Đang ngồi tù, nguyên sếp cũ của Vinashin Phạm Thanh Bình tiếp tục bị truy tố

17:23 23/11/2017
Nguồn tin từ Viện KSND tỉnh Phú Yên ngày 23-11 cho biết, cơ quan này vừa tống đạt cáo trạng truy tố bị can Phạm Thanh Bình - nguyên Chủ tịch HĐQT quản trị Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin – sau này là SBIC) về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.


Cùng vị truy tố về tội danh này còn có bị can Võ Tân - nguyên Giám đốc Công ty cổ phần công nghiệp nông thủy sản (CPCN-NTS) Phú Yên và nguyên kế toán trường Dương Sơn Hoan.

Theo hồ sơ vụ án, giữa tháng 10-2007, ông Võ Tân - Giám đốc Công ty CPCN-NTS Phú Yên gửi văn bản đề nghị Tập đoàn Vinashin cho phép đầu tư xây dựng đội tàu vận tải biển gồm 2 tàu 6.800 DWT và 2 tàu 4.000 DWT. 

Sau khi làm trái pháp luật gây hậu quả thiệt hại hơn 5,1 tỷ đồng từ dự án đóng tàu vận tải biển 4.100 DWT, nhà xưởng của Công ty CPCN-NTS Phú Yên bên làng biển Đông Tác cũng bị hoang phế.

Đến ngày 22-10-2007, Tập đoàn Vinashin chỉ mới cho phép lập dự án đóng mới 2 tàu vận tải biển 4.000 DWT với tổng vốn đầu tư 150 tỷ đồng và chỉ định đơn vị tư vấn là Công ty cổ phần Vinashin, nhưng Giám đốcVinashin Phú Yên đã lập tờ trình khởi công đóng mới 2 tàu vận tải biển 4.000 DWT.

Thừa biết dự án chưa lập xong và chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, nhưng Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vinashin Phạm Thanh Bình vẫn phê chuẩn đồng ý đề nghị nêu trên, đồng thời chỉ đạo Giám đốc Công ty CPCN-NTS Phú Yên lập  thủ tục hợp thức hóa hồ sơ dự án để phê duyệt. 

Mãi đến ngày 9-1-2008, ông Phạm Thanh Bình – Chủ tịch HĐQT Vinashin mới ký quyết định phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí chuẩn bị đầu tư có nội dung chấp thuận đơn vị lập dự án là Công ty CPCN-NTS Phú Yên và chỉ định đơn vị thẩm tra dự án là Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Hoàng Anh, thế nhưng trước đó Công ty CPCN-NTS Phú Yên đã tự chủ vay vốn, ký kết hợp đồng kinh tế mua sắt thép, đóng mới 1 tàu vận tải biển 4.100 DWT. 

Đến tháng 10-2008 dự án nêu trên đã phải dừng thi công do dự án đóng tàu vận tải biển không hoàn chỉnh hồ sơ để trình Tập đoàn Vinashin phê duyệt trong khi tổng chi phí đã đầu tư hơn 9,6 tỷ đồng.

Đối tượng Phạm Thanh Bình - nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vinashin đang thi hành hình phạt tù 20 năm nhưng chuẩn bị hầu tòa trong vụ án khác tại Phú Yên.

Sau gần 5 năm dự án bị “treo”, tàu vận tải biển 4.100 DWT đang đóng dang dở đã hư hỏng nặng do phơi mình dưới nắng mưa,  đến ngày 22-6-2012 Công ty CPCN-NTS Phú Yên phải bán thanh lý chiếc tàu nêu trên. 

Viện KSND tỉnh Phú Yên cho biết, dự án đầu tư đóng mới 2 tàu vận tải biển 4.000 DWT của Công ty CPCN-NTS Phú Yên thuộc lĩnh vực giao thông với tổng dự toán đầu tư 150 tỷ đồng, phải được thực hiện theo trình tự thủ tục quy định đối với dự án nhóm B, nhưng Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vinashin Phạm Thanh Bình và hai cộng sự Võ Tân, Dương Sơn Hoan bất chấp pháp luật, cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả thiệt hại hơn 5,1 tỷ đồng theo kết luận giám định tài chính kế toán.

Hữu Toàn

Dù có trụ sở sản xuất tại Hà Nội, nhưng sữa bột giả đã tung ra khắp các tỉnh, thành khi "hệ sinh thái" của Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group (Công ty Hacofood Group) và Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma (Công ty Rance Pharma) mở các chi nhánh ở nhiều địa phương. Tại Hòa Bình, các công ty này đã đăng ký công bố hàng trăm sản phẩm. Sữa giả không chỉ thuê người nổi tiếng quảng cáo, mà còn được đưa vào cơ sở y tế bán cho người bệnh.

PV Báo CAND băng theo lối mòn đã hằn dấu vết chân người, len giữa những thân cây còn vương nhựa mủ bị cứa bởi rìu, nghe mùi đất mới trộn lẫn với mùi xăng dầu hắt lên từ hốc đá. Rừng Vĩnh Ô, nằm ở Tây Vĩnh Linh (Quảng Trị), nơi từng là vành đai phòng hộ của cả một vùng đầu nguồn, giờ thở dốc dưới những mái lán phủ bạt xanh, những hầm hố khoan sâu vào lòng đất như vết thương không bao giờ lành miệng.

Theo đề xuất, giai đoạn 2016 - 2030 xét đến năm 2035, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh sẽ có 46 dự án năng lượng được đưa vào quy hoạch để xây dựng, bổ sung khoảng 14.500MW vào nguồn điện quốc gia. Tuy nhiên, sau hơn 7 năm kể từ khi dự án điện mặt trời đầu tiên được chấp thuận đầu tư, đến nay trên địa bàn mới chỉ có 2 dự án hoàn thành, đưa vào vận hành thương mại, số còn lại vẫn đang nằm trên giấy.

Vườn Cau Đỏ (nay thuộc Quận 12, TP Hồ Chí Minh) trước đây là vùng chiến khu. 50 năm sau ngày giải phóng, từ vùng ven thuộc Hóc Môn, giờ nơi này đã trở thành đô thị khang trang, hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày hôm qua (17/4), ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đã có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ như: Yên Châu (Sơn La) 38,4 độ, Tương Dương (Nghệ An) 37,4 độ, Đông Hà (Quảng Trị) 37,5 độ, Sơn Hòa (Phú Yên) 37,4 độ… Độ ẩm tương đối thấp nhất, phổ biến 55-60%.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.