và bóc lột tình dục.

Đa số tù nhân da trắng bị cưỡng bức "cưỡi" - từ chỉ hành động bắt quan hệ tình dục - để được yên thân. Trong tù, phạm nhân da trắng buộc phải đổi hoặc tiền hoặc quan hệ tình dục hoặc cả hai để được bảo vệ. Những phạm nhân da trắng từ chối "cưỡi" và phải chiến đấu lại để tự vệ được "cộng đồng tù" gọi là "rừng".

S.H. kể lại: Một người da trắng nhập trại. Anh ta đứng ở đó, thường thì một ai đó chỉ anh ta ra đứng dựa lưng vào bức tường màu đen trong phòng sinh hoạt ban ngày. Nếu anh ta may mắn, một trong số gã "rừng" sẽ đến bắt chuyện, và chỉ cho anh ta biết nếu anh ta đánh lại, họ sẽ bảo vệ anh ta sau cặp đấu đầu tiên, sau đó anh ta sẽ không gặp vấn đề gì. Cái này gọi là "kiểm tra". Nếu anh ta sợ (chẳng ai lại không sợ cả) và không muốn "chơi lại", anh ta buộc phải "chọn một gã".

Với bề ngoài vừa phải, không cao lớn, S.H. chọn không "trở thành một chiến binh vĩ đại". Tuy nhiên, khi bị chuyển sang khu vực phía Bắc trại, S.H. quyết cưỡng lại và tẩn nhau lần lượt với 2 tù nhân gốc Tây Ban Nha. Dù bị 2 tù nhân này đánh cho "lên bờ xuống ruộng", S.H. đã chứng tỏ anh ta đủ phẩm chất của một "gã rừng" và được chấp nhận vào nhóm. Anh ta được phép ngồi xuống một chiếc ghế gỗ, một đặc ân chỉ dành cho tù nhân da trắng sau khi đã vượt qua vòng kiểm tra.

Sau vài tuần, S.H. đi theo P.E. - "đại ca của nhóm rừng". Trong khi đó, do thiếu chỗ nên các tù nhân gốc Tây Ban Nha đã thách thức những tù nhân da trắng để giành lại ghế. Các tù nhân gốc Tây Ban Nha đòi "kiểm tra lại" tất cả tù nhân da trắng. Điều đó có nghĩa, các tù nhân da trắng phải đánh nhau tiếp. P.E. - với vai trò thủ lĩnh nhóm tù nhân da trắng - đã đưa ra giải pháp "hy sinh" S.H. cho băng tù nhân gốc Tây Ban Nha.

S.H. kể lại: "Anh ta bảo tôi và 2 người nữa là chúng tôi bị đuổi khỏi nhóm và không được ngồi trên ghế băng nữa. Khi tôi trở lại khu Bắc, 4 hoặc 5 tên gốc Tây Ban Nha bao vây tôi. Tôi nói: "Được rồi, tôi sẽ cưỡi". Tôi biết tôi không còn lựa chọn nào khác. Tôi đã gắng thoát đêm đó bằng cách nói với viên sĩ quan cai tù, nhưng anh ta bảo tôi "hãy là một người đàn ông, đi và lo chuyện của mày đi".

Vài ngày sau, S.H. trình đơn khẩn cấp đòi giam trong phòng biệt giam. Ngay sau đó, S.H. kể với luật sư rằng, anh ta bị băng tù nhân gốc Tây Ban Nha coi là "tài sản" riêng. Vài ngày sau, một sĩ quan cai tù đến khu Bắc để điều tra. S.H. kể lại sự vụ và viên sĩ quan này kết luận anh ta nói dối và gọi S.H. là "thằng hèn" vì không dám "chơi lại" băng tù gốc Tây Ban Nha.

Viên sĩ quan muốn gọi một trong số tù nhân gốc Tây Ban Nha để thẩm vấn làm rõ những cáo buộc của S.H. Tuy nhiên, S.H. phản đối vì như thế tính mạng của anh ta sẽ bị đe dọa vì tội "hớt lẻo". Viên sĩ quan nói, đây là cách điều tra, và nếu S.H. không đồng ý thì sẽ phải bỏ cuộc điều tra. Nhận thấy mình không còn lựa chọn nào khác, S.H. đồng ý bỏ.

Trong lá đơn đề nghị huỷ bỏ cuộc điều tra, S.H. viết lý do anh ta bỏ đề nghị được bảo vệ vì "các tù nhân gốc Tây Ban Nha được thẩm vấn biết chính xác ai nói điều gì và tôi - chứ không phải bất kỳ cai ngục nào - sẽ bị lạm dụng thể chất vì điều đó".

Là tù nhân chịu bị "cưỡi", S.H. nằm trong sự kiểm soát của một tù nhân gốc Tây Ban Nha có biệt danh Batuco. Vì S.H. khốn khổ nên Batuco cho anh ta làm các công việc nhà như: quét dọn xà lim, giặt quần áo... S.H. cũng chuyển đồ cho Batuco: vi phạm quy định nhà tù, lẻn sang các khu vực khác, mang đồ cho các tù nhân khác.

Lần thứ hai khi chuyển đồ, S.H. tới một xà lim có đa phần là tù nhân gốc Tây Ban Nha. Khi S.H. xuất hiện, nhóm tù nhân trên nhao nhao lên: "Mày biết mày ở đây vì cái gì". Và chúng xông vào anh ta. S.H. nhớ lại: "Sau đó, tôi tê liệt vì sốc... Tôi ở lỳ trong xà lim của mình cả ngày lẫn đêm. Tôi rất đau khổ".

