Vì sao đối tượng Phạm Thị Đoan Trang bị bắt?

08:21 14/10/2020
Phạm Thị Đoan Trang có mối liên hệ mật thiết với các tổ chức phản động lưu vong như “Việt Tân”, “VOICE”. Từ việc hình thành Mạng lưới blogger, cho đến việc tham gia đoàn vận động nhân quyền do Việt Tân vẽ ra nhằm phản đối Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc, nhằm vận động chính giới phương Tây gây áp lực để Việt Nam thay đổi chính sách nhân quyền…


Ngày 7/10, cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an TP Hà Nội đã chủ trì phối hợp với một số đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an TP Hồ Chí Minh, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét khẩn cấp đối với bị can Phạm Thị Đoan Trang (tại địa chỉ phòng 6 – lầu 1 – 372/36 đường Cách mạng Tháng Tám, phường 10, quận 3, TP Hồ Chí Minh) về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.

Cơ quan ANĐT Công an TP Hà Nội ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Phạm Thị Đoan Trang về tội: Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 và Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015. Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã ra Quyết định phê chuẩn các Quyết định của cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đối với bị can Phạm Thị Đoan Trang.

Đối tượng Phạm Thị Đoan Trang.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Phạm Thị Đoan Trang sinh ra trong một gia đình nền nếp, bố mẹ Trang đều là cán bộ nghỉ hưu, các anh trai của Trang đều là những người đang công tác tại các cơ quan Nhà nước. Bản thân Trang cũng được ăn học  đến nơi, đến chốn. 

Từ năm 1996-2000, Phạm Thị Đoan Trang học Đại học Ngoại thương Hà Nội. Từ năm 2000-2002, là phóng viên Báo điện tử Vnexpress; năm 2002-2004 là nhân viên Công ty quảng cáo HAKI Lê; năm 2002-2006, Trang là nhân viên Công ty Truyền hình kỹ thuật số VTC; 2006-2008, là cộng tác viên Báo Vietnamnet. 

Tháng 3/2010 đến tháng 1/2013, Phạm Thị Đoan Trang là phóng viên Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Đến tháng 1/2013, đối tượng xuất cảnh đi Philippines không xin phép nên bị kỷ luật buộc thôi việc. Chính thời gian này, Phạm Thị Đoan Trang đã bị tiêm nhiễm tư tưởng phản động, chống đối của số cầm đầu các tổ chức  phản động lưu vong.

Sau khi trở về nước, Phạm Thị Đoan Trang đóng vai “người bất đồng chính kiến”. Được sự tài trợ, cổ xúy của thế lực không thân thiện với Việt Nam trong chính giới phương Tây, các tổ chức nhân quyền cực đoan và một số đối tượng ảo tưởng chính trị ở bên ngoài, Phạm Thị Đoan Trang “nổi” lên là một trong những đối tượng cầm đầu nhóm “Mạng lưới blogger Việt Nam”. 

Phạm Thị Đoan Trang có mối liên hệ mật thiết với các tổ chức phản động lưu vong như “Việt Tân”, “VOICE”. Từ việc hình thành Mạng lưới blogger, cho đến việc tham gia đoàn vận động nhân quyền do Việt Tân vẽ ra nhằm phản đối Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc, nhằm vận động chính giới phương Tây gây áp lực để Việt Nam thay đổi chính sách nhân quyền…

Phạm Thị Đoan Trang thường xuyên cấu kết với các phần tử chống đối, phản động trong và ngoài nước; các hội, nhóm chống đối sử dụng chiêu trò “phản biện xã hội” để thể hiện chính kiến trước những sự kiện chính trị – xã hội của đất nước, các vấn đề đang được xã hội quan tâm nhưng thực chất là lợi dụng để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kích động, cổ súy các hành vi chống đối, biểu tình, vi phạm pháp luật nhằm chống Đảng, Nhà nước. 

Trang cùng Trịnh Hội – đối tượng cầm đầu VOICE lập ra cái gọi là “Luật khoa tạp chí”, tiếng là thuần phân tích hệ thống luật pháp các nước nhưng bạn đọc kiểu gì cũng sẽ nhìn vào nó có hơi hướng chống lại hệ thống luật pháp Việt Nam.

Không dừng lại ở đó, Phạm Thị Đoan Trang còn viết hàng trăm tài liệu nội dung xuyên tạc, phản động; thực hiện trên 50 lượt trả lời phỏng vấn các đài báo nước ngoài; viết, tán phát 10 cuốn sách có nội dung tuyên truyền xuyên tạc thực trạng dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, đả phá, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, hướng dẫn  "kỹ năng", cách thức đối phó với cơ quan An ninh như Cẩm nang truyền thông”, “Cẩm nang pháp lý dành cho các bạn hoạt động xã hội”, “Từ facebook xuống đường”. “Anh Ba Sàm”, “Bầu cử phi dân chủ ở Việt Nam”, “Chính trị bình dân”, “Toàn cảnh thảm họa môi trường Formosa ở Việt Nam”, “Phản kháng phi bạo lực”,"Học chính sách công qua chuyện luật khu”... kích động lật đổ chế độ.

