Quyết liệt cuộc chiến chống tội phạm mua bán người ở Nam Tây Nguyên

09:30 10/06/2019
Thượng tá Phạm Văn Sế, Phó trưởng Công an huyện Đam Rông cho biết, trước đây Đam Rông là một trong những “điểm nóng” về tội phạm mua bán người sang Trung Quốc, nạn nhân là phụ nữ, người dân tộc thiểu số, tuổi từ 16-25. Thủ đoạn các đối tượng thực hiện là làm quen qua mạng xã hội, tán tỉnh yêu đương, hoặc dụ dỗ ra một số tỉnh phía Bắc làm công nhân với lương cao...


Một ngày đầu tháng 6, khi PV Báo CAND có mặt tại trụ sở Công an huyện Đam Rông (Lâm Đồng) cũng là lúc Thượng tá Lê Văn Trúc, Trưởng Công an huyện cùng một số cán bộ, chiến sĩ chuẩn bị đi thăm chị Nguyễn Thị Bích T. (SN 2001, thường trú xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, Tây Ninh, hiện tạm trú tại xã Phi Liêng, huyện Đam Rông). Lãnh đạo Công an huyện Đam Rông cho biết, chị T. là nạn nhân gần đây nhất của tội phạm mua bán người may mắn trốn thoát và được Công an Trung Quốc trao trả về Việt Nam.

Chị T. cho biết, năm 2013, chị từ huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh lên Đam Rông sinh sống cùng ba dượng và mẹ ruột. Sau 4 năm sống ở thôn Bốp La, xã Phi Liêng, năm 2017, chị trở về quê nhà. Tại đây, T. quen một phụ nữ tên Liên. Người này được cho là lấy chồng ở Trung Quốc, thủ thỉ rủ chị sang Quảng Đông (Trung Quốc) làm công nhân với hứa hẹn lương sẽ rất cao.

Sau nhiều ngày lưỡng lự, cuối cùng T. cũng chấp nhận đi theo người phụ nữ này. Cả hai bay từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội rồi lên Lạng Sơn. T được một người tên Linh đưa sang Quảng Đông bằng đường rừng. Tại Trung Quốc, cô gái này ở với một phụ nữ tên Vy, cũng mới được Liên đưa qua đây.

Sau một tuần vẫn không được Liên đưa đi xin việc, cũng không biết Liên đang ở Việt Nam hay Trung Quốc, hai người chỉ trao đổi qua tin nhắn mạng xã hội, T. khóc lóc đòi về Việt Nam thì Liên yêu cầu T. gọi cho gia đình gửi 20 triệu đồng qua mới được về.

Biết mình đã bị lừa bán sang Trung Quốc, T. tìm mọi cách để trốn nhưng không thành. Muốn nói chuyện với ai, T. phải chat qua tin nhắn, sau đó dùng phần mền dịch lại. Trước sức ép của Liên, cô gái này buộc phải chấp nhận lấy một người đàn ông Trung Quốc. Do bất đồng về văn hóa, ngôn ngữ, lại thường xuyên bị chồng đánh đập thậm tệ, ngày 27-2-2019, T. đã trốn khỏi nhà và tới đồn Công an trình báo.

Chị Nguyễn Thị Bích T, nạn nhân mới nhất của tội phạm mua bán người đang làm việc với Công an huyện Đam Rông.

Sau 76 ngày bị phía Công an Trung Quốc tạm giữ để lấy lời khai, làm các thủ tục, chị được bàn giao cho Công an Việt Nam tại cửa khẩu Móng Cái. T. được đưa về một trung tâm chuyên cứu giúp phụ nữ Việt Nam bị bán sang Trung Quốc chăm sóc y tế, ổn định tâm lý. Nhận được thông tin, Thượng tá Lê Văn Trúc đã trực tiếp đi đón nhận và đưa T. về địa phương.

Thượng tá Trúc cho biết, mặc dù T. bị lừa bán sang Trung Quốc ở Tây Ninh nhưng chị là công dân đăng ký tạm trú tại địa phương, có nguyện vọng sinh sống tại xã Phi Liêng, huyện Đam Rông nên sau khi nhận được thông tin, Công an huyện đã đi đón nhận, lấy lời khai củng cố hồ sơ để phối hợp các cơ quan chức năng điều tra, xử lý. Công an huyện tổ chức thăm hỏi, động viên để chị ổn định tâm lý, vượt qua khó khăn.

