Vụ gian lận điểm thi ở Sơn La: Đủ căn cứ chứng minh việc đưa và nhận hối lộ

19:29 25/05/2020
Chiều 25/5, phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo trong vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Sơn La tiếp tục với phần đối đáp giữa đại diện Viện KSND tỉnh Sơn La thực hành quyền công tố với các bị cáo và luật sư bào chữa.

Đại diện Viện kiểm sát cho biết, đây là vụ án phức tạp, ban đầu mới cơ quan điều tra khởi tố 7 bị can, sau khi trả hồ sơ đã khởi tố bổ sung 5 bị can nữa về các tội “Đưa hối lộ” và “Nhận hối lộ”.

Liên quan hành vi phạm tội của bị cáo Lò Văn Huynh (cựu Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La), đại diện Viện kiểm sát khẳng định, quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo Huynh thành khẩn khai báo về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Bị cáo cũng thừa nhận tình tiết phạm tội nhiều lần.

Bị cáo Nguyễn Minh Khoa.

“Căn cứ để truy tố bị cáo Huynh về hành vi nhận hối lộ số tiền 1 tỷ đồng là lời khai ban đầu của bị cáo tại cơ quan điều tra Bị cáo Huynh khai, đã nhận tiền vào tối 13/6/2018 khi Nguyễn Minh Khoa (cựu Phó trưởng Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La) đến nhà đưa bị cáo 1 tỷ đồng với các mệnh giá tiền 500.000 và 200.000 đồng”,Viện kiểm sát xác định.

Bị cáo Lò Văn Huynh.

Ngoài ra, đại diện Viện kiểm sát còn dẫn chứng chi tiết lời khai của bị cáo Huynh về bị cáo Khoa liên quan đến số tiền nhận hối lộ: “Em có một số thí sinh con em bạn bè, người quen nhờ anh giúp để đỗ vào trường Công an. Nếu được sẽ gửi 700 triệu đồng mỗi thí sinh và đưa trước 1 tỷ đồng”.

Sau khi vụ án khởi tố, em vợ bị cáo Huynh là anh Lê Thanh Sơn đến nhà Huynh nên Huynh nhờ anh Sơn giữ hộ anh 1 tỷ đồng để trả cho bị cáo Khoa. Huynh dặn anh Sơn “khi nào anh gọi điện thì mới thực hiện”. Tại cơ quan điều tra, anh Sơn khẳng định, đã mở xem bọc tiền và thấy bên trong có 2 loại mệnh giá 500.000 và 200.000.

Đến ngày 7/1/2019, anh Sơn nộp 1 tỷ đồng cho cơ quan điều tra. Tại biên bản giao nhận, anh Sơn trình bày, đó là số tiền anh Huynh đưa giữ hộ.

Đại diện Viện KSND tỉnh Sơn La đối đáp tại phiên toà.

“Một căn cứ nữa để khẳng định việc bị cáo Huynh và bị cáo Khoa đã đưa và nhận hối lộ số tiền 1 tỷ đồng là việc bị cáo Huynh đã vẽ sơ đồ vị trí mô tả việc bị cáo Khoa đến nhà mình đưa tiền, vị trí Khoa đặt túi tiền trên ghế như thế nào”, đại diện Viện kiểm sát nêu rõ. Về nguồn gốc số tiền 1 tỷ đồng, đại diện Viện kiểm sát cho biết, kết quả điều tra của cơ quan điều tra xác định, cuối năm 2017, vợ chồng bị cáo Huynh tiết kiệm được 250 triệu.

Trong khi đó, bị cáo Huynh khai, khoản tiết kiệm là 1,25 tỷ đồng. Như vậy, bị cáo Huynh không lý giải được vì sao có sự chênh lệch con số 1 tỷ đồng (?). Còn việc bị cáo Huynh khai, đưa 1 tỷ đồng cho anh Sơn là tiền bán đất ở Ninh Bình và tiền tiết kiệm, Viện kiểm sát có đủ căn cứ khẳng định, đây là tiền mà bị cáo Huynh đã nhận từ bị cáo Khoa.

Bị cáo Trần Xuân Yến.

Tự bào chữa cho mình, bị cáo Trần Xuân Yến (cựu Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La) không đồng tình với cáo buộc của đại diện Viện kiểm sát cho rằng, hành vi nhờ nâng điểm cho 13 thí sinh của bị cáo đã phạm vào tội lợi dụng chức quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Bị cáo Yến cho rằng, Viện kiểm sát cáo buộc bị cáo phải chịu trách nhiệm chính giám sát thành viên Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm và chịu trách nhiệm kết quả bài thi là không có cơ sở pháp lý.

“Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, Thông tư số 04 của Bộ GD&ĐT quy định, quá trình chấm thi phải bố trí bộ phận giám sát gồm Công an và Thanh tra. Như vậy thì bị cáo là đối tượng được giám sát, không phải người giám sát. Thông tư 04 của Bộ GD&ĐT cũng không có điều khoản nào quy định, bị cáo phải chịu trách nhiệm về kết quả chấm thi”, bị cáo Yến trình bày.

