Xử lý nhiều trường hợp rao bán động vật hoang dã trên mạng

08:05 09/04/2021
Theo Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), tình trạng nuôi nhốt động vật hoang dã (ĐVHD) làm thú cảnh vẫn liên tục xuất hiện ở nhiều địa phương, đặc biệt tại nhà riêng, nhà hàng, quán cafe nhằm thu hút sự chú ý, phục vụ nhu cầu giải trí, làm thú cưng.


Các vụ vi phạm liên quan tới nuôi nhốt trái phép khỉ, rùa, chim săn mồi liên tục được thông báo tới đường dây nóng của ENV. 

Chỉ trong tháng 3/2021, 21 cá thể khỉ đã được cơ quan chức năng cứu hộ khi chúng đang bị nuôi nhốt làm thú cảnh tại nhà riêng, chùa và các nhà hàng. Cũng trong tháng này, ENV ghi nhận số lượng lớn các cá thể ĐVHD được cứu hộ, trong đó có nhiều loài nguy cấp, quý, hiếm như khỉ (21 cá thể), rùa (9 cá thể), cự đà (4 cá thể), rái cá (4 cá thể) và một số loài khác như kỳ đà, trăn miến điện, chim săn mồi, vượn, cu li, mèo rừng. 

Các vi phạm trên Internet liên tục bị xử lý như vô hiệu hóa 2 hội nhóm trên Facebook, khóa hơn 20 tài khoản Facebook và YouTube, đồng thời gỡ bỏ nhiều bài viết, quảng cáo vi phạm trên các trang mạng xã hội. 

Điển hình là ngày 6/4, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Tây Ninh phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Tân Châu đã phát hiện và tịch thu 9 cá thể chim hoang dã tại nhà riêng của một đối tượng trên địa bàn do không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. 

Theo ghi nhận của ENV, đối tượng này thường xuyên đăng tải rao bán các cá thể chim hoang dã lên mạng xã hội như Facebook, YouTube nhằm mục đích quảng cáo, rao bán phục vụ chơi cảnh. Hiện tại, các cá thể đã được cơ quan chức năng cứu hộ và chăm sóc sức khỏe.

Trần Hằng

Chiều 10/1, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Phạm Quốc Nam, cựu Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu về hành vi vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Tiếp tục mở rộng điều tra vụ án “Mua bán trái phép hóa đơn GTGT, trốn thuế, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Cổ phần xi măng Hạ Long, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh đã bắt tạm giam nguyên Tổng giám đốc của công ty này.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước” và “Rửa tiền” xảy ra tại Công ty Trung Hậu 68, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang và các đơn vị liên quan.

Theo điều tra, Công ty CP đầu tư xây dựng Hùng Phát Group (có địa chỉ tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông), nay đổi tên thành Công ty CP tập đoàn đầu tư Hùng Phát Group (địa chỉ số 6 phố Hoàng Sâm, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) do Lê Phú Long (SN 1989, quê quán tỉnh Thanh Hóa, trú tại huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) là đại diện pháp luật.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, Chủ tịch HĐTV Công ty Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) Trần Tuyết Mai đã sử dụng sai Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) gây thiệt hại hơn 317 tỷ đồng. Ngoài ra, bị can Mai còn dùng hai hệ thống sổ sách kế toán để không đóng hàng chục tỷ đồng thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 10/1, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiến hành luận tội và đề nghị mức hình phạt đối với 144 bị cáo có đơn kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam) ĐKVN), 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.

Ngày 10/1, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung (Giám đốc Công ty Angel Lina và Công ty Thương mại Dịch vụ Hoàng Gia), Trần Thị Hồng Hạnh (Giám đốc Công ty Hoàng Kim Land) cùng 7 đồng phạm về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文