Ông Tất Thành Cang liên quan trực tiếp đến những sai phạm nào?

12:42 17/12/2020
Thông tin khởi tố, bắt bị can để tạm giam, khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với ông Tất Thành Cang, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh, để điều tra về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” được Công an TP Hồ Chí Minh công bố chính thức vào tối ngày 16/12/2020. Vụ án đã thu hút sự chú ý lớn của dư luận, bởi sai phạm liên quan đến ông Tất Thành Cang được phát hiện từ nhiều năm qua nhưng chưa xử lý dứt điểm…


Theo Phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh, quá trình điều tra các vi phạm trong việc phát hành cổ phiếu tại Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) và Công ty cổ phần phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco), Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã phát hiện các dấu hiệu sai phạm liên quan của ông Tất Thành Cang - nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh (nhiệm kỳ 2015- 2020).

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy các dấu hiệu và hành vi vi phạm của ông Tất Thành Cang đã có đủ yếu tố cấu thành tội phạm “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Cơ quan CSĐT tống đạt các quyết định khởi tố, Lệnh bắt tạm giam đối với ông Tất Thành Cang.

Ngày 16/12/2020, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với ông Tất Thành Cang đã được thực hiện. 

Hiện Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đang tiến hành điều tra làm rõ vụ án.

Công an TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh, việc khởi tố, bắt tạm giam để điều tra đối với ông Tất Thành Cang là thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về công tác phòng chống tham nhũng: “Kiên quyết xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền…”.

Liên quan vụ án này, Cơ quan điều tra cũng đã khởi tố bị can đối với ông Phạm Nhật Vinh và ông Nguyễn Hữu Thành (cả hai là cổ đông tại Công ty Sadeco). Như vậy, đến nay Cơ quan CSĐT đã khởi tố tổng cộng 20 bị can, trong đó có ông Cang, để điều tra.

Bị can Tất Thành Cang tại cơ quan điều tra.

Ông Tất Thành Cang được xác định đã có những dấu hiệu sai phạm trong việc chấp thuận chủ trương các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp Nhà nước do Thành ủy TP Hồ Chí Minh quản lý. Từ sự chấp thuận này đã dẫn đến sai phạm tại các công ty, gây thất thoát, thiệt hại lớn cho Nhà nước.

Trong đó, ông Tất Thành Cang đã tự mình quyết định, “qua mặt” Thành ủy cho phép Công ty IPC giảm tỷ lệ sở hữu vốn tại Công ty Sadeco từ 44% xuống còn 28% thông qua việc phát hành 9 triệu cổ phiếu cho Công ty Nguyễn Kim mà không qua đấu giá, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho Nhà nước.

Công ty Sadeco là công ty con của Công ty IPC (100% vốn Nhà nước). Trong tổng số 170 tỷ đồng vốn điều lệ Sadeco, vốn của cổ đông là cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước chiếm 62,8% (trong đó IPC chiếm 44%) và một số đơn vị khác.

Năm 2017, từ đề xuất tăng vốn, Công ty SADECO đã bán 9 triệu cổ phiếu của mình cho đối tác cổ đông chiến lược là Công ty Nguyễn Kim để thu về 360 tỷ đồng. Tuy nhiên, toàn bộ số tiền này được Sadeco gửi ngân hàng lấy lãi. Quá trình tăng vốn, bán cổ phiếu có vai trò của nhóm đại diện, quản lý vốn Nhà nước tại Sadeco.

Sự việc này, năm 2018, Thanh tra TP Hồ Chí Minh đã có kết luận chỉ ra rằng thời điểm phát hành cổ phiếu, Sadeco chưa thực sự có nhu cầu cần thiết tăng vốn. 

Việc bán với giá 40 ngàn đồng/cổ phiếu có khả năng gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho Công ty Sadeco dẫn đến thiệt hại vốn Nhà nước.

Đáng nói, phi vụ bán chỉ định cổ phiếu giá rẻ trên đã giúp Công ty Nguyễn Kim thâu tóm Công ty Sadeco (sau khi mua 9 triệu cổ phiếu, Nguyễn Kim sở hữu tỷ lệ 34,6 % vốn tại Sadeco). 

Trong khi hoạt động kinh doanh tại SADECO rất hiệu quả, tỷ lệ chia cổ tức hằng năm cao (năm 2015 là 20%, năm 2016 là 40%, năm 2017 là 10%). Còn nhóm cổ đông Nhà nước sau khi bán 9 triệu cổ phiếu thì tỷ lệ sở hữu vốn tại SADECO đã giảm sâu…

Trước đó, tại kỳ họp 31 (2018), Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã công bố nội dung, kết luận về một số dấu hiệu vi phạm, kỷ luật đối với một số cá nhân, trong đó có trường hợp ông Tất Thành Cang với những sai phạm được chỉ ra một cách cụ thể theo từng vụ việc.

Ngoài ra, kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương cũng chỉ ra sai phạm của ông Cang trong vụ việc bán đất công sản tại Khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè.

Một phần khu đất 32,5 ha tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè chuyển nhượng giá “bèo”. 

Trong vụ việc này, nếu Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh không kịp thời chỉ đạo hủy hợp đồng thì sẽ dẫn đến thiệt hại rất khó lường và đặc biệt nghiêm trọng. Theo đó, tổng giá trị chuyển nhượng khu đất vào thời điểm đó là 419 tỷ đồng (1,29 triệu đồng/m2), nhưng giá trị thị trường được xác định có thể vượt đến hơn 2.000 tỷ đồng. 

Việc ký hợp đồng chuyển nhượng đất công sản với giá “bèo” không đúng thẩm quyền, không đúng quy định này đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định có vai trò, trách nhiệm, lẫn sai phạm của cá nhân ông Cang.

Chiều 16/12/2020, Thường trực HĐND TP Hồ Chí Minh đã có quyết định tạm đình chỉ tư cách đại biểu HĐND thành phố nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Cang do đã bị khởi tố, bắt giam.


Phú Lữ

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3-4 tầng như hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, sự điều chỉnh này là hướng mở phù hợp, cần thiết nhằm góp phần giải quyết bài toán quá tải trường lớp ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nơi quỹ đất để xây trường trong nội thành ngày càng eo hẹp.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông xảy ra khoảng 5h10' ngày 27/11/2024 tại đường Mê Linh theo hướng từ đường Võ Văn Kiệt đi tỉnh Vĩnh Phúc thuộc xóm Soi, thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội giữa xe ôtô BKS 29C - 733.12 với người đi bộ.

Sau hơn 6 giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng cùng người dân đã phát hiện, vớt thành công thi thể của 2 mẹ con nhảy cầu tự tử vào trưa cùng ngày.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cho biết nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được, ông sẽ yêu cầu đồng minh này của Mỹ giao lại kênh đào.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文