Bị cáo Nguyễn Đại Dương: Tôi không núp bóng bố vợ

17:53 18/08/2022

Nguyễn Đại Dương bác bỏ nghi vấn của các luật sư khi cho rằng: “Tôi không muốn đầu tư vào nơi đây vì thấy dự án đó không sinh lời được. Tôi không bao giờ làm bất động sản ở đâu ngoài quê hương tôi- Hà Nội. Bố vợ tôi khi đó nhờ tôi tìm đối tác để cùng thực hiện dự án. Nếu đối tác là tôi thì sẽ ảnh hưởng đến ông và cũng rất dễ bị hiểu lầm là tôi nấp sau lưng ông. Và tôi không núp bóng bố vợ”.

Chiều 18/8, phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương Trần Văn Nam và đồng phạm trong vụ án kinh tế, tham nhũng xảy ra tại Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (viết tắt là Tổng Công ty Bình Dương, là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước do Tỉnh uỷ Bình Dương là chủ sở hữu) tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo.

Trong phiên xử chiều nay, các luật sư đưa ra nhiều câu hỏi với bị cáo Nguyễn Đại Dương (SN 1965, người điều hành Công ty Âu Lạc). Bị cáo Dương là con rể của bị cáo Nguyễn Văn Minh (SN 1955, cựu Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bình Dương), mà dư luận vẫn quen gọi là “đại gia” đất.  

Bị cáo Nguyễn Đại Dương và bị cáo Nguyễn Văn Minh bị cáo buộc đã chuyển trái pháp luật quyền sở hữu khu đất “vàng” 43ha ở thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) từ Nhà nước về tư nhân với giá rẻ, gây thiệt hại 984 tỷ đồng.

Bị cáo Dương thành lập Công ty Âu Lạc và nhờ người tên Dương Đình Tâm (được tòa xác định là nhân chứng) trong vụ án đứng tên 45% cổ phần tại Công ty Âu Lạc. Sau đó, Công ty Âu Lạc của Nguyễn Đạ Dương và Tổng  Công ty Bình Dương của Nguyễn Văn Minh thành lập liên doanh là Công ty Tân Phú để đầu tư tại khu đất “vàng” 43ha ở thành phố Thủ Dầu Một.

Con rể đại gia Bình Dương không... núp bóng bố vợ -0
Bị cáo Nguyễn Đại Dương.

Trước đó, Tỉnh ủy Bình Dương từng có văn bản yêu cầu khu đất này phải được giao về cho Công ty Impco (cũng là doanh nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy Bình Dương). Tuy nhiên, Trần Văn Minh không thực hiện theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ Bình Dương mà bán toàn bộ cổ phần của Tổng Công ty Bình Dương tại Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc của Nguyễn Đại Dương.

Vậy là, khu đất “vàng” 43ha ở thành phố Thủ Dầu Một từ sở hữu của doanh nghiệp Nhà nước đã bị chuyển trái pháp luật sang tư nhân với giá “bèo”. Khu đất này sau đó được bán cho bà Đặng Thị Kim Oanh, một nữ đại gia của nhiều công ty ở TP Hồ Chí Minh.

Trả lời HĐXX, kiểm sát viên và luật sư tại phiên tòa, nhân chứng Dương Đình Tâm nhiều lần khẳng định, ông ta chỉ làm nghề “bán thịt lợn” và nhận lời đứng tên sở hữu 45% cổ phần (tương đương 30 tỷ đồng) hộ Nguyễn Đại Dương. Điều đó thể hiện qua việc, ông Tâm “ký không cần đọc” nhiều văn bản do Nguyễn Đại Dương đưa ra.

Cũng vì “ký không cần đọc” mà sau này, vợ chồng ông Tâm được Nguyễn Đại Dương cho vay 4,5 tỷ đồng. Đến nay, vợ chồng ông Tâm chưa có tiền trả cho Nguyễn Đại Dương.    

Năm 2017, ông Tâm sợ liên lụy nên nhờ Nguyễn Đại Dương viết văn bản xác nhận việc, ông đứng tên hộ 45% cổ phần cho Nguyễn Đại Dương. Ông Tâm nói tại toà: “Giờ mà không có văn bản đó thì tôi nguy”.

Bị cáo Nguyễn Văn Minh (bố vợ bị cáo Nguyễn Đại Dương).