Một nạn nhân khác là chị Ka L., xã Đạ KNàng, huyện Đam Rông. Năm 2012, Ka L. vừa 17 tuổi, cùng hai người chị (cùng sống tại xã Đạ KNàng) được một người đàn ông tên Sơn rủ ra miền Bắc chơi. Người đàn ông này mua vé xe khách để đưa ba chị em sang Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), rồi tiếp tục đi qua một số tỉnh khác, sau đó ra Hà Nội và lên Lào Cai. Tới Lào Cai, người đàn ông tên Sơn rủ ba chị em qua biên giới chơi. Di chuyển bằng xe máy, Sơn và một số người đàn ông lạ đã chở ba chị em đi đường rừng sang Trung Quốc.

Tại đây, L. được người đàn ông này cho uống viên thuốc gì đó làm cho chị thấy mệt và ngủ thiếp đi. Khi tỉnh dậy, không thấy 2 chị đâu, chỉ nghe tiếng người lạ nói với nhau, L. mới lờ mờ hiểu ra mình đã bị lừa bán sang Trung Quốc. L. bị bán cho một gia đình Trung Quốc, chị kháng cự bằng cách không ăn, uống. Chị bị đánh đập rồi tiếp tục bị bán từ chỗ này qua chỗ khác. Sau gần 8 tháng, L. bị bán đến 5 lần. Không chịu đựng nổi, chị quyết định nhảy lầu bỏ trốn và được Công an nước sở tại giải cứu, trả về Việt Nam.

Thượng tá Phạm Văn Sế, Phó trưởng Công an huyện Đam Rông cho biết, trước đây Đam Rông là một trong những “điểm nóng” về tội phạm mua bán người sang Trung Quốc, nạn nhân là phụ nữ, người dân tộc thiểu số, tuổi từ 16-25. Thủ đoạn các đối tượng thực hiện là làm quen qua mạng xã hội, tán tỉnh yêu đương, hoặc dụ dỗ ra một số tỉnh phía Bắc làm công nhân với lương cao. Khi đã tạo được niềm tin, các đối tượng sẽ chỉ đường cho nạn nhân di chuyển hoặc trực tiếp gặp và đưa đi. Cùng với nỗ lực tấn công trấn áp loại tội phạm này, Công an huyện Đam Rông đã phối hợp với lực lượng cơ sở, các chức sắc tôn giáo tới từng thôn, buôn tuyên truyền.

Thượng tá Phạm Văn Sế bên hồ sơ các đối tượng mua bán người.

“Chúng tôi không nói suông, mà phải là người thật việc thật. Chúng tôi xây dựng thành phóng sự, có nạn nhân và tội phạm cụ thể, cho họ nói, họ kể... đem tới từng thôn buôn chiếu cho mọi người cùng xem để nâng cao cảnh giác! Và đã rất có hiệu quả!..”, Thượng tá Phạm Văn Sế chia sẻ.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Công an huyện còn trực tiếp tham gia đấu tranh triệt phá các đường dây buôn bán người tại địa phương. Đối tượng trong những đường dây buôn bán người chủ yếu đến từ các tỉnh biên giới phía Bắc và người Mông sinh sống tại tỉnh Đắk Nông. Không ít đối tượng đã bị Công an huyện Đam Rông bắt giữ, điều tra và đưa ra xét xử. Nhiều nạn nhân của loại tội phạm này cũng đã được Công an huyện Đam Rông kịp thời phát hiện và giải cứu.

Thượng tá Lê Văn Trúc, Trưởng Công an huyện Đam Rông cho biết, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, bám sát địa bàn, quyết tâm đấu tranh triệt phá các đường dây mua bán người mà từ năm 2015 đến nay, huyện Đam Rông chưa phát hiện thêm trường hợp nào bị lừa bán ra nước ngoài.

Tuy nhiên, Thượng tá Trúc cũng lưu ý: “Mặc dù vậy, chúng tôi không thể chủ quan, mà vẫn tiếp tục tuyên truyền, bám sát địa bàn để phát hiện, ngăn chặn kịp thời và nâng cao ý thức cảnh giác loại tội phạm này trong quần chúng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, sống biệt lập trong rừng sâu, vốn là đối tượng nhắm tới của bọn tội phạm buôn bán người!..”.

Khắc Lịch

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM). Riêng trong năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文