Xét xử vụ lừa đảo 966 tỷ đồng

10:12 22/10/2015
Theo kế hoạch, ngày 22/10, TAND TP Hồ Chí Minh mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, "lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản", “cố ý làm trái...” với số tiền gây thiệt hại của Nhà nước lên tới 966 tỷ đồng.

Trong số 11 bị can sẽ bị tòa đưa ra xét xử có 6 bị cáo nguyên là tổng giám đốc, giám đốc của các công ty, ngân hàng gồm: Dương Thanh Cường (49 tuổi, nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Bình Phát), Lê Thành Công (61 tuổi, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Dệt kim Đông Phương), Thái Cường (46 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Tấn Phát), Đỗ Trọng Nhân (S51 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Siêu mẫu Việt), Hồ Đăng Trung (62 tuổi, nguyên Giám đốc một chi nhánh ngân hàng tại TP Hồ Chí Minh)...

Theo cáo trạng, thực hiện chủ trương di dời các nhà máy ra khỏi thành phố của UBND TP Hồ Chí Minh, tháng 12/2006, Lê Thành Công (Giám đốc Công ty Dệt kim Đông Phương, 100% vốn Nhà nước) đã ký hợp đồng liên doanh với Công ty cổ phần Bất động sản Phương Nam để hợp tác kinh doanh xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ và chung cư cao tầng số 10 Âu Cơ, phường 17, quận Tân Bình. Theo phụ lục hợp đồng, Công ty Đông Phương góp vốn 10%, Công ty Phương Nam góp vốn 90%. 

Bị cáo Dương Thanh Cường trong một phiên tòa trước đây.

Tháng 6/2007, Công ty Phương Nam đồng ý chuyển nhượng 80% vốn góp cho Công ty cổ phần Xây dựng thương mại Bình Phát do Dương Thanh Cường làm Giám đốc tham gia cùng thực hiện dự án trên. Để có tiền kinh doanh, Dương Thanh Cường chỉ đạo Thái Cường (Giám đốc Công ty Tấn Phát, công ty con do Thanh Cường thành lập) lập hồ sơ vay 170 tỷ đồng của ngân hàng, thế chấp bằng quyền sử dụng đất tại số 10 đường Âu Cơ của Công ty Đông Phương cùng với bất động sản tại 44 đường An Dương Vương (quận 8) do công ty của Cường đứng tên. 

Sau đó, Thanh Cường chỉ đạo Thái Cường mượn lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 10 Âu Cơ để làm thủ tục chuyển đổi sở hữu quyền sử dụng đất nhưng thực tế là Thanh Cường đem thế chấp tại một ngân hàng khác để vay tiền. Đến hạn, do không có tiền trả cho ngân hàng, Thanh Cường đã bán tài sản số 44 An Dương Vương để trả nợ nhưng vẫn còn nợ trên 44 tỷ đồng.

Ngoài phi vụ nói trên, Thanh Cường còn chỉ đạo Lê Văn Tuấn (Giám đốc Công ty Thanh Phát, một công ty con khác của y) lập hồ sơ vay 628 tỷ đồng của ngân hàng nói trên bằng 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh và 3 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các quận 12, Bình Tân và quận 8. 

Khi biết dự án không được phê duyệt, ngân hàng còn đang giải ngân thì Cường tiếp tục dùng thủ đoạn gian dối, chỉ đạo Lê Sơn Hùng (nguyên Giám đốc Công ty Thanh Phát) làm thủ tục mượn 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã thế chấp đem ra ngân hàng khác vay tiền sau đó gán nợ luôn. Với thủ đoạn gian dối như trên, Thanh Cường cùng đồng bọn đã chiếm đoạt số tiền trên 966 tỷ đồng của Nhà nước.

Theo cơ quan công tố, để Nhà nước thất thoát số tiền là một phần trách nhiệm của Hồ Đăng Trung cùng các thuộc cấp. Quá trình thực hiện cho vay, những người này đã tự ý cho vay vượt quyền phán quyết, lấy quyết định nâng quyền phán quyết của dự án khác đưa vào hợp thức hóa hồ sơ vay, ký hợp đồng thế chấp tài sản là tài sản không được thế chấp, không đăng ký giao dịch bảo đảm, không công chứng, giải ngân không theo hợp đồng cho vay, cho mượn tài sản thế chấp không có bất kỳ biện pháp phòng ngừa rủi ro...

Đối với Lê Thành Công, quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, người này được cho là đã có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi cho Công ty Bình Phát vay 10 tỷ đồng trái quy định về quản lý vốn của doanh nghiệp Nhà nước. 

Lợi dụng việc này, Công đã yêu cầu Công ty Bình Phát và Dương Thanh Cường phải chi trả 500 triệu đồng. Ngoài ra, Công còn có hành vi ký hợp đồng khống chuyển nhượng quyền sử dụng đất với Đỗ Trọng Nhân (Giám đốc Công ty TNHH Siêu mẫu Việt) rút 6 tỷ đồng của công ty sử dụng cá nhân. Thời điểm này do công ty đang thiếu vốn kinh doanh nên phải vay lại các tổ chức tín dụng khác và phải trả lãi cho khoản vay 6 tỷ đồng hơn 1 tỷ đồng.

Ngoài lần xét xử này, trước đó vào ngày 17/6, Dương Thanh Cường cũng đã bị TAND TP Hồ Chí Minh kết án tù chung thân về hành vi lừa đảo của một ngân hàng khác.

A.Huy

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文