Ông Nguyễn Hữu Tín bị đề nghị từ 7-8 năm tù

17:27 27/12/2019
Đại diện Viện kiểm sát cho rằng bị cáo Nguyễn Hữu Tín được nhà nước trao quyền quản lý nhưng cố ý làm trái khi thực hiện nhiệm vụ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.



Chiều 27-12, đại diện VKSND TP Hồ Chí Minh đề nghị HĐXX xem xét mức hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Hữu Tín (nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh) và 4 đồng phạm trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, liên quan đến khu “đất vàng”, số 15 Thi Sách (quận 1, TP Hồ Chí Minh).

Theo đó, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hữu Tín từ 7-8 năm tù. Theo đại diện VKS, bị cáo được nhà nước trao quyền quản lý nhưng cố ý làm trái khi thực hiện nhiệm vụ. Hậu quả mà bị cáo gây ra không chỉ là thiệt hại kinh tế mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng và Nhà nước. Do đó,  pháp luật cần có một bản án nghiêm khắc.

Các bị cáo tại tòa.

Phiên tòa chiều 27/12.

Quá trình xét xử, cơ quan công tố ghi nhận thái độ thành khẩn, ăn năn của bị cáo. Trong thời gian công tác, bị cáo Tín từng có nhiều cống hiến, từng nhận nhiều huân chương cao quý. Đại diện cơ quan công tố đề nghị HĐXX xem xét những tình tiết trên khi lượng hình.

Đối với bị cáo Đào Anh Kiệt (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN- MT), người thừa hành quyền công tố cho rằng bị cáo phải chịu trách nhiệm cao nhất đối với những sai phạm liên quan đến vụ án xảy ra tại Sở TN-MT. Tại tòa, bị cáo chưa thành khẩn, ăn năn. Vì vậy, đại diện VKS nhận thấy bị cáo cần nhận hình phạt ngang bằng với hình phạt của bị cáo Tín. Từ đó, đại diện VKS đề nghị mức án từ 7-8 năm tù cùng tội danh trên đối với bị cáo Kiệt.

Các bị cáo  nghe đại diện VKS luận tội

Các bị cáo còn lại bị VKS đề nghị khung hình phạt từ 3-6 năm tù giam cùng về  tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Theo đại diện VKS giữ quyên công tố, không có “vùng cấm” khi xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

VKS cũng nhận định vụ án xảy ra có phần trách nhiệm của một số cán bộ ngành công an. Các cán bộ trên đã bị xét xử trong vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo cơ quan công tố, bị cáo Nguyễn Hữu Tín với cương vị Phó chủ tịch UBND TP đã ký nhiều văn bản với mục đích giao khu đất ở địa chỉ số 15 Thi Sách cho Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 (do Phan Văn Anh Vũ - Vũ "nhôm" làm tổng giám đốc). 

Nhận đất dưới danh nghĩa doanh nghiệp "bình phong" phục vụ công tác nghiệp vụ ngành công an nhưng Vũ "nhôm" cùng đối tác thành lập Công ty Novahome Madison, xây dựng tòa nhà cao ốc Madison cao 18 tầng. Doanh nghiệp ký hợp đồng đặt cọc mua bán, cho thuê bất động sản với 114 khách hàng, thu lợi 1.033 tỉ đồng.

Những bị cáo là cấp dưới của bị cáo Tín thời điểm đó phạm tội do tham mưu thông qua việc cho thuê đất, bán chỉ định nhà và khấu trừ tiền thuê đất trái quy định. Sai phạm của bị cáo Nguyễn Hữu Tín và thuộc cấp gây ra khiến nhà nước thất thoát gần 807 tỉ đồng. Trong vụ án, bị cáo Tín đóng vai trò chủ mưu, quyết định.

Về trách nhiệm dân sự, VKS ghi nhận việc tự nguyện tạm nộp tiền khắc phục thiệt hại của các bị cáo nên đề nghị HĐXX xem xét khi lượng hình.

Trước đó trong phần xét hỏi, các bị cáo đã thừa nhận sai phạm của mình. Bị cáo Nguyễn Hữu Tín không đổ lỗi và xin chịu trách nhiệm với vai trò cao nhất. Đồng thời các bị cáo cũng tự nguyện tạm nộp số tiền, Nguyễn Hữu Tín nộp 1,5 tỉ đồng, 3 bị cáo Thanh, Út, Chương mỗi người 500 triệu đồng, Đào Anh Kiệt 400 triệu đồng để khắc phục hậu quả.

