Quan xã và đồng phạm “phù phép” gây thiệt hại hơn 26 tỷ đồng

09:38 04/08/2018
Lợi dụng nhiệm vụ quyền hạn của mình, Khiêm cùng cấp dưới đã cố tình làm trái quy định gây thất thoát cho Nhà nước số tiền hơn 26 tỷ đồng. Viện KSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Khiêm và đồng phạm.

Trong quá trình thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng Dự án Tây Hồ Tây, Nguyễn Hữu Khiêm (51 tuổi, cựu Chủ tịch UBND xã Xuân Đỉnh), Tổ trưởng Tổ công tác xã Xuân Đỉnh tham gia cùng phòng chuyên môn của huyện Từ Liêm (cũ) vào quá trình xác minh nguồn gốc đất. 

Lợi dụng nhiệm vụ quyền hạn của mình, Khiêm cùng cấp dưới đã cố tình làm trái quy định gây thất thoát cho Nhà nước số tiền hơn 26 tỷ đồng. Viện KSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Khiêm và đồng phạm.

Cáo trạng xác định, Nguyễn Hữu Khiêm cùng Nguyễn Thị Xuân Hương (39 tuổi, cựu cán bộ địa chính xã Xuân Đỉnh), Tổ phó thường trực Tổ công tác xã Xuân Đỉnh và Nguyễn Thị Gấm (56 tuổi, cựu Chủ nhiệm Hợp tác xã Xuân Đỉnh), Tổ viên Tổ công tác xã Xuân Đỉnh được giao nhiệm vụ xác minh nguồn gốc đất nông nghiệp trên địa bàn xã Xuân Đỉnh để thực hiện Dự án Tây Hồ Tây sau khi UBND TP Hà Nội có quyết định thu hồi đất và bồi thường hỗ trợ cho người dân. 

Từ tháng 6-2010 đến tháng 11-2010, có 29 hộ dân trên địa bàn xã Xuân Đỉnh nhận giao đất từ 29 hộ khác với tổng diện tích là 5.344m2 có “Đơn xin điều chuyển đất” và lập “Bảng kê khai chi tiết đất nông nghiệp” được giao theo Nghị định số 64/CP của Chính phủ về việc bị thu hồi đất để được bồi thường hỗ trợ. 

Biết rõ đề nghị của các hộ dân là trái quy định, nhưng Khiêm vẫn chỉ đạo và cùng cấp dưới ký xác nhận vào “Đơn xin điều chuyển đất”, ký xác nhận vào “Biên bản điều tra xác minh”, ký xác nhận vào “Phiếu xác nhận nguồn gốc đất” của 29 hộ nhận đất là đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64/CP của Chính phủ, nằm trong chỉ giới thu hồi đất để thực hiện Dự án Tây Hồ Tây. 

Với tư cách là Chủ tịch UBND xã, Khiêm còn ký xác nhận về nhân hộ khẩu của 29 hộ gia đình, cá nhân trên có đất thuộc phạm vi xây dựng Dự án Tây Hồ Tây. Điều đáng nói là trong số 29 hộ dân trên có nhiều người là người nhà của Khiêm, Hương và Gấm.

Quá trình điều tra còn xác định, cũng trong thời điểm từ tháng 6-2010 đến tháng 11-2010, có 11 hộ gia đình kê khai 4.929m² đất mương, đường giao thông do UBND xã Xuân Đỉnh quản lý là đất nông nghiệp được giao theo Nghị định số 64/CP để được bồi thường, hỗ trợ. 

Khiêm, Hương và Gấm biết rõ 11 hộ gia đình này (trong đó có hộ gia đình mẹ vợ Khiêm) kê khai đất mương, đường giao thông là đất do UBND xã Xuân Đỉnh quản lý để được bồi thường, hỗ trợ là trái với quy định. 

Nhưng Khiêm vẫn chỉ đạo và cùng Hương, Gấm ký xác nhận vào “Biên bản điều tra xác minh”, ký vào “Phiếu xác nhận nguồn gốc đất” và ký xác nhận nhân hộ khẩu của 11 hộ gia đình, cá nhân kê khai đất mương, đường giao thông là đất mương, đường giao thông là đất nông nghiệp được giao theo Nghị định số 64/CP, nằm trong chỉ giới thu hồi để thực hiện Dự án Tây Hồ Tây để được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ.

Liên quan đến vụ án này, cơ quan điều tra đã khởi tố đối với Nguyễn Minh Công (59 tuổi, cựu cán bộ Phòng Tài nguyên môi trường huyện Từ Liêm cũ); Lục Văn Cường (55 tuổi, cựu Phó Trưởng Phòng Giải phóng mặt bằng, hiện là Trưởng phòng Phòng Giải phóng mặt bằng - Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Hà Nội); Nguyễn Tuấn Anh (40 tuổi, cựu cán bộ giải phóng mặt bằng- Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Hà Nội); Hoàng Minh Đức (38 tuổi, cựu cán bộ Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Từ Liêm cũ); Vũ Quý Dương (51 tuổi, cựu Phó trưởng Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Từ Liêm cũ, hiện là Phó trưởng Phòng Tài nguyên Môi trường quận Bắc Từ Liêm) vì không đến thực địa để xác minh hiện trạng đất, nhưng vẫn ký vào “Biên bản điều tra xác minh” và các tài liệu liên quan đến việc xác định nguồn gốc đất của 29 hộ nhận đất, diện tích 5.344m² đất là đất nông nghiệp được giao theo Nghị định số 64/CP của Chính phủ để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 21 tỷ đồng. 

Nhóm bị can là cán bộ huyện Từ Liêm cũng không đến thực địa để xác minh đối với 11 hộ gia đình, cá nhân kê khai 4.929m2 đất mương, đường giao thông do UBND xã Xuân Đỉnh quản lý là đất nông nghiệp được giao theo Nghị định số 64/CP để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, nhưng vẫn ký vào “Biên bản điều tra xác minh” và các tài liệu điều tra xác minh để xác định nguồn gốc đất của 11 hộ dân. 

Hậu quả là Nhà nước đã bồi thường hỗ trợ trái quy định cho 11 hộ dân này số tiền gần 6 tỷ đồng. Cơ quan điều tra xác định, từ hành vi sai phạm của Khiêm và đồng phạm trong vụ án này, Nhà nước đã bị thiệt hại gần 26 tỷ 400 triệu đồng.

Viện KSND TP Hà Nội truy tố ba bị can: Khiêm, Hương và Gấm theo khoản 3, Điều 281 BLHS năm 1999 về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ba bị can này phải đối diện với khung hình phạt từ 10 năm đến 15 năm tù. 

Ngoài trách nhiệm hình sự, các bị can còn bị đề nghị buộc bồi thường số tiền đã gây thiệt hại cho Nhà nước theo luật định. Đối với nhóm cựu cán bộ huyện Từ Liêm cũ gồm các bị can Công, Cường, Tuấn Anh, Đức, Dương bị truy tố theo khoản 2, Điều 285 BLHS năm 1999 về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Nhóm bị can này phải đối diện với khung hình phạt từ 3 năm đến 12 năm tù.


Nguyễn Hưng

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文