Tương trợ tư pháp và việc truy bắt đối tượng truy nã đỏ

11:56 03/01/2011
Hoạt động tương trợ tư pháp hình sự năm 2010 tiếp tục chứng tỏ tính hiệu quả khi nhiều đối tượng phạm tội sa lưới sau khi Ban Tổng thư ký Interpol ban hành thông báo truy nã đỏ.

Kênh Interpol tiếp tục khiến nhiều đối tượng phạm tội dù tính đủ kế, trốn xa khỏi lãnh thổ Việt Nam và ngược lại, nhiều kẻ phạm tội ở nước ngoài, đến Việt Nam với các vỏ bọc khác nhau vẫn không thể lọt lưới pháp luật. Năm 2010, Văn phòng Interpol tiếp nhận xử lý 146 lượt thông tin với 22 vụ việc, 26 đối tượng, cá nhân liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp hình sự. Các đơn vị nghiệp vụ Cảnh sát giải quyết tốt một số yêu cầu về tương trợ tư pháp hình sự của Cảnh sát nước ngoài như Mỹ, Anh, Singapore, Australia, New Zealand, Trung Quốc…

Các yêu cầu tương trợ tư pháp chủ yếu liên quan đến các vụ án giết người, bắt cóc tống tiền, rửa tiền, ma túy… của các băng nhóm tội phạm là người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài hoặc những vụ án liên quan đến một số cá nhân, tổ chức người nước ngoài ở Việt Nam.

Kết quả phối hợp điều tra, lấy lời khai, xác minh… của Cảnh sát Việt Nam đã hỗ trợ cho công tác điều tra của cảnh sát nhiều nước và các đơn vị nghiệp vụ trong nước cũng có điều kiện để mở rộng, chủ động điều tra khám phá các băng nhóm tội phạm, các đối tượng thường xuyên câu kết với đối tượng ở nước ngoài để phạm tội.

Đáng chú ý như việc phối hợp với Cảnh sát Vương quốc Anh thực hiện yêu cầu tương trợ liên quan đến việc đấu tranh hoạt động sản xuất ma túy và rửa tiền do Nguyễn Tammy và Nguyễn Trường Chinh thực hiện tại Anh. Theo kết quả điều tra vụ án của Cảnh sát Anh, hai đối tượng trên đã chuyển số tiền lớn về Việt Nam để thực hiện rửa tiền. Tổng cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm thực hiện các biện pháp tương trợ tư pháp đảm bảo các yêu cầu, được Cảnh sát Anh đánh giá cao.

Liên quan việc phối hợp xử lý đối tượng truy nã và dẫn độ, năm 2010 đã tiếp nhận, xử lý 403 lượt văn bản của 195 vụ việc, 230 đối tượng về hoạt động truy nã, dẫn độ. Các đơn vị nghiệp vụ của Tổng cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm và Công an một số địa phương phát hiện, bắt giữ và bàn giao cho Cảnh sát nước ngoài 13 đối tượng (bị Cảnh sát nước ngoài truy nã). Đồng thời, Việt Nam cũng phối hợp với Cảnh sát nước ngoài bắt giữ và đưa về Việt Nam xử lý nhiều đối tượng phạm tội tại Việt Nam bỏ trốn ra nước ngoài. Ngoài ra, nhiều đối tượng phạm tội tại Việt Nam bỏ trốn ra nước ngoài bị Interpol ra lệnh truy nã đỏ.

Thủ đoạn lẩn trốn của các đối tượng phạm tội người Việt Nam trốn ra nước ngoài thường ẩn ở một số nước giáp đường biên như Lào, Trung Quốc, Campuchia… Các đối tượng chạy trốn bằng đường tiểu mạch, sau đó sang các nước khác.

Các đối tượng người nước ngoài bị truy nã đỏ chủ yếu về các hành vi lừa đảo, giết người tại các nước như Hàn Quốc, Mỹ, Phần Lan, Ấn Độ… Các đối tượng này lợi dụng chính sách mở cửa của Việt Nam để vào Việt Nam lẩn trốn dưới các hình thức khác nhau, sau khi vào Việt Nam đã thực hiện các hoạt động làm ăn, kinh doanh, du lịch nhằm tạo vỏ bọc tránh sự phát hiện của các cơ quan thi hành pháp luật.

Trong số gần 400 lượt thông tin liên quan đến 87 vụ việc, 117 đối tượng về tội phạm hình sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, Interpol phối hợp cảnh sát nước ngoài xác minh làm rõ 61 vụ việc, 79 đối tượng hình sự. Kết quả xác minh là các tài liệu quan trọng cho các đơn vị trong phòng ngừa, đấu tranh với các hoạt động phạm tội về hình sự. Mới đây là cuộc truy bắt đối tượng truy nã Nguyễn Thiệu Quý, 37 tuổi, trú tại Nguyên Khê (Đông Anh, Hà Nội). Quý có lệnh truy nã đặc biệt về tội giết người của tổ chức Interpol.

Vấn đề nổi cộm tội phạm hình sự xuyên biên giới là hoạt động buôn bán phụ nữ trẻ em qua biên giới với thủ đoạn cũ: lừa đảo phụ nữ tại các vùng quê đưa sang Trung Quốc để tìm việc nhưng thực chất là bán vào các ổ mại dâm tại các tỉnh giáp biên của nước này. Thủ đoạn làm quen với các nạn nhân trên mạng Internet (chủ yếu là các cháu vị thành niên) cũng đang được các đối tượng triệt để khai thác. Điển hình vụ truy tìm và giải cứu nạn nhân Đỗ Thị Bình bị lừa bán sang Trung Quốc, sau đó Cảnh sát Trung Quốc đã tiến hành bàn giao nạn nhân cho phía Việt Nam.

Trong năm 2010 cũng nổi lên hoạt động làm giả các loại giấy tờ để xin thị thực của các Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam như Australia, cộng hòa Czech… Các đối tượng đăng tin có địa chỉ giao dịch trên mạng Internet và số điện thoại liên lạc, nhận làm các loại bằng cấp chứng chỉ và các giấy tờ chứng nhận khác. Về hình sự, xảy ra một số vụ việc liên quan đến người nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Canada, Malaysia, phạm các tội cướp, bắt cóc, trộm cắp tài sản, lạm dụng tình dục (như vụ Đại sứ quán Hàn Quốc đề nghị giải cứu công dân Yoon Ki Hoon, bị bắt cóc tống tiền tại Việt Nam, Văn phòng Interpol và Công an TP Hà Nội tiến hành giải cứu nạn nhân).

Cho đến nay, Việt Nam được coi là một trong những thành viên tích cực thực hiện Hiệp định tương trợ tư pháp ở ASEAN. Trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về hình sự, Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi trong việc triển khai thực thi Hiệp định, từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý và đầu tư nhân lực, vật lực để thực hiện hiệp định

Phan Đăng

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 23/11, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Điều khiền phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của Nước CHXHCN Việt Nam” của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ chức năng, đại lý hàng hải được chủ tàu ủy quyền, công ty bảo hiểm cũng đang phối hợp chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm môi trường và khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文