Riêng Đào Anh Kiệt tuy nộp tiền và thừa nhận cáo trạng truy tố không oan sai nhưng có một số nội dung chưa hợp lý. Đơn cử, cáo trạng kết luận một số hành vi do bị cáo thực hiện nhưng bị cáo hoàn toàn không hay biết vì lúc đó bị cáo đã về hưu...

Phiên tòa tiếp tục với phần đối đáp, tranh luận giữa các luật sư và đại diện VKS. Dự kiến phiên tòa kéo dài hết ngày 30/12.


Bùi Phan

Tôi đã nhiều lần nghe đoạn băng ghi âm sự kiện lịch sử diễn ra tại Đài Phát thanh Sài Gòn vào buổi trưa ngày 30/4/1975. Lần nào cũng dâng trào niềm hân hoan non sông liền một dải… Và tôi chợt chiêm nghiệm, trong thời khắc trọng đại đánh dấu đất nước hoàn toàn thống nhất, có 3 người giữ vai trò chủ chốt tại Đài phát thanh Sài Gòn, thì một người miền Bắc là Giáo sư Vũ Văn Mẫu (Thủ tướng chính quyền Sài Gòn, quê Hà Nội), một người miền Trung là Trung tá Bùi Tùng (đại diện quân Giải phóng, quê Đà Nẵng) và một người miền Nam là Đại tướng Dương Văn Minh (Tổng thống chính quyền Sài Gòn; quê Mỹ Tho, Tiền Giang, nay là tỉnh Đồng Tháp). Phải chăng, đó là sự sắp đặt thú vị của dòng chảy lịch sử luôn cháy bỏng khát vọng hòa bình, thống nhất của dân tộc Việt Nam?

Hội nghị thượng đỉnh EU – Trung Quốc lần thứ 25 đã diễn ra vào ngày 24/7 tại Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng thương mại và địa chính trị bao trùm quan hệ song phương. Trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết tăng cường hợp tác với Liên minh châu Âu (EU), phía Brussels lại bày tỏ nhiều lo ngại, đặc biệt về tình trạng mất cân bằng thương mại và vai trò của Trung Quốc trong các vấn đề toàn cầu.

Mới đây, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với các bị can: Huỳnh Thế Năng (SN 1959, cựu Tổng giám đốc Vinafood II), Đinh Trường Chinh (SN 1974, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà) và Nguyễn Thọ Trí (SN 1961, cựu Phó Tổng giám đốc Vinafood II) về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Thông tin nhà thiết kế Nguyễn Công Trí - người được mệnh danh là “phù thủy thời trang Việt Nam” bị bắt liên quan đến đường dây ma túy và sử dụng trái phép chất ma túy, khiến dư luận sửng sốt. Từ một tên tuổi gắn liền với thời trang cao cấp, thảm đỏ danh giá và những bộ sưu tập làm rạng danh làng mốt Việt, Công Trí giờ đây sụp đổ, đánh đổi bao năm gây dựng hình ảnh bằng một lựa chọn sai lầm.

Trước khi sáp nhập, năm học 2024-2025 ngành GDĐT TP Hồ Chí Minh có hơn 1,7 triệu học sinh, Bình Dương có khoảng 520.700 học sinh và Bà Rịa - Vũng Tàu có 300.000 học sinh. Sau khi sáp nhập, hiện thành phố có khoảng 2,6 triệu học sinh, nhiều nhất cả nước. Về quy mô trường lớp, sau khi sáp nhập, TP Hồ Chí Minh hiện có khoảng 3.500 trường học từ bậc mầm non tới THPT.

Tối 24/7, tại Nhà hát Hồ Gươm đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt chủ đề “Cho muôn đời sau”. Dự chương trình có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và TP Hà Nội; các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, gia đình nhạc sĩ Hoàng Vân cùng đông đảo khán giả yêu âm nhạc.

Liên quan đến vụ lật tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long do dông lốc bất ngờ khiến nhiều người thiệt mạng vừa qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) khẳng định đây là trường hợp hy hữu, đồng thời kêu gọi các cơ quan truyền thông, cộng đồng chia sẻ để ngành Du lịch tiếp tục vực dậy sau đại dịch COVID-19.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.