Truy tố bị can Đinh La Thăng và đồng phạm gây thất thoát hơn 725 tỷ đồng

18:59 26/10/2020

Ngày 26-10, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao cho biết đã ban hành cáo trạng vụ án "vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh, Tổng Công ty Cửu Long và các đơn vị liên quan trong việc đấu thầu và thu phí tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương.

VKSND tối cao truy tố các bị can Đinh La Thăng, cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT); Nguyễn Hồng Trường, cựu Thứ trưởng Bộ GTVT; Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc"), cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị, cựu Tổng Giám đốc Công ty Thái Sơn cùng 17 bị can khác.

Đinh La Thăng chỉ định công ty của Út "trọc" trúng đấu giá quyền thu phí

Theo cáo trạng, dự án đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương (giai đoạn I) được phê duyệt đầu tư theo Quyết định của Thủ tướng từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, với tổng mức đầu tư hơn 9.884 tỷ đồng, giao Bộ Giao thông vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư. Dự án hoàn thành và thông xe kỹ thuật từ ngày 3-2-2020, chính thức khai thác và thu phí từ 25-2-2010. 

Bị can Đinh La Thăng.

Xuất phát từ chủ trương thu hồi vốn cho ngân sách, Thủ tướng đã chỉ đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) liên danh với các nhà đầu tư thành lập Công ty CP Phát triển đường cao tốc BIDV (BEDC) lập đề án mua quyền thu phí của dự án này và xây dựng tiếp đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ theo hình thức BOT.

Ngày 4-11-2011, BIDV thay mặt tổ hợp các nhà đầu tư có văn bản đề nghị chuyển giao lại dự án và chuyển giao quyền thu phí cho Bộ GTVT để lựa chọn đơn vi khác làm chủ đầu tư với lý do không thu xếp được nguồn vốn. Sau đó, Bộ GTVT được Thủ tướng giao là đơn vị chủ trì xây dựng đề án bán quyền thu phí, thực hiện chuyển giao quyền thu phí để hoàn trả ngân sách nhà nước đã đầu tư cho dự án. 

Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện, bị can Đinh La Thăng, khi đó là Bộ trưởng Bộ GTVT xuất phát từ động cơ cá nhân, thông qua mối quan hệ quen biết từ trước, đã điện thoại cho Dương Tuấn Minh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (trực thuộc Bộ GTVT) giới thiệu Đinh Ngọc Hệ tiếp xúc và tạo điều kiện cho công ty của Hệ trúng đấu giá quyền thu phí cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương.

Bị can Nguyễn Hồng Trường.

Dù biết để tham gia mua đấu giá thì doanh nghiệp phải có nguồn tài chính đảm bảo cho việc thanh toán vốn đúng hạn khi trúng thầu và bản thân hai công ty do Hệ thành lập là Công ty An Khánh và Công ty Khánh An không đủ điều khiện, song Hệ đã chỉ đạo Kế toán trưởng của hai công ty làm giả hồ sơ tài chính từ lỗ thành lãi để che giấu việc không có khả năng tài chính, không đủ điều kiện tham gia mua đấu giá quyền thu phí. Sau khi trúng đấu giá, bị can này tiếp tục thực hiện các hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản nhà nước.

Cụ thể, Hệ chỉ đạo nhân viên các công ty che giấu doanh thu thu phí thực tế, che giấu việc kiểm soát doanh thu thu phí của Bộ GTVT, cơ quan Thuế và các cơ quan của Nhà nước có chức năng thanh tra, kiểm toán nhằm chiếm đoạt khoản tiền chênh lệch; đồng thời với mục đích sau khi hết thời gian mua thu phí theo hợp đồng sẽ báo cáo lỗ để tiếp tục xin được gia hạn thời gian thu phí.

Út "trọc" dùng phần mềm gian dối chiếm đoạt tiền

Đối tượng Đinh Ngọc Hệ đã cùng các bị can mua phần mềm máy tính của Công ty Xuân Phi can thiệp vào phần mềm quản lý thu phí của Bộ GTVT để xâm nhập, điều chỉnh chương trình soát vé, nhằm làm cho những thông tin về việc thu phí sẽ không được kiểm soát. Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã chứng minh doanh thu thu phí thực tế từ tháng 1-2014 (bắt đầu thu) đến tháng 12-2018 (kết thúc hợp đồng mua bán quyền thu phí), Đinh Ngọc Hệ và các đồng phạm đã thu được số tiền hơn 3.266 tỷ đồng. Trong đó số tiền các đối tượng chiếm đoạt là hơn 725 tỷ đồng.

Cáo trạng xác định, bị can Đinh La Thăng nắm rõ các quy định pháp luật về quản lý tài sản nhà nước và chuyển giao quyền thu phí, nhận thức rõ đây là tài sản đặc thù có giá trị đặc biệt lớn, cần tìm kiếm đối tác có năng lực tài chính để tối ưu hóa việc bán quyền thu phí. Bị can chỉ đạo để cho công ty của Út "trọc" là công ty đang kinh doanh thua lỗ, không có năng lực tài chính mua quyền thu phí. Quá trình thực hiện, bị can Thăng biết toàn bộ hoạt động triển khai đề án, kết quả bán đấu giá được thực hiện không đúng quy định pháp luật thông qua các tài liệu do bị can Nguyễn Hồng Trường gửi báo cáo tuy nhiên vẫn làm để phù hợp với lời giới thiệu ban đầu.

