Thận trọng khi ký hợp đồng kinh tế

10:11 28/06/2008
Ngày 17/6, bà Trương Huệ Thường, Giám đốc Công ty TNHH Huệ Thường, đóng tại 227 Mai Xuân Thưởng, phường 6, quận 6 (TP Hồ Chí Minh) có đơn tố cáo gửi đến Báo CAND, Công an tỉnh Đồng Nai, Công an huyện Long Thành (Đồng Nai)… về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tiền, vật tư, máy móc, thiết bị thi công tại Nhà máy SSI Vina ở KCN Gò Dầu.

Nội dung của lá đơn cho thấy: Được sự môi giới của ông Jun Bon-woo, người Hàn Quốc, Công ty Huệ Thường ký hợp đồng với Công ty Soosung Heavy Industry (Hàn Quốc) để xây dựng Nhà máy SSI Vina.

Đến ngày 5/6, ông Jun Dong-chul, Giám đốc dự án của Công ty Soosung Heavy Industry có văn bản gửi Công ty Huệ Thường thông báo đình chỉ việc thực hiện hợp đồng xây dựng kể từ ngày 7/6/2008. Thế nhưng, khi Công ty Huệ Thường cho người đến thì Công ty Soosung Heavy Industry không cho lấy vật tư, máy móc, thiết bị và đuổi người của Công ty Huệ Thường ra khỏi công trình.

Ở đây, chúng tôi xin được nêu lên một số nội dung trong "Hợp đồng xây dựng" giữa Công ty Huệ Thường (bên B) và Công ty TNHH công nghiệp nặng Soosung (bên A) vào ngày 11/3/2008. Đây là dự án xây dựng nhà máy chế biến và xử lý các loại hóa chất của Công ty TNHH SSI Vina KCN Gò Dầu. Tổng giá trị hợp đồng là 839.000 USD, nhưng thanh toán bằng Việt Nam đồng theo tỷ giá hối đoái của ngân hàng tại thời gian giao dịch thực tế. Giá trị cuối cùng của hợp đồng được xác định theo khối lượng thực tế bên B làm được đến khi có sự chấp thuận cuối cùng. Thời hạn thanh toán: 30% sau khi ký hợp đồng, thanh toán lần hai 40% khi hoàn thành 60% xây dựng và thanh toán 30% sau khi nhận được sự đồng ý cuối cùng của bên A.

Ngày 28/3, Công ty Huệ Thường đã nhận được hơn 4 tỷ đồng từ Công ty Soosung Heavy Industry (30% giá trị hợp đồng). Sau đó, ngày 24 – 28/5, Công ty Huệ Thường có phiếu đề nghị Công ty Soosung Heavy Industry thanh toán trên 400 triệu đồng tiền thuế VAT cho số tiền đã tạm ứng, nhưng không được đáp ứng.

Công ty Soosung Heavy Industry được tổ chức và hiện đang hoạt động theo luật pháp của Hàn Quốc, trụ sở chính đặt tại Seoul, mà chưa có văn phòng hoạt động chính thức tại Việt Nam.

Do vậy, trong văn bản gửi đến Công ty Huệ Thường do ông Jun Dong-chul ký được đóng con dấu "Công ty Soosung Heavy Industry - Thầu xây dựng nhà máy chế biến và xử lý các loại hóa chất Công ty TNHH SSI VINA KCN Gò Dầu", các cơ quan chức năng ở tỉnh Đồng Nai cần làm rõ tính pháp lý của con dấu này.

Trong Điều 18 của hợp đồng thì hợp đồng này sẽ được quản lý và xây dựng theo luật pháp của Việt Nam. Theo lẽ thường, hợp đồng ký tại Việt Nam, công trình thi công tại Việt Nam, nếu có xảy ra tranh chấp phải được pháp luật Việt Nam xử lý.

Song ở đây, trong các văn bản gửi cho Công ty Huệ Thường (ngày 6 – 9/6) của Công ty Soosung Heavy Industry thì "mọi tranh chấp phát sinh giữa Công ty Soosung Heavy Industry và Công ty Huệ Thường sẽ giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (SIAC)".

Với những điều nêu trên, phần thua thiệt thuộc về Công ty Huệ Thường khi Công ty Soosung Heavy Industry đơn phương đình chỉ thi công công trình. Ở đây, chúng tôi chưa khẳng định Công ty Huệ Thường có bị chiếm đoạt tiền, vật tư, máy móc, thiết bị hay không và bị chiếm đoạt bao nhiêu, mà xin được nêu lên bảng kiểm tra do Công ty Rồng Việt đóng tại 33 Tân Sơn Hòa, phường 2, quận Tân Bình (TP Hồ Chí Minh) tiến hành vào giữa tháng 6/2008. Theo đó, Công ty Huệ Thường đã thực hiện khối lượng (kể cả thuế) trị giá 8 tỷ 338,5 triệu đồng.

Ngày 24/6, Giám đốc Công ty Huệ Thường cho biết: "Chúng tôi đã sơ hở khi ký hợp đồng với Công ty Soosung Heavy Industry. Điều tốt nhất bây giờ là hai bên ngồi vào thanh lý hợp đồng và trong khi chưa thanh lý hợp đồng, hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền xét xử thì Công ty Soosung Heavy Industry không được thi công. Cho dù việc phán xét được tiến hành ở Singapore thì Công ty Huệ Thường cũng sẽ theo đuổi vụ tranh chấp đến cùng"

Công Trường

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文