Ông Đinh La Thăng bị đề nghị mức án từ 18-19 năm tù

09:57 22/03/2018
Sáng 22-3, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử ông Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch HĐQT/HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và đồng phạm trong vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại nghiêm trọng, xảy ra tại PVN với số tiền 800 tỷ đồng.

Chủ toạ phiên toà thông báo kết thúc phần xét hỏi, chuyển phần tranh luận và đề nghị đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố nêu quan điểm giải quyết vụ án.

Trong ba ngày xét xét trước đó, ông Thăng luôn khẳng định việc mua cổ phần Oceanbank là thực hiện đúng chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ. Và ông Thăng cho rằng, Oceanbank là đối tác phù hợp nhất với PVN ở thời điểm đó.

Ông Đinh La Thăng.

Ông Thăng khai hai lần đầu góp 400 tỷ đồng và 300 tỷ đồng là đúng quy định, có sự thống nhất, bàn bạc của HĐQT. Riêng lần thứ ba, việc tăng vốn góp thêm 100 tỷ đồng khiến cổ phần PVN tại Oceanbank vượt mức cho phép lại rơi vào đúng thời điểm ông đi công tác nên không hay biết. Vì vậy ông chỉ nhận trách nhiệm của người đứng đầu.

Ông Thăng cũng không thừa nhận trách nhiệm việc gây ra thiệt hại 800 tỷ đồng. Sau này, khi Oceanbank được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng khiến PVN bị mất 800 tỷ đồng thì ông Thăng cho rằng, ông đã không còn trách nhiệm bảo toàn nguồn vốn nữa.

Các thuộc cấp của ông Thăng cũng đều cho rằng đã làm đúng chức trách theo chỉ đạo của cấp trên, không cố ý làm trái. Riêng với lần góp vốn thứ ba khiến vốn vượt ngưỡng cổ phần cho phép, các bị cáo đều cho rằng bản thân không biết hoặc chưa cập nhật quy định mới của pháp luật. Về việc đưa – nhận tiền "chăm sóc" giữa bị cáo Ninh Văn Quỳnh và bị cáo Nguyễn Xuân Sơn đưa và nhận số tiền lớn để “chăm sóc khách hàng” cũng gây tranh cãi khi bị cáo Sơn khẳng định đã đưa 180 tỷ đồng, trong khi đó bị cáo Quỳnh chỉ thừa nhận đã nhận 20 tỷ đồng.

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn.
Bị cáo Ninh Văn Quỳnh.

Đại diện Viện Kiểm sát nêu quan điểm, quá trình thẩm vấn, dù lời khai của một số bị cáo chưa thành khẩn, nhưng có đủ căn cứ xác định, trong thời gian giữ chức vụ cao nhất tại PVN, ông Thăng đã cùng với cán bộ cấp dưới gây thiệt hại 800 tỷ đồng, là số tiền PVN góp vốn vào Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) nhưng không thông qua Hội đồng quản trị PVN.

Ông Thăng có hành vi ký thỏa thuận hợp tác số 6934 ngày 18-9-2008 tham gia góp vốn với ông Hà Văn Thắm, khi đó là Chủ tịch HĐQT Oceanbank nhưng không thông qua Hội đồng quản trị PVN. Sau đó, ông Thăng quyết định việc góp vốn vào Oceanbank khi biết rõ năng lực yếu kém của ngân hàng này.

Ngoài ra, ông Thăng còn ký ban hành nghị quyết thực hiện các lần góp vốn, bổ sung vốn khi chưa được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, không thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính để đảm bảo các điều kiện về góp vốn với tổng số tiền PVN góp vốn vào Oceanbank 800 tỷ đồng.

Ngày 1-1-2011, khi Luật Tổ chức tín dụng có hiệu lực, với vai trò Chủ tịch HĐTV PVN, ông Thăng không thực hiện việc thoái vốn của PVN tại Oceanbank để đảm bảo tỷ lệ sở  hữu vốn điều lệ là không vượt quá 15% mà tiếp tục ký quyết định giao cho bà Vũ Thị Thanh Hương là người đại diện 20% vốn của PVN tại Oceanbank trái quy định.

Từ những việc làm trái quy định của ông Thăng đã tạo điều kiện cho các ông: Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường, Nguyễn Xuân Sơn, Ninh Văn Quỳnh tiếp tục thực hiện việc góp vốn trái pháp luật 100 tỷ đồng vào Oceanbank. 

Hậu quả từ hành vi của ông Thăng và đồng phạm đã thực hiện dẫn tới việc toàn bộ số tiền 800 tỷ đồng của PVN bị mất hoàn toàn khi Oceanbank kinh doanh thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu và Ngân hàng Nhà nước buộc phải mua lại Oceanbank với giá 0 đồng.

Bị cáo Thắng.
Bị cáo Trường.
Bị cáo Đức.

Viện Kiểm sát xác định, trong vụ án này, trách nhiệm lớn nhất thuộc về ông Thăng khi ông quyết định chủ trương, chỉ đạo việc thực hiện. Với tư cách là người đứng đầu PVN, ông Thăng có trách nhiệm bảo toàn vốn của PVN vì thế phải chịu trách nhiệm chính về số tiền thiệt hại 800 tỷ đồng góp vào Oceanbank. Sau khi nêu quan điểm, đại diện Viện kiểm sát đề nghị hình phạt tù đối với các bị cáo.

Ở tội danh Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng:

1. Ông Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch HĐQT/HĐTV PVN bị đề nghị từ 18-19 năm tù;

Bị cáo Ninh Văn Quỳnh, cựu Phó Tổng Giám đốc PVN từ 7-8 năm tù;

Bị cáo Vũ Khánh Trường, cựu thành viên HĐTV PVN từ 7-8 năm tù;

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, cựu Phó Tổng Giám đốc PVN từ 30-36 tháng tù;

Bị cáo Nguyễn Xuân Thắng, cựu thành viên HĐTV PVN từ 24-30 tháng tù;

Bị cáo Nguyễn Thanh Liêm, cựu thành viên HĐTV PVN từ 24-30 tháng cải tạo không giam giữ;

Bị cáo Phan Đình Đức, cựu thành viên HĐTV PVN từ 24-30 tháng cải tạo không giam giữ.

Ở tội danh lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, ông Quỳnh bị đề nghị mức án 17-18 năm tù.

Ngoài đề nghị hình phạt tù có thời hạn, đại diện Viện Kiểm sát còn đề nghị HĐXX hình phạt bổ sung cấm các bị cáo bị cấm đảm nhiệm chức vụ 5 năm sau khi áp dụng hình phạt tù. Sau khi đại diện Viện kiểm sát nêu quan điểm giải quyết vụ án, phiên toà chuyển sang phần tranh luận.

Nguyễn Hưng

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

Sau gần 1 đêm nỗ lực tìm kiếm du khách nước ngoài đi lạc tại rừng Quốc Gia Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Lực lượng cứu nạn cứu hộ, Công an thị xã Sa Pa phối hợp cùng Vườn quốc gia Hoàng Liên đã tìm và đưa thành công ông Bryan Hanselman về địa điểm an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文