Bị can Đinh Ngọc Hệ.

Ngoài ra, VKSND tối cao quy kết bị can Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm chính về toàn bộ sai phạm của các cán bộ tại Bộ GTVT trong việc tổ chức bán đấu giá quyền thu phí đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương cho công ty của Út "trọc", gây hậu quả thất thoát cho Nhà nước hơn 725 tỷ đồng. Hành vi của bị can cấu thành tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí". Hành vi của bị can Đinh La Thăng tạo điều kiện, tiền đề cho Út "trọc" chiếm đoạt tài sản, gây thất thoát tài sản Nhà nước nên bị can phải chịu trách nhiệm chính trong vụ án.

Về cựu Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, với vai trò Thứ trưởng Bộ GTVT, Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá quyền thu phí dù biết Út "trọc" có mối quan hệ với bị can Đinh La Thăng nhưng xuất phát từ động cơ nể nang trong quan hệ cấp trên với cấp dưới nên đã có hành vi sai phạm trong việc chỉ đạo cho đơn vị trúng thầu nộp tiền làm 3 lần trái quy định pháp luật. Bị can được xác định đã ký quyết định phê duyệt giá khởi điểm bán đấu giá quyền thu phí, nhưng không thông qua hội đồng xác định giá hoặc thuê tổ chức thẩm định giá. Đồng thời ký quyết định cho phép Hội đồng bán chỉ định khi chỉ có một người tham gia đấu giá và trả giá bằng giá khởi điểm.

Đáng chú ý, bị can Nguyễn Hồng Trường còn ký văn bản thông báo Công ty Yên Khánh và Công ty Khánh An của Út "trọc" đủ điều kiện tham gia đấu giá, từ đó dẫn đến hậu quả những công ty này không đủ năng lực những vẫn được tham gia đấu giá và trúng đấu giá. Hành vi này vi phạm nhiều quy định pháp luật, gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước. Khi Công ty Yên Khánh không thực hiện thanh toán đúng hạn như cam kết, bị can Nguyễn Hồng Trường đã ký 9 văn bản, chủ trì 1 cuộc họp chỉ đạo Tổng Công ty Cửu Long tiếp tục đôn tốc Công ty Yên Khánh trả tiền mà không chỉ đạo đình chỉ quyền thu phí. Hành vi của bị can đã vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản Nhà nước, gây thất thoát số tiền hơn 725 tỷ đồng...

Minh Khoa - An Quỳnh

Để tháo gỡ vướng mắc cho Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (Dự án chống ngập 10.000 tỷ) đang “đắp chiếu” gây lãng phí ngân sách, ngày 17/12 Văn Phòng Chính phủ đã có văn bản gửi TP Hồ Chí Minh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) cùng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc tháo gỡ cho dự án này…

Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) quyết định khởi tố vụ án hình sự “Cố ý gây thương tích”, khởi tố bị can cũng với tội danh trên với Vũ Ngọc Thịnh (SN 1956, trú tại thôn Lê Tiến, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng), đối tượng đã đến tận nhà hành hung cụ ông thương binh 82 tuổi, 57 năm tuổi Đảng, ở thôn Lê Tiến.

Ngày 17/12, Công an tỉnh Bình Phước cho biết, Công an TP Đồng Xoài  đã mời Bùi Văn Hoàng Anh (SN 1989, ngụ huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) đến làm việc liên quan đến vụ đánh tài xế xe tải khi dừng đèn đỏ trên đường ĐT.741 chiều 15/12. 

Thông tư 47/2024 về “Quy định trình tự, thủ tục kiểm định, miễn kiểm định lần đầu cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; trình tự, thủ tục chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới cải tạo, xe máy chuyên dùng cải tạo; trình tự, thủ tục kiểm định khí thải xe môtô, xe gắn máy” do Bộ GTVT ban hành sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025.

Ngày 17/12, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) triển khai tổ công tác thực hiện nhiệm vụ đảm bảo TTATGT trên tuyến đường Trịnh Văn Bô (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Trong đó, lực lượng CSGT tập trung kiểm tra, phát hiện và xử lý tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm giao thông cũng như phụ huynh học sinh, người giám hộ, người giao phương tiện cho các em học sinh khi chưa đủ điều kiện điều khiển.

Việc các cơ quan chính phủ và quân đội bị rò rỉ thông tin qua các phần mềm và ứng dụng điện thoại không phải là mới. Nhiều nước đã có quy định yêu cầu quan chức, nhân viên chính quyền và binh lính không được sử dụng một số thiết bị, ứng dụng nhất định khi đang thực hiện nhiệm vụ. Nhưng nhà chức trách sẽ đối phó như thế nào với việc thông tin mật bị lộ bởi vì hoạt động riêng tư của nhân viên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文