Truy tố 15 đối tượng trong vụ gian lận điểm thi ở Hoà Bình

12:04 23/10/2019
Ngày 23-10, Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 15 bị can trong vụ án gian lận kỳ thi THPT Quốc gia 2018 xảy ra tại tỉnh Hoà Bình.

15 bị can bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; tội “Đưa hối lộ” và tội “Nhận hối lộ”

Theo đó, Viện KSND tối cao truy tố 15 bị can, trong đó: Nguyễn Quang Vinh - nguyên trưởng phòng khảo thí Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Hòa Bình; Đỗ Mạnh Tuấn - nguyên phó hiệu trưởng Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Lạc Thủy; Diệp Thị Hồng Liên - nguyên trưởng phòng khảo thí; Nguyễn Khắc Tuấn - chuyên viên phòng khảo thí; Khương Ngọc Chất - nguyên trưởng phòng an ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Hòa Bình cùng các bị can là trưởng phòng giáo dục huyện, giáo viên, hiệu trưởng một số trường học trên địa bàn… đều bị truy tố “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. 

Ngoài ra, Các bị can bị đề nghị truy tố về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Ngoài ra, bị can Đỗ Mạnh Tuấn còn bị truy tố về tội "nhận hối lộ", bị can Hồ Chúc - giáo viên Trường THPT Thanh Hà - bị truy tố tội "đưa hối lộ".

Bị can Nguyễn Khắc Tuấn.

Cáo trạng nêu rõ, trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hòa Bình, các bị can Nguyễn Quang Vinh, Diệp Thị Hồng Liên, Đỗ Mạnh Tuấn, Nguyễn Khắc Tuấn, Nguyễn Thị Thu Loan, Nguyễn Thị Hồng Chung, Bùi Thanh Trà, Khương Ngọc Chất cùng các bị can khác là những người có chức vụ, quyền hạn liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức thi, công tác chấm thi. Các bị can Lê Thị Hồng và Hồ Chúc là giáo viên, có chức vụ, quyền hạn trong ngành giáo dục tỉnh Hòa Bình.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, vì động cơ vụ lợi, động cơ cá nhân, các bị can đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, lợi dụng mối quan hệ đồng nghiệp, quan hệ cá nhân để câu kết, can thiệp nâng điểm bài thi cho 65 thí sinh, trong đó 64 thí sinh tham gia Kỳ thi THPT Quốc gia 2018, 1 thí sinh tham gia Kỳ thi THPT quốc gia 2017. 

Các thí sinh này đã được sử dụng kết quả thi để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường đại học, trong đó: 62 thí sinh sử dụng kết quả thi để xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng (45 thí sinh trúng tuyến, đã bị buộc thôi học; 10 thí sinh đang theo học vì kết quả chấm thẩm định vẫn đủ điểm xét tuyển; 6 thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học; 1 thí sinh xét nhưng không trúng tuyển); 3 thí sinh không xét tuyển..

Bị can Nguyễn Quang Vinh.

Cáo trạng xác định, Nguyễn Quang Vinh với vai trò là chủ mưu đã bàn bạc, chỉ đạo Đỗ Mạnh Tuấn và đưa chìa khóa phòng chấm thi, tạo các điều kiện thuận lợi để các bị can Mạnh Tuấn và Khắc Tuấn can thiệp nâng điểm 145 bài thi trắc nghiệm cho 58 thí sinh; chỉ đạo bị can Mạnh Tuấn “sinh mã phách” bài thi tự luận môn Ngữ văn trái Quy chế thi để lấy thông tin; cung cấp “mã phách”, thông tin thí sinh cần nâng điểm bài thi tự luận môn Ngữ văn cho bị can Liên để Liên chỉ đạo các bị can Loan, Chung, Trà chấm nâng điểm 20 bài thi tự luận môn Ngữ văn cho 20 thí sinh. 

Đối với hành vi can thiệp nâng điểm bài thi trắc nghiệm và nâng điểm bài thi tự luận môn Ngữ văn cho các thí sinh thì Vinh có vai trò là người chỉ đạo, Mạnh Tuấn, Khắc Tuấn, Liên, Chung, Loan và Trà là người thực hiện tội phạm.

