Xét xử đối tượng hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

15:35 10/04/2018
Ngày 10-4, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đã mở phiên tòa sơ thẩm hình sự xét xử vụ án "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79, Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009 với đối tượng Nguyễn Văn Túc, 55 tuổi, hộ khẩu thường trú tại thôn Cổ Dũng 1, xã Đông La, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Nguyễn Văn Túc sinh ra trong gia đình và bản thân làm nghề nông. Từ năm 1982 đến năm 1985, Nguyễn Văn Túc tham gia nghĩa vụ quân sự; sau khi xuất ngũ về làm nghề đạp xích lô, xe ôm ở khu vực cầu Nguyễn, thị trấn Đông Hưng. 

Năm 1997 diễn ra hoạt động khiếu kiện ở địa phương nên Nguyễn Văn Túc bắt đầu tham gia khiếu kiện, nhất là khiếu kiện liên quan đến đất đai, thực hiện chính sách an sinh xã hội khi xây dựng cụm công nghiệp Đông La - Đông Hưng. Hoạt động khiếu kiện của Nguyễn Văn Túc mang tính cố chấp, kéo dài đã bị các đối tượng phản động trong, ngoài nước lôi kéo, kích động, mua chuộc nên từ đối tượng khiếu kiện cố chấp, Nguyễn Văn Túc chuyển sang bất mãn chế độ và hoạt động chống phá ngày càng tích cực hơn.

Bị cáo Nguyễn Văn Túc trước Hội đồng xét xử.

Từ năm 2006, Nguyễn Văn Túc bị các đối tượng phản động trong, ngoài nước vận động tham gia "Đảng Dân chủ 21", "Hội dân oan", "Nhóm dân chủ", "Khối 8406"... và hỗ trợ vật chất, khích lệ tinh thần nhằm tạo dựng Nguyễn Văn Túc thành “ngọn cờ” để tập hợp, phát triển lực lượng từ những đối tượng khiếu kiện cố chấp, có tư tưởng bất mãn, chán ghét chế độ tiến hành các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.

Tháng 12-2007, Túc tham gia tuần hành, biểu tình tại Hà Nội; trả lời phỏng vấn đài báo nước ngoài; viết và tán phát bài viết có nội dung xấu lên mạng internet. Ngày 16-8 và 7-9-2008, Nguyễn Văn Túc cùng 5 đối tượng treo khẩu hiệu và rải truyền đơn phản động ở Hải Phòng và Hải Dương.

Ngày 10-9-2008, bị Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, sau đó bị Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xử tuyên phạt 4 năm tù giam và phạt quản chế 3 năm tại địa phương. Trong thời gian chấp hành án phạt tù, Nguyễn Văn Túc không chấp hành nội quy của trại giam, qua các lần phân loại đều bị xếp loại kém.

Hội đồng xét xử vụ án Nguyễn Văn Túc.

Ngày 10-9-2012, Nguyễn Văn Túc hết hạn án phạt tù giam, Trại giam Hà Nam bàn giao Nguyễn Văn Túc cho chính quyền xã Đông La tiếp nhận thực hiện án phạt quản chế 3 năm. Từ khi về địa phương, Nguyễn Văn Túc có nhiều hoạt động chống đối, liên tục vi phạm nghĩa vụ của người chấp hành án phạt quản chế, công khai thái độ chống đối, coi thường pháp luật, núp danh nghĩa tuyên bố sẽ đấu tranh vì "dân chủ, nhân quyền" để chống Đảng, chế độ đến cùng.

Thường xuyên sử dụng mạng internet (facebook, skype...) để liên lạc, hội luận; đăng tải các tài liệu có nội dung xấu; nhiều lần vi phạm án phạt quản chế tự đi khỏi địa phương gặp gỡ các đối tượng chống đối chính trị và tham gia biểu tình ở Hà Nội; lợi dụng các vấn đề sai phạm của công ty cổ phần điện năng Đông La, công ty cổ phần nước Đông Hưng kích động người dân xã Đông La thường xuyên đến Ủy ban nhân dân huyện, xã khiếu kiện.

Tháng 2-2014, Nguyễn Văn Túc tham gia hoạt động trong “Hội anh em dân chủ”. “Hội anh em dân chủ” là hội trái pháp luật, mục đích của “Hội anh em dân chủ” là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thay đổi thể chế chính trị xã hội hiện tại của Việt Nam từ Trung ương đến địa phương bằng thể chế chính trị xã hội khác, đe dọa đến sự tồn vong của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự tồn tại vững mạnh của chính quyền nhân dân. Với quá khứ đã từng bị xử lý về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, thành viên của tổ chức khủng bố "Việt Tân", tích cực trong các hoạt động khiếu kiện, tham gia tuần hành, biểu tình, Nguyễn Văn Túc nhanh chóng được các đối tượng trong “Hội anh em dân chủ” tin tưởng.

Thời gian đầu Nguyễn Văn Túc được phân công làm Trưởng nhóm ở địa bàn Thái Bình, sau đó được đề cử bầu làm Phó Ban đại diện "Hội anh em dân chủ" miền Bắc, nhiệm kỳ 2017-2019, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất của "Hội anh em dân chủ".

Từ tháng 5-2017, Túc cùng các đối tượng trong "Hội anh em dân chủ" tổ chức khóa huấn luyện trực tuyến K15 đào tạo về "xã hội dân sự, dân chủ, nhân quyền" thực chất là dạy các kỹ năng hoạt động chống Nhà nước vào tối thứ bảy hàng tuần với thời gian 5 tháng, Nguyễn Văn Túc là "giảng viên" chính. Sau khi 7 đối tượng cốt cán “Hội anh em dân chủ” bị khởi tố, bắt tạm giam, Nguyễn Văn Túc được tạm phân công điều hành “Hội anh em dân chủ”.

Trước các hoạt động chống đối của Nguyễn Văn Túc, ngày 1-9-2017, Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Túc về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 - Bộ luật hình sự.

Ngày 10-4-2018, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Văn Túc, phiên tòa diễn ra theo đúng trình tự, quy định của pháp luật, an ninh trật tự được đảm bảo. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt Nguyễn Văn Túc 13 năm tù giam về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", theo Khoản 1, Điều 79 Bộ luật hình sự năm 1999; phạt quản chế bị cáo 5 năm tại địa phương nơi bị cáo cư trú trước khi phạm tội kể từ khi chấp hành xong hình phạt tù.

Bản án thích đáng dành cho bị cáo thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật và là lời cảnh tỉnh cho những kẻ đang đi ngược lại lợi ích của nhân dân, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước. 

B.Vân

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文