Xét xử giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh cùng các đồng phạm

10:01 04/01/2018
Theo kế hoạch, ngày 8-1, TAND TP Hồ Chí Minh sẽ mở phiên toà xét xử giai đoạn 2, vụ án Phạm Công Danh (53 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng (VNCB), Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) và các đồng phạm.

Liên quan đến vụ án này có đến 46 bị can bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", trong số đó 2 bị can "cộm cán" là ông Trầm Bê (59 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT Sacombank) và Phan Huy Khang (45 tuổi, nguyên TGĐ Sacombank).

Liên quan trong vụ án, có 7 ngân hàng và hàng chục công ty và gần 200 người được toà triệu tập với vai trò đại diện đơn vị có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Theo cáo trạng, sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận chủ trương phương án tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Đại Tín (sau đổi tên là VNCB), Phạm Công Danh đã nắm quyền kiểm soát, chi phối ngân hàng trong khi ngân hàng này đang bị Ngân hàng Nhà nước đặt vào tình trạng kiểm soát và mọi giao dịch có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên đều phải có ý kiến của Tổ giám sát Ngân hàng Nhà nước.

Do có nhu cầu cần tiền để sử dụng, lợi dụng là người nắm quyền chi phối ngân hàng, Danh đã chỉ đạo cấp dưới dùng pháp nhân 29 công ty do Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân đứng tên hồ sơ vay vốn tại 3 ngân hàng. Sau đó, Danh dùng tiền gửi của VNCB tại các ngân hàng này để cầm cố và trả nợ thay, gây thiệt hại cho VNCB trên 6.126 tỷ đồng.

Liên đới chịu trách nhiệm trong việc gây thất thoát cho VNCB, cáo trạng xác định hai cựu lãnh đạo Sacombank đã trực tiếp gây thiệt hại cho VNCB số tiền 1.835 tỷ đồng.

Theo đó, để có nguồn tiền thanh toán cho khoản vay 1.700 tỷ đồng tại một số ngân hàng khác, giữa tháng 4-2013, Danh trực tiếp đến trụ sở Sacombank (quận 3, TP Hồ Chí Minh) gặp ông Trầm Bê đặt vấn đề vay 2.000 tỷ đồng. Trầm Bê và Khang thống nhất Sacombank sẽ cho Danh vay tối đa 1.800 tỷ đồng.

Phạm Công Danh (hàng đầu, bìa trái) và các đồng phạm tại phiên toà vào năm 2016.

Để hợp thức hồ sơ vay có bảo lãnh của VNCB, ngày 24-4-2013, Mai Hữu Khương (nguyên thành viên HĐQT, nguyên GĐ VNCB chi nhánh Sài Gòn) lập biên bản họp HĐQT VNCB về việc bảo lãnh cho khách hàng vay vốn tại Sacombank. Ngày 25-4-2013, Danh và các thành viên HĐQT ký biên bản họp chấp thuận cử Phan Thành Mai (nguyên TGĐ VNCB) đứng tên chủ tài khoản và ký trên các chứng từ giao dịch liên quan đến tài khoản VNCB tại Sacombank - chi nhánh quận 8 và Hưng Đạo.

Cùng ngày, Trầm Bê ký duyệt hai tờ trình của Sacombank về việc chấp thuận chủ trương cấp tín dụng cho Công ty Nhất Nhất Vinh 250 tỷ đồng, Công ty Quốc Thắng 350 tỷ đồng, thời hạn 12 tháng. Sau đó, hai tờ trình này được hợp thức hoá bằng hai tờ trình ngày 24-4-2013 để đối phó với cơ quan chức năng…

Ngay sau khi hợp đồng hoàn thiện, Phan Thành Mai ký lệnh điều chuyển vốn từ Hội sở chính VNCB đến tài khoản của VNCB tại Sacombank chi nhánh quận 8 số tiền 1.236 tỷ đồng và Sacombank chi nhánh Hưng Đạo 618 tỷ đồng để vay số tiền 1.800 tỷ đồng (số tiền chênh lệch là tiền lãi Sacombank tính lãi khi hết hạn vay 12 tháng, Sacombank chủ động thu đủ cả gốc cả lãi).

Sau khi VNCB chuyển số tiền trên để giải ngân cho 6 công ty toàn bộ khoản vay 1.800 tỷ đồng tại Sacombank đã được chuyển vào tài khoản của Phạm Công Danh. Số tiền này, Danh sử dụng trả nợ cho các khoản vay hơn 1.633 tỷ đồng, còn lại hơn 166 tỷ đồng Danh sử dụng cùng các khoản tiền khác.

Đến ngày 26-4-2014, do hết hạn hợp đồng tín dụng Sacombank đã tự động thu nợ 1.835,8 tỷ đồng (cả gốc và lãi) từ tiền gửi của VNCB tại Sacombank để thu hồi nợ, đồng thời gửi thông báo cho VNCB và 6 công ty trên được biết. Do 6 công ty không có tài sản đảm bảo nên VNCB không thu hồi được số tiền gửi đã dùng để trả nợ thay cho các công ty, gây thiệt hại cho VNCB.

A.Huy

Tại bản án sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn giai đoạn 1, Hội đồng xét xử TAND TP Hồ Chí Minh đã yêu cầu nhiều doanh nghiệp nộp hàng ngàn tỷ đồng về Cục Thi hành án dân sự TP Hồ Chí Minh để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trong toàn bộ vụ án.

Ngày 13/5, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, khoảng 15h chiều nay tại khu vực khai thác thuộc Công ty than Quang Hanh (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) đã xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 3 công nhân tử vong và 1 công nhân bị thương.

Tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Sơn La, chiều 13/5, Đoàn Công tác của Bộ Công an do Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc với Công an tỉnh về công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng, công tác bảo đảm ANTT.

Phần mềm phòng chống lừa đảo cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được Hiệp hội an ninh mạng quốc gia đặt kế hoạch hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2024. Đây là dự án mang tính cộng đồng, phi lợi nhuận, không sử dụng ngân sách nhà nước, kinh phí được huy động từ nguồn tài trợ xã hội.

Ngày 13/5, Viện KSND huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai đã ra cáo trạng truy tố bị can Lê Dương (SN 1991) Phó giám đốc Công ty TNHH Thành Bưởi về tội “Điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”, đồng thời truy tố tài xế Hoàng Văn Tính (SN 1986) về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”…

Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Công an tỉnh, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An vừa chủ trì, phối hợp cục nghiệp vụ Bộ Công an, phòng nghiệp vụ Công an tỉnh và Công an các đơn vị, địa phương phá chuyên án, bắt giữ 21 đối tượng sử dụng công nghệ cao để đánh bạc bằng hình thức đánh lô, đề.

Ngày 13/5, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thông tin vừa có văn bản khẩn yêu cầu các bệnh viện công lập và ngoài công lập, các trung tâm y tế và phòng y tế quận, huyện, TP Thủ Đức rà soát, cung cấp thông tin về lịch khám chữa bệnh (nếu có) của 3 người trong vụ án hình sự loạn luân ở Tịnh thất Bồng Lai - Long An.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文