Bị cáo Tất Thành Cang bị đề nghị 12 -14 năm tù

10:59 04/01/2022

Lạm dụng chức quyền, gây áp lực, “gợi ý” cho lãnh đạo doanh nghiệp chuyển nhượng cổ phần là tài sản Nhà nước không qua đấu giá, sai quy định pháp luật, cựu Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh bị đề nghị từ 12 - 14 năm tù.

Sáng 4/1, phiên tòa xét xử bị cáo Tất Thành Cang (SN 1971, cựu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh) và 19 bị cáo về tội “tham ô tài sản” và “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” được tiếp tục. Vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (SADECO). Đại diện VKSND TP Hồ Chí Minh đã tiến hành luận tội.

Các bị cáo tại tòa sáng 4/1

Nội dung vụ án thể hiện bị cáo Tất Thành Cang, Tề Trí Dũng cùng cấp dưới sai phạm khi chỉ đạo, thông qua phương án phát hành 9 triệu cổ phiếu SADECO cho cổ đông chiến lược là Công ty Nguyễn Kim với giá 40.000đồng/cổ phần, không thông qua đấu giá, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng.

Cơ quan pháp luật xác định bị cáo Tề Trí Dũng (cựu Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận – IPC, Chủ tịch HĐQT Công ty SADECO) có vai trò chủ mưu xuyên suốt quá trình chuyển giao cổ phiếu trái quy định. Bị cáo này lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi phạm tội, gây thất thoát hơn 669 tỉ đồng (trong đó UBND TP Hồ Chí Minh thiệt hại 485 tỷ đồng, Văn phòng Thành ủy TP Hồ Chí Minh thiệt hại 184 tỷ đồng).

Cáo trạng nêu, khi tăng vốn điều lệ và chuyển nhượng cổ phần tại SADECO thì phải thực hiện đấu giá theo quy định. Tuy nhiên, căn cứ đề nghị của Công ty Nguyễn Kim về việc mua cổ phần của SADECO để trở thành cổ đông chiến lược, Tề Trí Dũng đã chỉ đạo các bị cáo tại IPC, SADECO thực hiện các thủ tục xin ý kiến và thông qua việc phát hành 9 triệu cổ phần của SADECO  (dựa trên kết quả thẩm định giá của HSC, doanh nghiệp không có chức năng thẩm định) với giá 40.000 đồng/cổ phần cho Công ty Nguyễn Kim mà không thông qua thẩm định giá và đấu giá, gây hiệt hại 1.103 tỷ đồng.

Hai bị cáo được xem là đầu vụ, Tất Thành Cang (phải) và Tề Trí Dũng tại tòa sáng 4/1

Đại diện VKS  nhận định, đây là vụ án gây thiệt hại đặc biệt lớn cho Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước, liên quan đến nhiều sai phạm ở nhiều lĩnh vực, nhiều hành vi phạm tội khác nhau. Hành vi của các bị cáo gây thất thoát tài sản cho Nhà nước, gây mất niềm tin của nhân dân… 

Với vai trò là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh vào thời điểm đó, bị cáo biết và buộc phải biết rõ làm trái quy định gây hậu quả, dù thừa nhận đã bút phê vào tờ trình của Văn phòng Thành ủy, nhưng cho rằng việc đó là hoàn toàn đúng.

Bị cáo Tề Trí Dũng đã lợi dụng chức vụ quyền hạ chỉ đạo các bị cáo khác thực hiện việc chuyển nhượng 9 triệu cổ phiếu cho Công ty Nguyễn Kim không qua đấu giá gây thất thoát lớn. Tại tòa, bị cáo Tề Trí Dũng khai nhận rõ toàn bộ hành vi nhưng cho rằng chịu sự chỉ đạo của Tất Thành Cang. Ngoài ra, Tề Trí Dũng còn chỉ đạo cho Hồ Thị Thanh Phúc thực hiện việc lập hồ sơ hợp thức hóa việc cho án bộ đi học tập, tham quan nhằm chiếm đoạt số tiền hơn 4 tỷ đồng, cá nhân Dũng chiếm đoạt 1,7 tỷ đồng. Do đó, Tề Trí Dũng phải chịu trách nhiệm toàn bộ số tiền mà các bị cáo khác chiếm được.

