Xét xử vợ Đường “Nhuệ” và nhóm cán bộ sai phạm trong đấu giá đất

11:16 18/09/2020
Bị cáo Nguyễn Thị Dương, Giám đốc Công ty TNHH Bất động sản Đường Dương (vợ Nguyễn Xuân Đường, tức Đường “Nhuệ”, SN 1980, trú tại phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình) bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.


Sáng 18/9, TAND tỉnh Thái Bình mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thị Dương, Giám đốc Công ty TNHH Bất động sản Đường Dương (vợ Nguyễn Xuân Đường, tức Đường “Nhuệ”, SN 1980, trú tại phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình) bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Bị cáo Nguyễn Thị Dương tại phiên xử. 

Cùng hầu toà với bị cáo Nguyễn Thị Dương là nhóm cựu cán bộ gồm: Phạm Văn Hiệp (SN 1984, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản, Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình), Vũ Gia Thành (SN 1977, Đấu giá viên Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản, Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình), Trịnh Thị Minh Thúy (SN 1970, Trưởng phòng Quản lý và Phát triển quỹ đất, Trung tâm Phát triển quỹ đất và Kỹ thuật tài nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình) và Hà Văn Dũng (SN 1984, nhân viên Trung tâm Phát triển quỹ đất và Kỹ thuật tài nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình).

Nguyễn Xuân Đường, Đào Văn Bằng và Phạm Xuân Hòa (đều ở thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình) là 3 bị cáo trong vụ cố ý gây thương tích do hành hung anh Trịnh Ngọc Anh (26 tuổi, nhân viên Nhà xe Phúc Cường, tỉnh Thái Bình sau khi xảy ra mâu thuẫn trong việc gửi và nhận hàng vừa bị TAND tỉnh Thái Bình tuyên phạt án tù cũng được HĐXX triệu tập đến phiên toà này với tư cách là người liên quan đến vụ án.

Nhóm bị cáo là cựu cán bộ trung tâm đấu giá đất Thái Bình.  

Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Thái Bình, Dương quen bà Nguyễn Thị Hạnh (54 tuổi, ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình). Tháng 12/2019, bà Hạnh nhờ Dương mua lô đất số 9 trong 10 lô đất đấu giá ở phường Bồ Xuyên, thành phố Thái Bình. 

Ngày 20/12/2019, khi Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản, Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình thông báo tổ chức bán đấu giá lô đất trên, Dương đã làm hồ sơ đứng tên bà Hạnh và một người khác. Sau đó, Dương biết bà Hạnh không trúng đấu giá nên nhờ nhóm cán bộ liên quan việc đấu giá thay đổi kết quả. 

Thực hiện ý định này, Dương và Đường “Nhuệ” tìm gặp đặt vấn đề trả anh Vũ Thành Đạt (ở Thái Bình, người trúng đấu giá lô đất trên) 20 triệu đồng nếu anh Đạt từ bỏ lô đất này. Do anh Đạt từ chối nên Dương cầm cốc nước chè hất vào mặt anh Đạt. Còn nhóm đàn em đi cùng vợ chồng Đường- Dương đã đánh anh Đạt thị uy. Trước sự đe dọa của vợ chồng Đường- Dương và nhóm đàn em đi cùng, anh Đạt buộc phải đồng ý nhượng lại đất trúng đấu giá cho bà Hạnh.

Sau khi hoàn tất đấu giá, Dương đưa cho nhóm cán bộ trung tâm đấu giá một số phong bì, mỗi phong bì 500.000 đồng. Từ đó, nhóm cán bộ trung tâm đấu giá hướng dẫn bà Hạnh làm thủ tục thay đổi tên người trúng đấu giá lô đất số 9 (phường Bồ Xuyên, thành phố Thái Bình) từ anh Đạt sang bà Hạnh. Quá trình điều tra, Dương khai tự nguyện đưa phong bì cho nhóm cán bộ trung tâm đấu giá để bồi dưỡng cơm trưa, cảm ơn việc cho bà Hạnh trúng đấu giá lô đất số 9. 

Đường “Nhuệ” tại phiên toà với tư cách là người có nghĩa vụ liên quan.

Đối với Nguyễn Xuân Đường, cáo trạng xác định, Đường không trực tiếp xâm hại sức khỏe anh Đạt nhưng có dùng lời nói đe dọa, ép anh Đạt phải từ bỏ kết quả trúng đấu giá lô đất số 9. Đường chỉ làm theo ý muốn của Dương, không đồng phạm với những người có chức vụ và quyền hạn. Do đó Viện kiểm sát không buộc tội Đường trong vụ án này.

Trước khi phiên toà này diễn ra, ngày 18/8/2020, TAND TP Thái Bình tuyên phạt Đường “Nhuệ” 2 năm 6 tháng tù về tội cố ý gây thương tích trong vụ đánh người tại trụ sở Công an phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình. Tiếp đến, ngày 25/8/2020, TAND tỉnh Thái Bình xét xử vợ chồng Đường- Dương trong một vụ án cố ý gây thương tích khác do hành hung một phụ xe khách. Tại phiên toà này, vợ chồng Đường- Dương lần lượt bị tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù và 3 năm tù. Ngoài ra, vợ chồng Đường – Dương còn liên quan vụ đòi tiền bảo kê dịch vụ hỏa táng năm 2017. Vụ án này đang trong quá trình điều tra.

Phiên toà xét xử vụ án dự kiến diễn ra một ngày.

Nguyễn Hưng

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文