Bị cáo Trần Quí Thanh thừa nhận hành vi phạm tội và chấp nhận phán quyết của tòa

18:36 23/04/2024

Chiều 23/4, phiên tòa xét xử các bị cáo: Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chuyển qua phần xét hỏi.

Là người được xét hỏi đầu tiên, bị cáo Trần Quí Thanh chấp nhận kết luận của cáo trạng, nhưng theo bị cáo có một số nội dung cần được làm rõ thêm. 

Bị cáo Trần Quí Thanh thừa nhận hành vi và chấp nhận mọi phán quyết của tòa -1
Bị cáo Trần Quí Thanh.

Trước tòa, bị cáo Trần Quí Thanh khẳng định các giao dịch là mua bán chứ không phải cho vay, song bị cáo Trần Quí Thanh lại đồng ý với nội dung cáo trạng nêu và nói sẽ chấp nhận với mọi phán quyết của toà.

Trả lời HĐXX về các quan hệ giao dịch với bị hại Lâm Sơn Hoàng, bị cáo Thanh cho biết, người này thông qua môi giới mang 4 giấy tờ 4 thửa đất đến, đặt vấn đề vay tiền. Bị cáo Thanh nói mình không cho vay, nếu Hoàng muốn vay thì ra ngân hàng vay với lãi suất thấp, không có phí môi giới, còn ông “chỉ mua bán chứ không cho vay”.

Trình bày thêm về vấn đề này, bị cáo Thanh lặp lại “chỉ mua bán chứ không cho vay” và cam kết sẵn sàng bán lại nếu ông Hoàng có nhu cầu mua lại. Ông Hoàng có quyền đặt cọc, nếu không thì khi nào mua sẽ phải thương lượng lại giá.

Sau đó, 4 thửa đất của ông Hoàng đã được chuyển nhượng cho bà Trần Uyên Phương đứng tên. Thỏa thuận vay 115 tỷ đồng nhưng ông Hoàng chỉ nhận được 103 tỷ đồng (đã trừ lãi trả trước 3 tháng và thuế phí và gồm cả thuế trước bạ mà bà Phương là người phải đóng). Tại tòa, ông Hoàng đề nghị HĐXX huỷ bỏ hợp đồng mua bán giữa hai bên.

Bị cáo Trần Uyên Phương.

Trình bày trước HĐXX, các bị hại Nguyễn Huy Đông, Nguyễn Văn Chung thông qua môi giới là Nguyễn Đoàn Minh Hoàng, Nguyễn Phi Long để vay tiền bị cáo Trần Quí Thanh. Các bị hại cho rằng do tin tưởng vào uy tín, năng lực tài chính của cá nhân và doanh nghiệp bị cáo Trần Quí Thanh, nên đã đồng ý vay tiền với lãi suất 3%/tháng, chịu phí môi giới 2% tổng số tiền vay và phải ký chuyển nhượng bất động sản cho Trần Uyên Phương (con gái ông Thanh).

Tuy nhiên tại tòa, người môi giới Nguyễn Đoàn Minh Hoàng khai rằng bản thân là môi giới mua bán bất động sản chứ không phải môi giới cho bị hại vay tiền. Bà Hoàng khẳng định chỉ giới thiệu, đưa ông Đông gặp ông Trần Quí Thanh với phí môi giới là 2,5 tỷ đồng, chứ không thoả thuận hay tham gia vào bất kỳ giao dịch nào giữa ông Đông và ông Thanh.

Trước cách trả lời hơi lòng vòng của bị cáo Trần Quí Thanh, HĐXX nhắc nhở và cho biết sẽ xem xét thái độ của bị cáo đến đâu để cân nhắc mức án phù hợp.

Bị cáo Trần Quí Thanh cho biết, lúc thực hiện giao dịch với các bị hại bị cáo nhận thức không đúng về việc cho vay. “Nhưng sau khi được VKS giải thích, tôi nhận ra hành vi của mình là chưa đúng”, bị cáo Thanh nói.

Khi chủ tọa giải thích, hành vi của bị cáo Thanh ban đầu là giao dịch cho vay chưa cấu thành tội mà chỉ là quan hệ giao dịch dân sự. Tới giai đoạn cuối, khi bị cáo tuyên bố ông Hoàng mất quyền đối với tài sản thì mới phạm tội. Lúc này bị cáo mới cho rằng mình không chối tội và chấp nhận mọi phán quyết của tòa.

Tiếp tục xét hỏi đối với bị cáo Trần Uyên Phương cho rằng “ý thức giao dịch là mua bán”. Khai trước tòa, bị cáo Trần Uyên Phương thừa nhận cáo trạng truy tố. Đối với giao dịch của ông Lâm Sơn Hoàng, bị cáo Phương cho biết không tham gia bàn bạc, chỉ nhận được thông tin ông Hoàng có đất muốn bán, còn mình có nhu cầu mua nên ký hợp đồng.

Bị cáo Phương cũng cho biết đồng ý với yêu cầu của phía bị hại là muốn trả lại số tiền 115 tỷ đồng đã vay và nhận lại giấy tờ 4 thửa đất.

Các bị cáo tại tòa.

Cáo trạng nêu, bị cáo Trần Quí Thanh cho vay tiền với lãi suất 3% một tháng (dưới mức cấu thành tội cho vay lãi nặng). Theo đó, khi cho vay ông Trần Quí Thanh không làm hợp đồng cho vay tiền có cầm cố tài sản, mà buộc bên vay là các cá nhân, doanh nghiệp phải làm hợp đồng chuyển nhượng dự án, cổ phần để che giấu việc cho vay bằng hợp đồng giả cách. Giá trị của các dự án, bất động sản ghi trong hợp đồng thấp hơn nhiều lần thực tế.

