Bắt 8 đối tượng giả nhân viên ngân hàng lừa đảo

14:51 27/09/2022

Biết nhiều người có nhu cầu cần vay vốn, các đối tượng do Nguyễn Quốc Đạt cầm đầu gọi điện cho khách tư vấn 2 gói vay (10 đến 50 triệu và 60 đến 100 triệu). Khi khách đồng ý vay, để “giải ngân”, khách hàng phải mua bảo hiểm gói vay từ 1,9 triệu đến 3,9 triệu. Khi nạn nhân gởi số tiền này cho chúng thì… không nhận được gói vay nào.

Ngày 27/9, Công an huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh cho biết vừa triệt phá đường dây giả nhân viên ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Nguyễn Quốc Đạt (SN 1999) và Lê Thị Thanh Sáu (SN 1990, cùng ngụ Tân Phú) cầm đầu, bắt 8 đối tượng.

Nhóm đối tượng giả danh nhân viên ngân hàng.

Trước đó, khoảng 17h ngày 24/9, Đội Cảnh sát ĐTTP về KT và CV-Công an huyện Bình Chánh phối hợp với Công an xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B kiểm tra căn nhà số F11/8/1A, ấp 6A, xã Vĩnh Lộc A (nơi đặt trụ sở) và căn nhà số D20/18K, tổ 9 ấp 4A, xã Vĩnh Lộc B (nơi các đối tượng sinh sống) phát hiện 8 đối tượng gồm: H. L. N. N. V (SN 2006, quê Bình Thuận), Q. M. K (SN 2004, quê Sóc Trăng), P. T. P. M (SN 2005, quê Đồng Nai), N. T. B. N (SN 2005, quê Nghệ An), L. K. N (SN 2004, quê Tiền Giang) Đạt và Sáu.

Cơ quan điều tra lấy lời khai của Đạt.

Công an đã thu giữ tại 2 địa điểm này hệ thống máy tính, latop, thẻ ATM, sổ sách ghi chú địa chỉ của những nạn nhân mà các đối tượng đã lừa đảo.

Kết quả điều tra ban đầu, nhận thấy sau dịch COVID-19, nhiều người có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu vay tiền nên Đạt và Sáu đã cấu kết với nhau thành lập một nhóm sau đó thuê mướn một số đối tượng trẻ làm việc dưới trướng của mình. Các đối tượng thuê 2 căn nhà trên để làm điểm hoạt động và cũng là điểm để tập trung nghỉ ngơi tại chỗ.

Giả con dấu.

Để đưa “con mồi” vào bẫy, Đạt và Sáu phân công cho những người mình thuê mướn đóng vai các bộ phận như nhân viên tư vấn, nhân viên thẩm định, nhân viên giải ngân và nhân viên chăm sóc khách hàng. Dựa vào danh sách khách hàng thu mua được trên mạng xã hội (gồm tên, địa chỉ, CCCD) các đối tượng gọi điện chào mời nạn nhân 2 gói vay từ 10 đến 50 triệu đồng và từ 60 đến 100 triệu đồng.

Thẻ ATM giả.

Khi nạn nhân có nhu cầu vay, các đối tượng chủ động ghi chú thông tin, kết bạn zalo, nhắn tin trao đổi, hướng dẫn. Để được vay 2 gói này, nạn nhân phải đóng số tiền bảo hiểm gói vay từ 1,9 triệu đến 3,9 triệu.

Sau khi nạn nhân đồng ý, các đối tượng tập hợp thông tin trên để cho Đạt và Sáu “phê duyệt”. Hai đối tượng này phân loại, in hồ sơ “duyệt vay”, thẻ ATM giả và gởi về cho nạn nhân qua đường bưu điện. Các đối tượng thông báo với nạn nhân là số tiền vay đã được “giải ngân” sẵn trong thẻ ATM,  khi khách hàng nhận thẻ kích hoạt sẽ được rút tiền đã vay.

Để có mã số kích hoạt thẻ,  nạn nhân phải chuyển cho chúng tiền “bảo hiểm khoản vay”. Nhiều nạn nhân tin tưởng đã gửi tiền cho chúng. Tuy nhiên khi đem thẻ ra ngân hàng kích hoạt để sử dụng số tiền vay thì các nạn nhân mới biết là thẻ giả, bị lừa. Chỉ trong thời gian ngắn các đối tượng này đã thực hiện thành công hàng chục vụ lừa đảo các nạn nhân ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh như: Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang…

Công an huyện Bình Chánh kêu gọi ai là nạn nhân của các đối tượng lừa đảo này đến Cơ quan điều tra - Công an huyện Bình Chánh cung cấp thông tin để củng cố hồ sơ xử lý nhóm đối tượng trên.

M.Đ

Mặc dù công tác quản lý người nghiện, cai nghiện và giúp những người lầm lỡ, cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả, song đánh giá của Chính phủ và Bộ Công an cho thấy, hoạt động này vẫn còn rất nhiều bất cập, nhất là đặt trong bối cảnh tình hình sản xuất, vận chuyển, tàng trữ và mua bán trái phép ma túy đang diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều “điểm nóng” cả ở khu vực và trên thế giới.

Lợi dụng sự phát triển của công nghệ, các đối tượng đã lập ra nhiều hội, nhóm, tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội nhằm mục đích rao bán hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) của các "doanh nghiệp ma" với nhiều loại mặt hàng khác nhau để thu lợi bất chính. Tổng cục Thuế sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và cơ quan Công an để đẩy lùi và chấm dứt nạn mua bán, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

Lượng rác thải ngày càng tăng, việc chôn lấp, đốt rác không xuể, khiến nhiều bãi tập kết rác ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quá tải, bốc mùi hôi thối, người dân bất bình. Tuy vậy, khi có chủ trương quy hoạch các bãi rác ở địa điểm mới lại gần như không nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của người dân…

Người dân phấn khởi nhận nhà mới, yên tâm phát triển kinh tế và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Họ cam kết giữ gìn ngôi nhà, tích cực tham gia các phong trào thi đua góp phần bảo đảm giữ vững an ninh, trật tự ở cơ sở.

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Hòa Bình vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lạc Sơn để điều tra về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Ngày 4/11, Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm". Hội thảo nhằm mang đến những giải pháp tổng thể cho an toàn giao thông xe máy ở Việt Nam và góp phần chia sẻ với các quốc gia khác trên thế giới.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文