Phạm Công Danh đề nghị thu hồi khoản tiền 4.500 tỷ đồng

08:55 24/01/2018
Ngày 23-1, phiên toà xét xử giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh (53 tuổi), nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng (VNCB), TGĐ Tập đoàn Thiên Thanh; Trầm Bê (59 tuổi), nguyên Phó Chủ tịch thường trực HĐQT, Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank và 44 đồng phạm tiếp tục với phần bào chữa của các luật sư (LS).

Bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh có đến 7 LS tham gia. Trình bày quan điểm đầu tiên, LS Phan Trung Hoài đề nghị HĐXX xem xét nguyên nhân, bối cảnh xảy ra vụ án dẫn đến hành vi sai phạm của ông Danh và các đồng phạm. Từ áp lực tăng vốn điều lệ và chi trả lãi ngoài ông Danh đã phạm tội. Về mức độ thiệt hại, nếu quy hồi dòng tiền thì mức độ thiệt hại của VNCB không nhiều như thế.

Cũng theo LS Hoài, vào thời điểm VNCB bị Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng, ngân hàng này đang có 22 chi nhánh, 1.300 nhân sự và đang nắm giữ số lượng tài sản cầm cố hàng ngàn tỷ đồng. Vì vậy, việc Ngân hàng Nhà nước mua lại VNCB với giá 0 đồng là thiếu căn cứ. Về quy kết Danh chiếm đoạt tiền để sử dụng vào việc riêng, theo LS, Danh không chiếm đoạt tiền của VNCB, mà chủ yếu sử dụng để chi chăm sóc khách hàng nhằm bảo đảm cho việc tái cơ cấu, tăng khả năng thanh khoản và tăng vốn điều lệ.

Luật sư Hà Hải (bìa trái), 1 trong 7 luật sư tham gia bào chữa cho ông Danh, tranh thủ hỏi thăm sức khỏe thân chủ tại tòa.

Bổ sung bài bào chữa của LS đồng nghiệp, LS Hà Hải cho rằng toàn bộ khoản tiền gần 6.200 tỷ được cho là sai phạm, ông Danh không sử dụng vào mục đích cá nhân, mà đa phần dùng vào mục đích cứu vớt VNCB. Cụ thể, ông Danh dùng số tiền này sử dụng chăm sóc khách hàng, trả nợ cho BIDV, trả cho bà Hứa Thị Phấn, trả cho nhóm bà Trần Ngọc Bích (con gái Trần Quí Thanh)... Theo luật sư thì ông Danh vay mượn tiền để giải cứu một ngân hàng đã chết mà lỗi hoàn toàn không phải do mình.

Về giải quyết hậu quả của vụ án, LS đề nghị HĐXX xem xét cáckhoản tiền phải thu hồi là 14.153 tỷ đồng và yêu cầu Sacombank, BIDV, TP Bank hoàn trả lại cho VNCB 730 tỷđồng; thu hồi từ nhóm bà Hứa Thị Phấn tổng số tiền là 4.160 tỷ đồng, từ nhóm bà Trần Ngọc Bích 2.760 tỷ đồng và 47 tỷ đồng rút ra từ gói Corebanking từ nhóm Trần Ngọc Bích; 4.500 tỷ đồng dùng để tăng vốn điều lệ. Toàn bộ số tiền này theo nguyện vọng của ông Danh là giao cho VNCB tiếp tục khắc phục hậu quả.

Đối với khoản tiền còn lại, theo luật sư, ông Danh mong muốn là trả cho CB và xin được nhận lại các tài sản đã bị kê biên và 85% số cổ phiếu thuộc sở hữu của ông Danh tại VNCB, nay là CB mà bà Quách Kim Chi (vợ ông Danh) đã chủ động nộp ngay khi chồng bị bắt.

Cùng tham gia bào chữa cho ông Danh, LS Bùi Phương Lan cho rằng, ông Danh vì muốn cứu VNCB nên đã sử dụng rất nhiều tài sản của mình để đưa vào ngân hàng. Về quan điểm của đại diện CB (đổi tên từ VNCB) cho rằng dòng tiền 4.500 tỷ đồng Phạm Công Danh đưa vào ngân hàng để tăng vốn điều lệ đã được hòa chung vào tiền của ngân hàng và đã sử dụng hết, LS này cho rằng không đúng, do số tiền này đã nằm trong tài khoản của VNCB trước kia và CB sau này.

CB đã được hưởng lợi kép, vừa được hưởng khoản tiền 4.500 tỷ đồng mà không phải trả lại, vừa được yêu cầu các bị cáo bồi thường số tiền này. VNCB cần phải khấu trừ khoản tiền này vào thiệt hại cho các bị cáo...

Ngay sau khi phần bào chữa của các LS kết thúc, trong phần bào chữa bổ sung, ông Danh trình bày: Trong đề án tái cơ cấu ngân hàng có chỉ ra rõ là có nhóm nợ Công ty Phương Trang và Phú Mỹ chiếm 90% khoản nợ của ngân hàng, đây là nguyên nhân chính gây ra hậu quả như cáo trạng đã nêu.

“Tôi không né tránh trách nhiệm gì hết, tôi chỉ mong muốn giữ được ngân hàng mà không ảnh hưởng đến trật tự xã hội”, ông Danh nêu. Cũng như trong phần trình bày của các LS, ông Danh cho rằng, trong 4.500 tỷ đồng dùng để tái cơ cấu ngân hàng không phải do ông bỏ ra, mà là tiền do sai phạm mà có nên cần phải thu hồi, rất mong HĐXX sẽ xem xét vấn đề này...

Trong khi đó, bào chữa cho ông Phan Thành Mai (nguyên Tổng Giám đốc VNCB), luật sư đề nghị HĐXX xem xét, bị cáo chỉ là người làm công ăn lương, không lường trước được hậu quả.

Trước khi xảy ra vụ án, bị cáo Mai là người giữ chức Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam, là người đưa ra kiến nghị cần phải có các chính sách hỗ trợ thị trường BĐS, như: giảm lãi suất, phát triển nhà xã hội, hỗ trợ các dự án BĐS dở dang, giảm thuế cho doanh nghiệp BĐS hồi đầu năm 2013... trong bối cảnh thị trường BĐS ở vào thời điểm rất khó khăn.

Sau khi đưa ra dẫn chứng trên, LS cho rằng, nếu nói bị cáo Mai cố ý làm trái để tư lợi cho cá nhân thì thật khó tin. Tự bào chữa bổ sung, ông Mai cho rằng, số liệu CB đưa ra tại toà thiếu cơ sở chính xác, thời điểm bị cáo bị bắt con số âm không thể lớn như vậy nên đề nghị HĐXX làm rõ lại số liệu này.

Cũng giống như các bị cáo khác, trong phần tự bào chữa bổ sung, bị cáo Mai Hữu Khương (nguyên Thành viên HĐQT VNCB) cũng đề nghị HĐXX thu hồi toàn bộ số tiền do phạm tội mà có để khắc phục hậu quả cho VNCB.

Hôm nay, phiên toà tiếp tục.

A.Huy

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文