Với các hành vi vi phạm của mình đại diện VKSND TP Hồ Chí Minh đã đề nghị HĐXX tuyên phạt các bị cáo với các mức án cụ thể sau:

Nhóm bị cáo bị đề nghị mức án về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”:

1. Tất Thành Cang (nguyên Phó Bí thư Thành ủy TPHCM): Từ 12-14 năm tù giam.

2. Phạm Văn Thông (nguyên Phó Chánh Văn phòng Thành ủy TPHCM): Từ 6-7 năm tù giam.

3. Nguyễn Hữu Thành (nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Công ty Nguyễn Kim): Từ 6-7 năm tù giam.

4. Lê Hoàng Minh (nguyên Chủ tịch HĐTV IPC): Từ 5-6 năm tù giam.

5.  Vũ Xuân Đức (nguyên Phó Tổng giám đốc IPC): Từ 4-5 năm tù giam.

6. Nguyễn Trường Bảo Khánh (nguyên Thành viên HĐTV IPC): Từ 4-5 năm tù giam.

7. Trần Mạnh Khôi (nguyên Trưởng Ban kiểm soát của Sadeco): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.

8. Đoàn Minh Lý (nguyên Thành viên Ban kiểm soát của Sadeco): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.

9.  Lâm Văn Tuấn (nguyên Thành viên Ban kiểm soát của Sadeco: 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.

10. Phùng Đức Trí (nguyên Phó Tổng giám đốc phụ trách phòng tài chính - kế hoạch IPC): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.

11. Đoàn Thị Minh Trang (nguyên Trưởng phòng tài chính - kế hoạch IPC): Từ 2-5 năm tù nhưng cho hưởng án treo.

12. Lương Trí Cường (nguyên chuyên viên Phòng tài chính - kế hoạch IPC): Từ 2-5 năm tù nhưng cho hưởng án treo.

Nhóm các bị cáo bị đề nghị mức án về hai tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Tham ô tài sản”:

1. Tề Trí Dũng (nguyên Tổng giám đốc IPC kiêm Chủ tịch HĐQT Sadeco): Từ 11-12 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và từ 9-10 tù về tội “Tham ô tài sản”, tổng hợp 20-22 năm tù giam.

2. Hồ Thị Thanh Phúc (nguyên Tổng giám đốc Sadeco): Từ 10-11 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”  và 9-10 năm tù về tội “Tham ô tài sản”, tổng hợp hình phạt từ 19-21 năm tù giam.

3.  Đỗ Công Hiệp (nguyên Kế toán trưởng Sadeco): Từ 4-5 tù “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và 9-10 năm tù về tội “Tham ô tài sản”, tổng hợp hình phạt từ 13-15 năm tù giam.

4.  Huỳnh Phước Long (Trưởng Phòng Quản lý kinh doanh vốn của Văn phòng Thành ủy TPHCM): 6-7 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và từ 6-7 năm tù về tội “Tham ô tài sản”, tổng hợp hình phạt từ 12-14 năm tù giam.

5. Trần Công Thiện (nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận): Từ 7-8 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và từ 6-7 năm tù tội về tội “Tham ô tài sản”, tổng hợp hình từ 13-15 năm tù giam.

6. Phạm Xuân Trung (nguyên thành viên HĐTV IPC, Phó Tổng giám đốc IPC): Từ 4-5 năm tù.

Bùi Thanh

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lào Cai ngày 21/11 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án lừa đảo môi giới hôn nhân với người nước ngoài… Đây chỉ là một trong những vụ án được Công an tỉnh Lào Cai điều tra, phát hiện trong thời gian qua. Theo Công an tỉnh Lào Cai, từ khi Chính phủ áp dụng chính sách cấp visa điện tử (Evisa) cho người nước ngoài, số người Trung Quốc dùng thị thực Evisa nhập cảnh Việt Nam tăng lên. Một số đã khai mục đích du lịch hoặc làm việc để sang Việt Nam tìm vợ… Từ các vụ án được phát hiện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文