Xét xử "đại án" gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng:

Vợ Phạm Công Danh xin lại 3 tài sản trong khối tài sản bị kê biên

09:20 05/08/2016
Ngày 4-8, phiên tòa xét xử "đại án" gây thiệt hại trên 9.000 tỷ đồng nóng lên khi VKS tiếp tục mời bà Trần Ngọc Bích lên thẩm vấn xung quanh các khoản lãi ngoài hợp đồng mà Phạm Công Danh và các đồng phạm khai đã chi cho bà Bích.


Tại tòa, khi đại diện VKS đưa các chứng từ ký nhận tiền, trong đó có ghi rõ: “Nhận 9 tỉ đồng tiền trả lãi ngoài”. Sau khi xem lại chứng từ này, bà Bích cho rằng các chứng từ, bút lục đó đã được viết thêm vào chứ không phải chữ xác nhận của nhân viên Tân Hiệp Phát. Cụ thể, bà Bích đã chỉ ra cụ thể chứng từ nào có chữ ghi thêm, chứng từ nào giống với chứng từ nào nhưng không có chữ "chi lãi ngoài".

Ngoài ra, bà Bích còn khẳng định: "Tôi cũng có bằng chứng tôi không có yêu cầu chuyển số tiền 5.190 tỷ đồng không như lời anh Quyết (bị cáo Hoàng Đình Quyết - nguyên Phó Tổng giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc VNCB chi nhánh Lam Giang - PV) khai tại tòa. Tôi xin nộp đơn giải trình và các hồ sơ liên quan cho HĐXX xem xét". Sau khi nghe lời trình bày của bà Bích, HĐXX đề nghị bà cung cấp các tài liệu, chứng cứ thu thập được cùng văn bản giải trình nộp cho tòa xem xét.

Các bị cáo tại tòa.

Kết thúc phần xét hỏi khoản tiền 5.4190 tỷ đồng, VKS tiếp tục "xoay" bà Bích xung quanh các khoản hợp đồng mà bà Bích đại diện cho Công ty Number One Hà Nam ký kết với 2 công ty con của Phạm Công Danh (đây là những công ty ma, không có hoạt động kinh doanh gì được Danh lập ra để rút tiền của VNCB - PV). Bà Bích khai không biết 2 công ty đó là công ty con của Phạm Công Danh và cho rằng thời điểm đó cần phải mua vật liệu xây dựng để xây dựng nhà máy nên đã ký những hợp đồng mua bán (lên tới hàng trăm tỉ đồng) với chị Phạm Thị Trang (tức Trang "Phố Núi").

Khi được hỏi "có gặp gỡ đối tác bàn bạc tìm hiểu sao đó mới lý kết hợp đồng không?", bà Bích nói: "Tôi mua do Trang giới thiệu". VKS truy: "Trang giới thiệu nhưng Trang không thể ký hợp đồng vì chị Trang không phải là người đại diện công ty?", bà Bích đáp: "Khi chị Trang biết tôi có nhu cầu mua nên giới thiệu có công ty để bán. Tôi chỉ biết người bán là bên chị Trang. Sau đó, tôi có kiểm tra giấy phép kinh doanh...". Nghe bà Bích khai, lúc này bị cáo Danh ấm ức, giơ tay xin phát biểu, tuy nhiên không được Tòa cho phép.

Liên quan đến các hợp đồng giao dịch mua bán giữa bà Bích với các công ty con, VKS tiếp tục thẩm vấn giám đốc các công ty này. Tuy nhiên, tại tòa, các bị cáo và người đại diện hai công ty này thừa nhận chỉ đứng tên giám đốc giùm cho "sếp" Danh. Họ chỉ biết ký vào các giấy tờ, ủy nhiệm chi khống do các nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh đưa. Khi ký, họ cũng không đọc qua hợp đồng nên không biết nội dung như thế nào để trình bày trước tòa.

Để làm rõ số tài sản hơn 40 bất động sản của bị cáo Danh bị kê biên trong vụ án đang thế chấp trong các ngân hàng, cũng trong ngày hôm qua, HĐXX đã mời đại diện các cá nhân, ngân hàng liên quan, các cơ quan đại diện Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự để xét hỏi. Tại tòa, đại diện các ngân hàng có nhận tài sản thế chấp của Danh để đảm bảo cho các khoản vay, đều đề nghị HĐXX cho giải tỏa kê biên các tài sản này để ngân hàng quản lý và xử lý theo các hợp đồng tín dụng.

Liên quan đến một trong khối tài sản trên đang bị kê biên, tại tòa, bà Trần Ngọc Bích thừa nhận có làm công chứng nhận thế chấp tài sản là 2 thửa đất của công ty Thiên Thanh Long Hải (trực thuộc Công ty Thiên Thanh do vợ chồng bị cáo Danh đứng tên).

Trả lời câu hỏi của Tòa: "Trước khi công chứng, bà có quan hệ như thế nào với công ty này?", bà Bích khai: Ngày 11-10-2013, Phạm Thị Trang có ký hợp đồng vay bà khoản tiền 500 tỷ. Công ty Thiên Thanh Long Hải đứng ra đảm bảo khoản vay này, tài sản đảm bảo là 2 thửa đất ở Long Hải, trong đó có khối bất động sản khu du lịch Kỳ Vân (Long Hải). Theo bà Bích, các khoản hợp đồng này đã thanh toán xong, sau đó các khu đất trên tiếp tục thế chấp cho các khoản vay khác. Vì vậy, bà đề nghị HĐXX giải tỏa kê biên bất động sản khu du lịch Kỳ Vân.