Khi bên vay cầm tiền đến trả đủ gốc và lãi theo thỏa thuận, bị cáo Thanh nại nhiều lý do như: vi phạm hợp đồng nên mất quyền mua lại, phải trả thêm tiền hoặc không cho trả lẻ từng khoản mà bắt trả toàn bộ tiền gốc để không trả lại tài sản.

Bằng cách thức trên, từ tháng 1/2019 đến tháng 11/2020, các bị cáo đã lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của 4 bị hại, bà Đặng Thị Kim Oanh, ông Nguyễn Văn Chung, ông Lâm Sơn Hoàng và ông Nguyễn Huy Đông với tổng giá trị hơn 1.048 tỷ đồng. Tài sản các bị cáo chiếm đoạt của các bị hại gồm 2 dự án Minh Thành, Nhơn Thành của bà Kim Oanh; 29 thửa đất được tách từ thửa đất số 452 của ông Nguyễn Văn Chung, 4 thửa đất của ông Lâm Sơn Hoàng và 2 thửa đất của ông Nguyễn Huy Đông.

Tại phiên tòa hôm nay, bà Đặng Thị Kim Oanh có đơn xin vắng mặt, nhưng có đơn đề nghị gửi đến HĐXX, yêu cầu các bị cáo phải hoàn trả một lần, đầy đủ 100% cổ phần Công ty Minh Thành, toàn bộ Dự án khu dân cư - dịch vụ tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai cho Công ty Kim Oanh Đồng Nai; trả toàn bộ Dự án khu dân cư Nhơn Thành, tỉnh Đồng Nai cho Công ty Thuận Lợi và toàn bộ thiệt hại do mất cơ hội phát triển kinh doanh tính từ thời điểm tài sản bị chiếm đoạt cho đến thời điểm đưa vụ án ra xét xử. Tổng số tiền bà Kim Oanh yêu cầu ông Thanh bồi thường là hơn 531 tỉ đồng.

Bùi Thanh

Sau 11 ngày thi đấu sôi nổi, Đại hội Thể thao Cảnh sát và Lính cứu hỏa thế giới 2025 (WPFG 2025) vừa bế mạc. Đoàn CAND Việt Nam đã để lại dấu ấn với thành tích giành tổng cộng 25 huy chương các loại trong đó có 15 Huy chương Vàng.

Đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam và Cơ quan An ninh và Tư lệnh Cảnh sát Liên bang Brazil thống nhất tăng cường hợp tác trong phòng, chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, khủng bố quốc tế và tội phạm mạng, đồng thời đẩy mạnh chia sẻ thông tin, đào tạo cán bộ và phối hợp hành động vì an ninh khu vực và toàn cầu.

Bộ Tài chính mới đây đã có Văn bản số 10038/BTC-QLĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị nhiều nội dung nhằm bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả, đúng quy định lựa chọn nhà thầu tại gói thầu thi công Dự án xây dựng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Phước (cũ) nay là tỉnh Đồng Nai.

Sau vụ cháy khiến 8 người chết, 3 người bị thương xảy ra tại cư xá Độc Lập (hẻm 80, đường Đô Đốc Long, phường Phú Thọ Hòa, TP Hồ Chí Minh), chính quyền địa phương đã yêu cầu các hộ dân chiếm dụng hành lang cư xá, lắp đặt các “lồng sắt” ở các cửa sổ phải tháo dỡ, đề phòng cháy nổ…

Ông Nguyễn Xuân Kỳ, Chánh án TAND Hà Nội đề xuất TP hỗ trợ kinh phí sửa chữa, cải tạo các trụ sở tòa án nhân dân (TAND) cấp huyện hiện có để sử dụng làm trụ sở TAND khu vực; xem xét bố trí tạm thời các trụ sở dôi dư, trụ sở chưa sử dụng trên địa bàn làm nơi làm việc và xét xử.

Xác thực truy xuất nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế số. Các chuyên gia tin tưởng, bằng việc kết hợp công nghệ và các giải pháp đồng bộ, Việt Nam có thể tận dụng tối đa tiềm năng của truy xuất nguồn gốc để xây dựng một nền kinh tế số minh bạch, hiệu quả, và cạnh tranh.

Ngày 8/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra (lần 3, sau nhiều lần điều tra bổ sung) vụ án xảy ra tại chung cư Miếu Nổi phường Gia Định (phường 3, quận Bình Thạnh cũ). Trong kết luận lần này, số tiền cựu Trưởng ban quản trị chung cư Miếu Nổi và đồng phạm tham ô tài sản được xác định là 1,2 tỷ đồng (trước đó là 2,5 tỷ đồng).

Sáng 8/7, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Vũ Văn Vương (SN 1973, trú tại thôn Kim Long Trung, xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên (cũ), Hà Nội) và tuyên phạt bị cáo tử hình về tội “Giết người”. Vương là đối tượng đã ra tay thảm sát cả gia đình mình  đầu năm 2025 gây rúng động dư luận.

TP Huế có 1.132 căn nhà ở của các dự án (DA) bất động sản thuộc diện tồn kho. Thị trường bất động sản ở địa phương vẫn ảm đạm khi lượng giao dịch đất nền, nhà ở không tăng. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn rất cao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.