Bắt nhóm đối tượng trồng trái phép gần 1.900 cây cần sa

15:32 29/03/2022

Vượt qua một chặng đường dài, trong đó có hơn 4 km đi bộ qua những cung đoạn đồi dốc, núi rừng hiểm trở, tổ công tác của Công an huyện Sông Hinh (Phú Yên) đã bắt 3 đối tượng trồng trái phép gần 1.900 cây cần sa.

Chiều 29/3, Cơ quan CSĐT Công an huyện Sông Hinh (Phú Yên) đã ra quyết định tạm giữ hình sự Đặng Văn Thuận (SN 1992, trú ở thôn Tân Bình, xã Ea Ly, huyện Sông Hinh), Nguyễn Văn Dũng (SN 1986), Đào Ngọc Lập (SN 1981, cùng trú ở thôn Đồng Mưa, xã Xuân Khang, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa) để điều tra và xử lý về hành vi trồng trái phép cây cần sa.

Trước đó nhiều ngày, từ nguồn tin của người dân cung cấp, các trinh sát Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an huyện Sông Hinh tiến hành xác minh và phát hiện một vườn cây cần sa ở Hòn Cồ thuộc Tiểu khu 303, xã Ea Trol, huyện Sông Hinh.

Dẫn giải ba đối tượng từ hiện trường ra cửa rừng.

Rạng sáng 29/3, Đại tá Nguyễn Trọng Thám, Trưởng Công an huyện Sông Hinh trực tiếp chỉ huy một tổ công tác hơn 20 cán bộ, chiến sĩ Công an vượt nhiều chặng đường, trong đó có hơn 4km đi bộ qua những cung đoạn đồi dốc, núi rừng hiểm trở để tiếp cận, kiểm tra thực tế tại hiện trường và xác định 3 đối tượng Thuận, Dũng, Lập đã trồng trái phép cây cần sa trên diện tích khoảng 1.000m2, với tổng số lượng 1.864 cây, trong đó có 1.259 cây cần sa cao hơn 1 m đã ra hoa, số còn lại mới ươm trồng trong những chậu nhựa nhỏ.

Cùng với việc lập biên bản bắt giữ người phạm tội quả tang, thu giữ toàn bộ tang vật là cây cần sa trồng trái phép và một số công cụ có liên quan, tổ công tác đã dẫn giải 3 đối tượng nêu trên về Công an huyện Sông Hinh trong chiều cùng ngày. Ngoài cần sa, tại lán trại 3 đối tượng lưu trú, Công an huyện Sông Hinh còn phát hiện, thu giữ một khẩu súng hơi.

Công an huyện Sông Hinh ập vào lán trại bắt giữ 3 đối tượng.
Một nguồn tin cho biết, trước đó, Dũng và Lập từ Thanh Hóa vào Phú Yên kết nối với Thuận là dân Lạng Sơn di cư vào sinh sống ở huyện miền núi Sông Hinh.
Ba người lưu trú tại một lán trại bằng mái lá, vách ván gần những khu rừng trồng keo lai ở Hòn Cồ, rồi tổ chức trồng cây cần sa để bán kiếm tiền.

Hữu Toàn

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文