Bị can Đỗ Mạnh Tuấn là người thực hiện sự chỉ đạo của bị can Vinh, đã lôi kéo và cũng bị can Khắc Tuấn trực tiếp dùng thủ đoạn để can thiệp nâng điểm 145 bài thi trắc nghiệm cho 58 thí sinh; thực hiện việc “sinh mã phách” bài thi tự luận môn Ngữ văn trái Quy chế thi; lập danh sách “mã phách”, thông tin thí sinh cần nâng điểm bài thi tự luận môn Ngữ văn đưa cho Vinh để Vinh chỉ đạo can thiệp nâng điểm 20 bài thi môn Ngữ văn cho 20 thí sinh. Ngoài ra, bị can Đỗ Mạnh Tuấn đã nhận hối lộ của bị can Hồ Chúc số tiền 300 triệu đồng để can thiệp nâng điểm bài thi trắc nghiệm cho 2 thí sinh theo yêu cầu của Chúc.

Từ trái sang: bị can Nguyễn Thị Thu Loan, Bùi Thanh Trà và Nguyễn Thị Hồng Chung - Ảnh: Bộ Công an.

Bị can Nguyễn Khắc Tuấn được xác định cùng với Đỗ Mạnh Tuấn trực tiếp dùng thủ đoạn gian dối để can thiệp nâng điểm 145 bài thi trắc nghiệm cho 58 thí sinh, là người can thiệp nâng điểm bài thi trắc nghiệm cho thí sinh Đinh Ngọc Thảo trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017.

Diệp Thị Hồng Liên thực hiện chỉ đạo của Vinh, nhận “mã phách”, thông tin thí sinh cần nâng điểm bài thi tự luận môn Ngữ văn do Vinh cung cấp; chỉ đạo các bị can Nguyễn Thị Thu Loan, Nguyễn Thị Hồng Chung, Bùi Thanh Trà và các cán bộ coi thi chấm nâng điểm 20 bài thi tự luận môn Ngữ văn cho 20 thí sinh.

Khương Ngọc Chất đã có hành vi móc nối, bàn bạc với Đỗ Mạnh Tuấn từ trước khi diễn ra kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 để nâng điểm cho 10 thí sinh. Nguyễn Thị Thu Loan thực hiện chỉ đạo của bị can Liên, trực tiếp và yêu cầu các CBCHT chấm nâng điểm 10 bài thi tự luận môn Ngữ văn cho 10 thí sinh. 

Các bị can khác hành vi giúp sức, xúi giục Nguyễn Quang Vinh, Đỗ Mạnh Tuấn can thiệp nâng điểm bài thi cho 28 thí sinh. Riêng bị can Hồ Chúc đã đưa hối lộ 300 triệu đồng để bị can Đỗ Mạnh Tuấn can thiệp nâng điểm bài thi trắc nghiệm cho 2 thí sinh.

Các trạng xác định trong vụ án này, bị can Nguyễn Quang Vinh là chủ mưu, chỉ đạo đồng phạm thực hiện hành vi can thiệp nâng điểm bài thi cho các thí sinh. Các bị can Đỗ Mạnh Tuấn, Nguyễn Khắc Tuấn, Diệp Thị Hồng Liên, Nguyễn Thị Thu Loan, Nguyễn Thị Hồng Chung và Bùi Thanh Trà là những người trực tiếp thực hiện hành vi can thiệp nâng điểm bài thi cho các thí sinh. 

Đối với bị can Khương Ngọc Chất ngoài hành vi đã cấu kết với Đỗ Mạnh Tuấn, còn có hành vi cùng với các đồng phạm khác xúi giục Đỗ Mạnh Tuấn can thiệp nâng điểm bài thi cho các thí sinh. Bị can Hồ Chúc thực hiện hành vi đưa hối lộ, bị can Mạnh Tuấn là người nhận hối lộ của bị can Hồ Chúc.