S.H. quá xấu hổ, sốc, sợ không dám báo mình bị hiếp, và cố gắng xin để được kiểm tra y tế. Batuco chờ 1 tuần trôi qua và sau đó bắt đầu ép S.H. phải dùng miệng làm tình cho hắn. Batuco dọa sẽ đánh đập S.H. nếu anh ta báo với giám thị.

Một thời gian sau, nhà tù tổ chức phân loại. S.H. nói với một giám thị rằng anh ta bị ép phải "cưỡi". Viên giám thị đáp lại: "Những kẻ như mày làm tao phát ốm. Mày ăn cắp, ăn trộm rồi vào đây rên rỉ, thế mà còn hy vọng chúng tao bảo vệ mày à. Hãy là một thằng đàn ông, vì Chúa". Đề nghị được bảo vệ của S.H. bị từ chối thẳng thừng.

Sau đó, Batuco bắt S.H. phải phục vụ các tù nhân khác, thậm chí còn cho "thuê" S.H. Batuco muốn S.H. "chơi giống như tôi là một phụ nữ (cạo lông...)” nhưng S.H. từ chối và bị đánh. Nhiều tù nhân gốc Tây Ban Nha đã "chửi" Batuco tội không kiểm soát được S.H. Do đó, dưới áp lực từ "bạn tù", Batuco đã bán S.H. cho phạm nhân cùng xà lim với anh ta với giá 10 đô la.

S.H. giải thích: "10 đô thực sự rẻ. Bởi anh ta không muốn dính dáng đến tôi nữa. Thường thì giá khoảng 30 đô la để không phải cưỡi".

Bạn cùng xà lim của S.H. hứa khoản nợ trên không kèm với sex. Thay vào đó, S.H. phải giặt quần áo cho anh ta và các tù nhân khác để trả khoản nợ 10 đô la. Nhưng chỉ vào tuần sau, gã bạn cùng xà lim đòi quan hệ tình dục. S.H. có một người bạn Mỹ gốc Phi có tên Oz, một thành viên của một tổ chức Hồi giáo vốn lên án hành động xâm hại tình dục. Và anh này đã bỏ tiền ra trả nợ cho S.H.

Cứ có cơ hội, S.H. lại yêu cầu được chuyển tới nơi an toàn hơn. Chỉ vài ngày trước cuộc phân loại tù nhân, S.H. đưa cho giám thị một danh sách những kẻ đã xâm hại tình dục anh ta. Nhưng vào ngày xét phân loại, dù S.H. kể lại chi tiết trường hợp của mình, song đề nghị được bảo vệ không được chấp nhận vì không có bằng chứng.

Hai tháng sau, S.H. bị chuyển tới một khu vực khác trong nhà tù. Ở đó, anh ta phải phục vụ một tù nhân gốc Tây Ban Nha đến từ Houston có tên DeLeon. Ngay khi đến nơi, gần như DeLeon ép S.H phải quan hệ ngay lập tức. Và, DeLeon kiểm soát gắt gao S.H.

S.H. kể lại: "Tôi hỏi DeLeon liệu mình có thể ngồi cùng Becker, một người bạn đang "cưỡi" với các tù nhân da đen hay không. Anh biết rằng, khi anh "cưỡi" với một ai đó, người đó sẽ kiểm soát nhất cử nhất động của mình, ngay cả người mà anh nói chuyện cùng. Anh phải xin phép trước khi muốn nói chuyện với ai đó. Nếu anh chấp nhận "cưỡi", anh chấp nhận bị sở hữu".

Cũng trong tháng đó, một người bạn tù của S.H. đã viết thư cho mẹ anh ta thông báo con trai bà bị hiếp trong tù. Vì ngượng và xấu hổ, S.H. đã không nói gì với mẹ mình về việc bị hiếp dù anh ta bảo với mẹ rằng mình rất cần được bảo vệ. Ngay tức thì, mẹ S.H. viết thư cho quản lý nhà tù kể con bà bị hiếp và cần được bảo vệ. Nửa tháng sau, người quản lý nhà tù phúc đáp rằng: "Chúng tôi không có bất kỳ báo cáo nào về việc con trai bà bị hiếp... Con trai bà cũng không báo cáo bất kỳ chuyện gì cho an ninh hoặc nhân viên y tế. Tôi rất lấy làm tiếc về việc bà nhận được những thông tin sai lệch khiến bà lo lắng cho con trai mình”.

Vào ngày 1/1/1995, Clutch ép S.H. phải quan hệ qua đường hậu môn. S.H. đã báo với giám thị và được đưa khỏi xà lim tới bệnh xá nhà tù vào giữa đêm, nơi có dụng cụ phát hiện bị hiếp dâm. Tuy nhiên, vì không bị đánh đập, không có vết xước ở hậu môn, nên "không có bằng chứng chứng tỏ bị tấn công tình dục".

Nhưng cuối cùng, vào cuối tháng 1/1995, S.H. được chuyển tới nơi giam giữ an toàn hơn, ít bạo lực hơn, không phân biệt chủng tộc và không có xâm hại tình dục.

Như vậy, S.H. phải chịu 9 tháng làm nô lệ tình dục trong tù, một nỗi ám ảnh khủng khiếp cho phần đời còn lại

Hồng Hà - CSTC số 4

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文