Tự bào chữa về cáo buộc đã chỉ đạo bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga (cựu chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La) xóa dữ liệu máy tính liên quan việc nâng điểm thi sau khi có đoàn thanh tra, bị cáo Yến cũng bác bỏ luận tội của đại diện Viện kiểm sát.

Bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga.

Đối đáp với bị cáo Yến, đại diện Viện kiểm sát khẳng định, quá trình điều tra, bị cáo Yến khai nhận phù hợp với lời khai của các bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga, bị cáo Đặng Hữu Thủy (cựu Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu) và bị cáo Cầm Thị Bun Sọn (cựu Phó trưởng Phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La) về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, với tình tiết phạm tội nhiều lần.

“Lời khai của bị cáo Yến thể hiện, bị cáo đã đồng thuận cho các bị cáo khác rút bài thi nhằm nâng điểm cho các thí sinh. Sau đó, quét lại kết quả các bài thi đã sửa để cập nhật vào máy tính. Lời khai của bị cáo Yến và các bị cáo khác, cũng như nhiều tài liệu liên quan xác định, bị cáo đã không chỉ đạo niêm phong bài thi sau khi thi.

Chỉ đến chiều 4/7/2018, bị cáo Yến mới ban hành quy định niêm phong khi các bài thi đã được sửa nâng điểm”, đại diện Viện kiểm sát nhấn mạnh.

Đại diện Viện kiểm sát nói tiếp, khi đoàn công tác của Bộ GD&ĐT lên Sơn La thanh tra, bị cáo Yến đã mang các bộ đĩa CD ra nghĩa trang để đốt tiêu hủy nhằm phi tang.

Nhưng khi khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra đã thu được các mẫu than liên quan đến hành vi vi phạm của bị cáo Yến. Quá trình điều tra, bị cáo Yến cũng thừa nhận 6 sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 ở tỉnh Sơn La.

Nguyễn Hưng

Với vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Cổ phần dược Sơn Lâm, bị can Phạm Văn Cách đã có hành vi cấu kết với bị can Nguyễn Mạnh Quyền, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần y dược LanQ, dùng thủ đoạn gian dối, lừa đảo chiếm đoạt hơn 18 tỷ đồng của Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang và của người dân cùng chi trả. 

Ngày 12/5, Đội CSGT số 14 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) triển khai tổ công tác thực hiện kế hoạch tuần tra đảm bảo TTATGT tại địa bàn quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì (Hà Nội), trong đó tập trung xử lý vi phạm đối với các phương tiện xe ba gác, xe tự chế chở hàng hóa cồng kềnh gây mất ATGT khiến người dân bức xúc.

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an đang điều tra vụ án "Tổ chức đánh bạc; đánh bạc" xảy ra tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố. Để phục vụ công tác điều tra vụ án, Cơ quan ANĐT Bộ Công an tiếp tục kêu gọi các cá nhân ra trình diện, hợp tác với Cơ quan ANĐT Bộ Công an, làm rõ các nội dung có liên quan đến vụ án để được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật

Chiều 12/5, Thượng tá Huỳnh Minh Thơ, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Hậu Giang cho biết đơn vị vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh triệt phá 2 nhóm thanh niên đánh nhau, thu giữ nhiều súng, ma túy và hung khí nguy hiểm. 

Liên quan vụ sụp lún đường dẫn cầu Hòa Bình xảy ra trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Khu Quản lý đường bộ IV và Sở Xây dựng tỉnh Tây Ninh, yêu cầu khắc phục giao thông để đảm bảo an toàn, thông suốt. Công an tỉnh Tây Ninh đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng khác điều tra, trưng cầu giám định để làm rõ chất lượng công trình.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An. Trong đó, bị can Phạm Thái Hà (cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cựu Trợ lý Chủ tịch Quốc hội) bị cáo buộc gây thiệt hại cho Nhà nước 96,8 tỷ đồng và hưởng lợi 750 triệu đồng.

Mấy năm trong công cuộc "đốt lò", xảy ra bao chuyện bi hài. Không ít vị lãnh đạo mới hôm qua còn "lên lớp" khuyên răn cán bộ, đảng viên, nhất là thế hệ trẻ phải trọng chữ đức, phải liêm, chính, không tham ô, tham nhũng, không suy thoái, vậy mà hôm sau bị khui lộ biết bao chuyện giật mình. Trong hội thảo, hội nghị, những bài học về giáo dục đạo đức, liêm, chính vẫn diễn ra đều đặn, người học vẫn mải miết học, người dạy say sưa dạy, nhưng ngoài đời dường như nhiều người lại coi việc dạy và làm là hai phạm trù tách biệt nhau.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.