Ở chiều ngược lại, bị cáo Nguyễn Đại Dương khai không nhờ ai đứng tên hộ cổ phần tại Công ty Âu Lạc. Dương bảo, bị cáo không hiểu sao ông Tâm lại nói như thế về Dương.“

Trước đây, anh em gắn bó với nhau như thế nào, mà hôm nay anh ấy lại khai như vậy trước toà. Tôi không giải thích được”, Dương phân trần.

Bị cáo Dương cho rằng, thực chất có một người tên Quân cùng tham gia góp vốn vào Công ty Âu Lạc. Nhưng bây giờ, không ai góp vốn mấy chục tỷ đồng bằng tiền mặt mà phải chuyển qua tài khoản ngân hàng.

“Chỉ cần truy xem ai nộp tiền vào tài khoản thì sẽ biết đó người góp vốn. Tôi cần cái bằng chứng khách quan đó để xem các lời khai của anh Tâm có phù hợp không”, bị cáo Dương nêu ý kiến.

Đặt câu hỏi với bị cáo Dương, một số luật sư nêu nghi vấn: “Dương có lợi thế bố vợ (ông Nguyễn Văn Minh) làm Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đóc Tổng Công ty Bình Dương nên có thể tận dụng cơ hội này để đầu tư vào dự án khu đất 43 ha?”.

Tuy nhiên, Nguyễn Đại Dương bác bỏ nghi vấn của các luật sư khi cho rằng: “Tôi không muốn đầu tư vào nơi đây vì thấy dự án đó không sinh lời được. Tôi không bao giờ làm bất động sản ở đâu ngoài quê hương tôi- Hà Nội. Bố vợ tôi khi đó nhờ tôi tìm đối tác để cùng thực hiện dự án. Nếu đối tác là tôi thì sẽ ảnh hưởng đến ông và cũng rất dễ bị hiểu lầm là tôi nấp sau lưng ông. Và tôi không núp bóng bố vợ”.

Sáng mai (19/8), phiên toà tiếp tục.

Nguyễn Hưng

Ngày 20/7, trước diễn biến khó lường của cơ bão số 3, với nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến TP Hải Phòng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã phát đi công điện khẩn, yên cầu lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn, tập trung ở cấp độ cao nhất, khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống bão.

Bão Wipha (bão số 3) đã tăng lên cấp 11-12 (103-133 km/h) giật cấp 15. Theo dự báo, bão sẽ đổ bộ vào vùng ven biển Quảng Ninh - Ninh Bình ngày 21/7 với cường độ cấp 10-11, giật cấp 14. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đã có chỉ dẫn, khuyến cáo người dân để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão.

Thông tin về tình hình giải ngân vốn đầu tư công ở các dự án trọng điểm, ông Đậu An Phúc, Giám đốc BQL Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP Hồ Chí Minh (Ban Hạ tầng) cho biết năm nay Ban hạ tầng được giao giải ngân 12.029 tỷ đồng vốn đầu tư công. Tuy nhiên, đến tháng 6 vừa qua mới chỉ có hơn 912 tỷ đồng được giải ngân…

Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng  cuối năm 2025 của Ban Chỉ đạo Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 được Chính phủ tổ chức sáng nay (20/7),  thay mặt Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã báo cáo tóm tắt tình hình, kết quả triển khai Đề án 06 trong 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 của Đề án 06.

Trong lúc đang câu mực trên biển Thiên Cầm, một cơn giông lốc bất ngờ ập xuống khiến tàu du lịch chở theo 30 hành khách và 4 thuyền viên bị lật chìm trong đêm. Lực lượng chức năng đã nhanh chóng triển khai các phương án cứu hộ và đã đưa được tất cả hành khách vào bờ an toàn.

Từ ngày 1/7/2025, xã Bến Quan (tỉnh Quảng Trị mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 4 đơn vị hành chính cũ, trong đó có Vĩnh Ô – địa bàn từng là “điểm đen” về nạn khai thác vàng trái phép suốt hơn ba thập niên qua. Từng là mái che của Trường Sơn đại ngàn và là mạch nguồn nuôi sống Bến Hải, Vĩnh Ô nay vẫn tiếp tục rớm máu bởi những nhát cuốc của “vàng tặc”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.