Tổng Giám đốc lừa xin đất để chiếm đoạt tiền tỷ

09:35 16/05/2016
Đặng Văn Đăng nguyên là Tổng Giám đốc Công ty Dasama đã có hành vi trực tiếp hoặc thông qua người quen giới thiệu với một số hộ gia đình trong diện bị thu hồi đất là có quan hệ quen biết với các cơ quan có thẩm quyền, có thể xin tăng diện tích được cấp đất định cư và tăng tiền đền bù đất bị thu hồi cho họ...



Năm 2010, lợi dụng việc UBND quận Long Biên ra quyết định thu hồi đất để giải phóng mặt bằng làm đường Ngô Gia Tự (đoạn cầu chui Gia Lâm đến cầu Đuống), Đặng Văn Đăng (41 tuổi, trú tại phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội,) là Tổng Giám đốc Công ty Dasama đã có hành vi trực tiếp hoặc thông qua người quen giới thiệu với một số hộ gia đình trong diện bị thu hồi đất là có quan hệ quen biết với các cơ quan có thẩm quyền, có thể xin tăng diện tích được cấp đất định cư và tăng tiền đền bù đất bị thu hồi cho họ.

Hai gia đình đã đưa tiền để nhờ Đăng giúp đỡ và bị đối tượng này chiếm đoạt. Gia đình ông Nguyễn Hữu Nhạ, ở phường Giang Biên bị thu hồi 192,8m²đất. Hội đồng giải phóng mặt bằng quận cấp cho gia đình ông 90m² đất tái định cư. Do quen biết ông Nhạ, Đăng hứa sẽ xin thêm diện tích đất tái định cư. Đổi lại, ông Nhạ phải đưa cho Đăng số tiền 2 tỷ đồng để cảm ơn những người có thẩm quyền giúp đỡ. Ông Nhạ đồng ý và đưa tiền cho Đăng. 

Nhưng đến ngày hẹn, Đăng không thực hiện được như đã hứa. Khi ông Nhạ đòi tiền, Đăng nói là đã đưa số tiền đó cho những người có thẩm quyền và động viên ông tiếp tục chờ đợi để được giải quyết. Ông Nhạ làm đơn khiếu nại gửi UBND TP Hà Nội. Tháng 5- 2012, UBND quận Long Biên có quyết định cấp thêm 30m² đất tái định cư cho gia đình ông theo quy định. Biết rõ việc cấp thêm đất không phải do tác động từ Đăng nên ông Nhạ đòi tiền nhưng Đăng chỉ hoàn trả cho ông 1 tỷ đồng.

Đặng Văn Đăng Tổng Giám đốc Công ty Dasama tại phiên tòa.

Nạn nhân thứ hai của Đăng là bà Nguyễn Thị Ngọc, ở phường Đức Giang. Tháng 8-2010, UBND quận Long Biên ra quyết định thu hồi của gia đình bà Ngọc 100m2 đất để làm đường Ngô Gia Tự. Hội đồng giải phóng mặt bằng quận cấp trả cho gia đình bà 79m² đất tái định cư. Thông qua ông Nhạ, Đăng gặp và hứa hẹn sẽ xin được thêm cho bà Ngọc 40m² đất tái định cư. 

Ngoài ra, Đăng còn hứa hẹn sẽ xin được cho gia đình bà tăng mức tiền đền bù từ 16 triệu đồng/m² thành 32 triệu đồng/m². Đổi lại, bà Ngọc phải đưa cho Đăng 1,7 tỷ đồng để Đăng đi quan hệ với cơ quan có thẩm quyền. Đến hẹn, bà Ngọc hỏi thì Đăng tìm cách khất lần và không trả lại tiền cho bà. Khi bà Ngọc làm đơn và được Hội đồng giải phóng mặt bặng quận Long Biên đền bù thêm 28m2 đất theo quy định. Biết rõ Đăng không làm giúp mình được việc gì, bà Ngọc đòi tiền thì Đăng chỉ hoàn trả cho bà số tiền 300 triệu đồng. 

Tại phiên xét xử sơ thẩm, bị cáo Đăng khai, cấp dưới của mình là chị Lê Thị Hồng Dưỡng, Giám đốc điều hành Công ty Dasama nhận tiền và cam kết xin thêm diện tích đất tái định cư cho ông Nhạ và bà Ngọc. “Chị Dưỡng trực tiếp đi gặp gỡ người có trách nhiệm của Ban Chỉ đạo bồi thường giải phóng thành phố Hà Nội và Ban Chỉ đạo bồi thường giải phóng mặt bằng quận để lo các thủ tục. Việc chị Dưỡng nhận tiền của ông Nhạ và bà Ngọc có ba nhân viên của Công ty Dasama chứng kiến”, bị cáo Đăng khai. 

Về phía mình, chị Dưỡng phủ nhận việc nhận tiền của hai bị hại để lo các thủ tục xin thêm đất tái định cư. Ba nhân viên của Công ty Dasama thì khai rằng, không biết và không liên quan gì đến việc làm của bị cáo Đăng và chị Dưỡng. Hai người trong danh sách Ban Chỉ đạo bồi thường giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội và Ban Chỉ đạo bồi thường giải phóng mặt bằng quận được bị cáo Đăng nêu tên không thừa nhận có quen biết với bị cáo Đăng và chị Dưỡng. Họ khai, không làm thủ tục gì giúp bị cáo Đăng và chị Dưỡng xin cấp thêm đất tái định cư cho ông Nhạ và bà Ngọc. 

Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên khẳng định, việc triển khai giải phóng mặt bằng và cấp thêm đất tái định cư cho hộ gia đình ông Nhạ và hộ gia đình và Ngọc là đúng pháp luật. Bị cáo Đăng và chị Dưỡng không có chức năng trong việc tham gia thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cũng như việc giao đất tái định cư cho hộ gia đình ông Nhạ và hộ gia đình bà Ngọc. 

Sau khi nghị án, HĐXX nhận định, hành vi phạm tội của bị cáo Đăng đã rõ ràng. Tuy nhiên cần phải xem xét lại vai trò của một số người liên quan đến việc giao  và nhận số tiền trên của hai bị hại. Điều này trong hồ sơ vụ án không thể hiện và HĐXX cũng không thể làm rõ ngay được tại phiên xử. 

Với nhận định trên, HĐXX đã quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhằm làm rõ những tình tiết liên quan đến lời khai của bị cáo Đăng về vai trò của một số người khác trong vụ án này. Trên cơ sở đó, HĐXX mới ra quyết định xử phạt đúng người, đúng tội, đúng pháp luật để tránh bỏ lọt tội phạm.

Nguyễn Hưng

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文