Tại sao CQĐT khởi tố hình sự "kỳ án" cưỡng chế nhà 194 phố Huế?

11:52 05/11/2011
Báo CAND đã đăng tin, cơ quan điều tra Viện KSNDTC ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Ra quyết định trái pháp luật" xảy ra tại Chi cục Thi hành án quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Hành vi vi phạm pháp luật trong vụ cưỡng chế ngôi nhà có vị trí kinh doanh lý tưởng tại số 194 Phố Huế được thực hiện như thế nào?
>> Khởi tố vụ án "cưỡng chế nhà 194 Phố Huế sai luật"

Bất chấp lệnh hủy của Tòa Tối cao

Ngày 7/7/2011, Chi cục Thi hành án quận Hai Bà Trưng (thuộc Cục Thi hành án Hà Nội) tổ chức cưỡng chế, giao nhà 194 Phố Huế cho người trúng đấu giá là ông Đặng Văn Thoán (ông này trúng đấu giá với số tiền 31,5 tỷ đồng). Ngay sau đó, ông Hoàng Ngọc Minh, đại diện cho các thành viên đang cư trú, sở hữu nhà 194 Phố Huế có đơn gửi Báo CAND và các cơ quan chức năng đề nghị làm rõ hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ của ông Trịnh Ngọc Chung, chấp hành viên, Trưởng Chi cục Thi hành án quận Hai Bà Trưng (gọi tắt là Chi cục THA Hai Bà Trưng).

Theo đơn tố giác, ngày 4/9/2009, Viện KSNDTC ra Quyết định số 29/QV-KNGĐT-V12 kháng nghị Quyết định số 143/2007/QĐST-KDTM ngày 20/12/2007 của TAND TP Hà Nội. Theo đó, tạm đình chỉ quyết định công nhận sự thỏa thuận, chờ kết quả xét xử Giám đốc thẩm.

Ngày 21/12/2010, Tòa Kinh tế, TANDTC ra Quyết định Giám đốc thẩm số 18/2010/KDTM-GĐT, hủy Quyết định 143/2007/QĐST-KDTM, giao hồ sơ cho TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

Nhà 194 Phố Huế sau khi cưỡng chế thi hành án.

Đáng chú ý là ngày 27/6/2011, Vụ 12, Viện KSNDTC có Công văn 1916/VKSNDTC-V12 trả lời Công văn số 237/CV-THADS của Cục Thi hành án Hà Nội đề nghị thông báo kết quả xét xử giám đốc thẩm và việc tổ chức bán đấu giá tài sản là nhà và đất tại số 194 Phố Huế có đoạn: "Như vậy, Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 143/2007/QĐST-KDTM ngày 20-12-2007 của TAND TP Hà Nội không còn hiệu lực".

Mặc dù Viện KSNDTC đã trả lời như vậy nhưng ngày 29/6/2011, gia đình ông Minh vẫn nhận được Thông báo cưỡng chế số 93 và Quyết định cưỡng chế số 07/QĐ-THA để thi hành Quyết định số 143/2007/QĐST-KDTM của TAND TP Hà Nội. Ngày 7/7/2011, THA Hai Bà Trưng đã tiến hành cưỡng chế nhà số 194 Phố Huế, bất chấp việc Viện KSNDTC đã ra quyết định hủy Quyết định 143/2007/QĐST-KDTM và TAND TP Hà Nội đang thụ lý để xét xử sơ thẩm lại.

Từ chối không tham gia giám sát thi hành án của Viện Kiểm sát

Đáng chú ý là trong quá trình tổ chức cưỡng chế nhà 194 Phố Huế, Chi cục THA Hai Bà Trưng đã phớt lờ ý kiến không tham gia giám sát cưỡng chế thi hành án của Viện KSND quận Hai Bà Trưng. Táo bạo hơn, tại biên bản do Chi cục THA Hai Bà Trưng lập trong khi cưỡng chế nhà 194 Phố Huế đều ghi có sự tham gia kiểm sát của đại diện Viện KSND quận Hai Bà Trưng.

Trong Văn bản số 270/KSTHA/CV ngày 23/8/2011 về việc lập biên bản cưỡng chế, giao nhà 194 Phố Huế, do bà Phó Viện trưởng, Viện KSND quận Hai Bà Trưng Lê Thị Thu Hà ký còn nêu: "Tại cuộc họp Hội đồng cưỡng chế thi hành án (tại trụ sở UBND phường Phố Huế) trước khi triển khai cưỡng chế, Viện KSND quận Hai Bà Trưng qua kiểm sát đã có ý kiến, yêu cầu Chi cục THA Hai Bà Trưng làm rõ một số nội dung liên quan trước khi tiến hành cưỡng chế thi hành án.

Sau đó, do Chi cục THA Hai Bà Trưng không tiến hành làm theo yêu cầu nên Viện KSND quận Hai Bà Trưng đã thông báo sẽ không tham gia kiểm sát việc cưỡng chế, giao nhà 194 Phố Huế và không đến địa điểm cưỡng chế thi hành án. Tuy nhiên, tại các biên bản: Biên bản phá khóa; biên bản cưỡng chế giao nhà; biên bản liệt kê tài sản do Chi cục THA Hai Bà Trưng lập đều ghi có sự tham gia kiểm sát của đại diện Viện KSND quận Hai Bà Trưng. Đồng thời, vào cuối biên bản có nội dung: "Đại diện Viện KSND quận Hai Bà Trưng đã vắng mặt lúc thông qua biên bản" là không đúng thực tế.”.

Như đầu bài viết đã nêu, cơ quan điều tra Viện KSNDTC ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Ra quyết định trái pháp luật" xảy ra tại Chi cục THA Hai Bà Trưng, Hà Nội. Rồi đây, cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của từng người liên quan. Là chấp hành viên, Trưởng THA Hai Bà Trưng, trách nhiệm của ông Trịnh Ngọc Chung như thế nào? Chúng tôi tiếp tục theo dõi và đưa tin về vụ việc liên quan đến cưỡng chế ngôi nhà 194 Phố Huế

Cao Hồng

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文