Đào Minh Khoa

Như Báo CAND đã đưa tin, ngày 29/3, Cục An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia; Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm, Văn phòng công chứng Lại Khánh và một số tỉnh, thành phố khác. Cơ quan ANĐT cũng đã vạch trần mánh khóe phạm tội của các đối tượng trong vụ án.

Hôm nay ngày 29/3, tức ngày 1/3 âm lịch, Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 chính thức khai hội. Trong ngày hôm nay đã có hàng ngàn du khách từ khắp mọi miền của Tổ quốc về Đền Hùng tham gia các hoạt động giỗ Tổ. Công tác bảo đảm ANTT, ATGT đã được Công an tỉnh Phú Thọ chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, tạo thuận lợi cho người dân, du khách khi về Đền Hùng tham gia các hoạt động lễ hội.

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an xác định, đây là vụ án tham nhũng, chức vụ liên quan lĩnh vực cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý Nhà nước, được dư luận xã hội quan tâm. Quá trình điều tra, xác định số tiền nhận hối lộ hơn 43 tỷ đồng để làm dịch vụ giải quyết hơn 55 nghìn hồ sơ cấp phiếu LLTP.

Sau 20 lần mang dây chuyền vàng giả đến các tiệm vàng, tiềm cầm đồ để cầm cố, rồi chiếm đoạt trót lọt hàng trăm triệu đồng, đến lần thứ 21 thì chiêu trò lừa đảo của "nữ quái" đã bị một tiệm vàng phát hiện, báo tin cho Công an bắt quả tang.

Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, giai đoạn 2012 đến 2020, thành phố có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ (gồm Kết luận 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012; Kết luận 34/KL-TTCP ngày 08/1/2019; Kết luận 269/KL-TTCP ngày 16/9/2019 và Kết luận 1202/KL-TTCP ngày 20/7/2020) và 3 bản án hình sự phúc thẩm...

Ngày 29/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ hình sự 5 đối tượng gồm Nguyễn Ngọc Trà Mi (SN 1996), Nguyễn Thanh Thảo My (SN 2023), Phạm Giang Bắc (SN 1987), Nguyễn Xuân Trường (SN 1994) cả 4 đều ngụ TP. Biên Hòa và Nguyễn Minh Sang (SN 2000) ngụ huyện Định Quán để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Diễn đàn quốc tế Bắc Cực là nền tảng quan trọng để thảo luận các vấn đề hiện tại liên quan đến sự phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ Bắc Cực, thiết lập cơ chế hiệu quả cho việc sử dụng chung và khai thác các nguồn tài nguyên phong phú của khu vực này ở nhiều cấp độ khác nhau.

Để quản lý đầu tư công đối với hàng trăm dự án phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội, UBND TP Hồ Chí Minh đã thành lập ra đến 3 Ban quản lý dự án (BQLDA). Hàng năm, mỗi BQLDA này làm đại diện chủ đầu tư ít nhất cũng vài chục dự án phát triển hạ tầng, trong đó có nhiều dự án trọng điểm với số vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ, thậm chí là cả chục nghìn tỷ đồng nên đều được xem là các “siêu” BQLDA thuộc UBND thành phố...

Với thủ đoạn giả danh công an, nhóm đối tượng đe dọa nạn nhân nghi vấn liên quan đến số tiền bất minh để chiếm đoạt hơn 2 triệu USD ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã xác lập chuyên án đấu tranh. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa Công an tỉnh Tây Ninh cùng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) và công an nhiều tỉnh, thành phố khác đã nhanh chóng bắt giữ các đối tượng gây án, thu hồi toàn bộ tài sản.

Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an xác định Lê Thị Mai đã lợi dụng việc tố cáo, phản ánh, kiến nghị không đúng sự thật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Dòng sông Dâu cổ xưa đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh đã bị bồi lắng trở thành ruộng đồng từ hàng trăm năm qua. Cuối năm 2024, trong lúc nạo vét cải tạo một ao cá (thuộc khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành), người dân đã phát hiện hai chiếc thuyền cổ nằm song song với nhau, được đấu nối thành thuyền song thân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.