Từ tháng 8/2018 đến nay, Phạm Thị Đoan Trang huy động các đối tượng phản động của VOICE ở trong nước thành lập trang fanpage “Nhà xuất bản Tự do” nhằm xuất bản các đầu sách “nâng cao dân trí” cho giới Dân chủ Việt. Với sự tài trợ của VOICE, Phạm Thị Đoan Trang cùng đám đàn em trong nhóm “Green Trees” gồm: Cao Vĩnh Thịnh, Nguyễn Trường Thịnh, Trần Vũ Anh Bình, Hoàng Thành Nhân, Đặng Vũ Lượng, Nguyễn Đình Hà tổ chức in lậu hàng ngàn cuốn sách. 

Thủ đoạn phát tán sách bẩn của Phạm Thị Đoan Trang là chuyển tài liệu qua email cho các tổ chức phản động ở nước ngoài chế bản, lên market, sau đó chuyển lại cho đối tượng trong nước để in lậu, phát tán (chủ yếu qua không gian mạng). Các đối tượng như: Nguyễn Duy Tân, Đặng Hữu Nam, mẹ con Cấn Thị Thêu…, trở thành đầu mối tích cực tiêu thụ và rao bán sách cho Trang.

Chính bởi những hoạt động chống phá quyết liệt như trên, Phạm Thị Đoan Trang là một trong những đối tượng được các thế lực thù địch bên ngoài hậu thuẫn mạnh mẽ nhất. 

Năm 2017, NGO PIN của Séc, là một tổ chức luôn có cái nhìn thù địch với Việt Nam đã công khai trao tặng đối tượng cái gọi là giải thưởng nhân quyền Homo Homini; năm 2019 được Tổ chức phóng viên không biên giới – RSF đề cử giải thưởng tự do báo chí. 

Chính vì thế ngay sau khi Phạm Thị Đoan Trang bị bắt, các tổ chức mang danh nhân quyền, tự do này đã lập tức giở lại các chiêu bài cũ, kêu gào, lên tiếng đòi trả tự do cho đối tượng này.

Mai Anh

Sau 11 ngày thi đấu sôi nổi, Đại hội Thể thao Cảnh sát và Lính cứu hỏa thế giới 2025 (WPFG 2025) vừa bế mạc. Đoàn CAND Việt Nam đã để lại dấu ấn với thành tích giành tổng cộng 25 huy chương các loại trong đó có 15 Huy chương Vàng.

Đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam và Cơ quan An ninh và Tư lệnh Cảnh sát Liên bang Brazil thống nhất tăng cường hợp tác trong phòng, chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, khủng bố quốc tế và tội phạm mạng, đồng thời đẩy mạnh chia sẻ thông tin, đào tạo cán bộ và phối hợp hành động vì an ninh khu vực và toàn cầu.

Bộ Tài chính mới đây đã có Văn bản số 10038/BTC-QLĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị nhiều nội dung nhằm bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả, đúng quy định lựa chọn nhà thầu tại gói thầu thi công Dự án xây dựng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Phước (cũ) nay là tỉnh Đồng Nai.

Sau vụ cháy khiến 8 người chết, 3 người bị thương xảy ra tại cư xá Độc Lập (hẻm 80, đường Đô Đốc Long, phường Phú Thọ Hòa, TP Hồ Chí Minh), chính quyền địa phương đã yêu cầu các hộ dân chiếm dụng hành lang cư xá, lắp đặt các “lồng sắt” ở các cửa sổ phải tháo dỡ, đề phòng cháy nổ…

Ông Nguyễn Xuân Kỳ, Chánh án TAND Hà Nội đề xuất TP hỗ trợ kinh phí sửa chữa, cải tạo các trụ sở tòa án nhân dân (TAND) cấp huyện hiện có để sử dụng làm trụ sở TAND khu vực; xem xét bố trí tạm thời các trụ sở dôi dư, trụ sở chưa sử dụng trên địa bàn làm nơi làm việc và xét xử.

Xác thực truy xuất nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế số. Các chuyên gia tin tưởng, bằng việc kết hợp công nghệ và các giải pháp đồng bộ, Việt Nam có thể tận dụng tối đa tiềm năng của truy xuất nguồn gốc để xây dựng một nền kinh tế số minh bạch, hiệu quả, và cạnh tranh.

Ngày 8/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra (lần 3, sau nhiều lần điều tra bổ sung) vụ án xảy ra tại chung cư Miếu Nổi phường Gia Định (phường 3, quận Bình Thạnh cũ). Trong kết luận lần này, số tiền cựu Trưởng ban quản trị chung cư Miếu Nổi và đồng phạm tham ô tài sản được xác định là 1,2 tỷ đồng (trước đó là 2,5 tỷ đồng).

Sáng 8/7, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Vũ Văn Vương (SN 1973, trú tại thôn Kim Long Trung, xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên (cũ), Hà Nội) và tuyên phạt bị cáo tử hình về tội “Giết người”. Vương là đối tượng đã ra tay thảm sát cả gia đình mình  đầu năm 2025 gây rúng động dư luận.

TP Huế có 1.132 căn nhà ở của các dự án (DA) bất động sản thuộc diện tồn kho. Thị trường bất động sản ở địa phương vẫn ảm đạm khi lượng giao dịch đất nền, nhà ở không tăng. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn rất cao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.