 Sau phần trình bày của bà Bích, được HĐXX cho phát biểu, bị cáo Danh bức xúc: "Tôi rất bức xúc, trước phiên tòa công khai bà Bích rất nhiều lần khai không liên quan đến tôi nhưng lại ký, sử dụng tài sản của tôi mà cứ cho rằng đó là tài sản của bà Trang. Tên trên tài sản là của tôi mà vẫn khẳng định không biết tôi...

Về phần tài sản bị kê biên, bị cáo Danh thừa nhận toàn bộ là tài sản của vợ chồng ông, dù đứng tên ông hay vợ. Tuy nhiên, bị cáo xin HĐXX xem xét, quá trình phát triển Tập đoàn Thiên Thanh ông đã vay mượn rất nhiều tài sản của gia đình bên vợ. Đối với tài sản bị thu giữ trong người khi bị bắt giữ, Danh khai có 2 kỷ vật của vợ chồng ông đó là chiếc đồng hồ và chiếc nhẫn, ông xin HĐXX "xem xét".

Tại tòa, khi được HĐXX cho ý kiến, bà Quách Kim Chi (vợ bị cáo Danh) đồng ý cho các ngân hàng giải chấp các tài sản đang bị kê biên để xử lý theo tinh thần các hợp đồng tín dụng, còn số dư còn lại (nếu có) bà xin giữ lại phần của mình. Riêng 3 tài sản không bị thế chấp nhưng đang bị kê biên, bà Chi xin được giải tỏa kê biên nhận lại tài sản.

Cũng liên quan đến khối tài sản đang bị kê biên, ông Phạm Công Trung (em bị cáo Danh, người đang điều hành Tập đoàn Thiên Thanh) cũng đề nghị HĐXX giải tỏa kê biên toàn bộ toàn bộ tài sản của Tập đoàn Thiên Thanh và công ty con Thiên Thanh đang sở hữu đang thế chấp tại các ngân hàng để đảm bảo các khoản vay tín dụng chưa tất toán.

Số dư còn lại, ông Trung cũng đồng ý sẽ nộp lại để thi hành án. Đối với 45 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Quảng Ngãi của Công ty Việt Trung đang bị kê biên, tại tòa, ông Trung khẳng định đây là tài sản riêng của công ty mà ông có đến 60% cổ phần. "Trước 2014, anh em tôi độc lập về kinh tế. Sau khi vụ án xảy ra, tôi mới về tiếp quản Tập đoàn Thiên Thanh. Vì vậy, đề nghị HĐXX xem xét giải tỏa kê biên và trả lại đất này cho Công ty Việt Trung", ông Trung đề nghị.

Liên quan đến 124 sổ tiết kiệm của nhóm Trần Ngọc Bích đang bị kê biên, khi được HĐXX mời đại diện VNCB có ý kiến, ban đầu người đại diện ngân hàng này cho biết "sẵn sàng trả lại cho bà Bích nếu HĐXX tuyên".

Tuy nhiên, vào buổi chiều, đại diện ngân hàng này xin "sửa" lại câu trả lời: "không đồng ý trả lại 124 sổ tiết kiệm nếu như bà Bích không thực hiện tất cả các hợp đồng tín dụng đã vay trước đó". Trước các ý kiến của các cá nhân và đơn vị liên quan, HĐXX cho biết sẽ xem xét trong quá trình nghị án.

A. Huy

Ngày 17/1, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cho Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank) và Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) cho Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank).

Sau một ngày tạm nghỉ, sáng 17/1, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND tỉnh Khánh Hòa tiếp tục phiên xử vụ tranh chấp đòi lại tài sản gần 47 tỷ đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, giữa nguyên đơn Hồ Thị Thùy Dương (SN 1977, trú ở phường Cam Phú, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) với bị đơn là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank).

Từng hai lần vào tù về hai tội danh “Vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng” và "Chế tạo, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng” với tổng hình phạt 6 năm 6 tháng tù. Thế nhưng một gã thanh niên không muốn hoàn lương hướng thiện, mà tiếp tục lập "xưởng" chế tạo vũ khí trái phép nên đã sa lưới pháp luật lần thứ ba.

Ngày 17/1, nguồn tin của phóng viên cho hay, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân vừa ký Quyết định số 167/QĐ-BCT về việc miễn nhiệm chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thanh Hóa đối với ông Lữ Minh Thư theo Quy định số 41-QĐ/TW và Nghị định số 116/2024/NĐ-CP.

"Cách người Việt Nam tạo ra mối liên kết với gia đình, với quê hương hoặc làng quê trong Tết nguyên đán và kết nối với truyền thống cùng lịch sử của đất nước thực sự quan trọng. Điều khiến tôi ấn tượng về Tết nữa là cách mà dịp lễ này tượng trưng cho sự đổi mới", Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Iain Frew nhấn mạnh.

Sáng 17/1, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan. Sang ngày xét xử thứ hai, đại diện Viện kiểm sát đã trình bày quan điểm giải quyết vụ án và mức hình phạt đối với từng bị cáo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.