Cảnh báo 6 hình thức lừa đảo trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng

07:24 05/08/2021

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD), Bộ Công Thương vừa cảnh báo về các hình thức lừa đảo phổ biến với người dân trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng để người dân biết và tránh bị “mắc bẫy”. Qua công tác tiếp nhận khiếu nại, phản ánh của người tiêu dùng, Cục CT&BVNTD nhận thấy khá nhiều người mắc phải các chiêu thức này.

Thứ nhất, lừa đảo qua thư điện tử (Email). Đối tượng lừa đảo thường mạo danh cán bộ ngân hàng, cán bộ công ty đối tác gửi email đề nghị người tiêu dùng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản (tên đăng nhập, mật khẩu…) để đăng nhập lại tài khoản đã bị khóa, hoặc để nhận một khoản tiền thưởng lớn hoặc đề nghị nộp phí để nhận thưởng. Từ đó, đối tượng sẽ đánh cắp thông tin cá nhân/tài khoản và thực hiện giao dịch nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản của người tiêu dùng.

Thứ hai, qua tin nhắn điện thoại (SMS). Đối tượng lừa đảo giả mạo tên của ngân hàng gửi tin nhắn vào thời điểm ngân hàng không hoạt động (đêm, rạng sáng, ngày cuối tuần, dịp lễ Tết), trong đó có chứa link giả với nội dung thông báo nâng cấp hệ thống, thông báo trúng thưởng, yêu cầu người tiêu dùng truy cập vào các website/đường link giả gần giống như website ngân hàng, yêu cầu nhập tài khoản, mật khẩu OTP giao dịch qua Internet Banking, Mobile Banking trên website giả mạo… Sau khi có các thông tin này, đối tượng thực hiện giao dịch chiếm đoạt toàn bộ tiền từ tài khoản.

Cảnh báo 6 hình thức lừa đảo trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng -0
 Mặc dù cơ quan chức năng đã khuyến cáo nhưng vẫn còn nhiều người mắc bẫy các đối tượng lừa đảo.

Thứ ba, qua cuộc gọi điện thoại. Các đối tượng sử dụng các dịch vụ có chức năng giả mạo đầu số điện thoại, giả mạo số điện thoại, mạo danh cán bộ của cơ quan chức năng trong các cơ quan thực thi pháp luật như: Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, hoặc cán bộ thu tiền điện, tiền nước gọi điện cho người dân để thực hiện hành vi lừa đảo, gây sức ép, đe dọa người tiêu dùng về việc có dính líu đến các vi phạm hình sự, sau đó, yêu cầu người tiêu dùng phải chuyển một số tiền lớn vào một tài khoản do các đối tượng này cung cấp.

Thứ tư, qua trang mạng (website) giả mạo. Đối tượng lừa đảo yêu cầu người tiêu dùng truy cập vào các website giả gần giống như website ngân hàng, yêu cầu nhập tài khoản, mật khẩu OTP giao dịch qua Internet Banking, Mobile Banking trên địa chỉ giả mạo. Sau khi có các thông tin này đối tượng thực hiện giao dịch chuyển toàn bộ tiền từ tài khoản của người tiêu dùng.

Thứ năm, qua mạng xã hội khác. Các đối tượng sẽ chiếm quyền điều khiển (hack) tài khoản mạng xã hội như: Facebook, Zalo… của người tiêu dùng. Đối tượng này sau đó đọc những tin nhắn cũ và bắt chước thói quen nhắn tin, xưng hô của người tiêu dùng để thực hiện hành vi lừa đảo, yêu cầu người thân, bạn bè của người tiêu dùng thực hiện các giao dịch tài chính.

Thứ sáu, qua giao dịch thương mại điện tử. Các đối tượng mở các trang cá nhân bán hàng online, order hàng, sau đó quảng cáo, rao bán các mặt hàng, yêu cầu người tiêu dùng chuyển khoản đặt cọc. Sau khi nhận cọc hay được chuyển khoản trước để đặt mua hàng, đối tượng không giao hàng hoặc giao hàng giả, hàng kém chất lượng. Các đối tượng thường khóa trang mạng của mình hoặc xóa hẳn để xóa dấu vết, bỏ số điện thoại và chiếm đoạt tài sản của bị hại.

Từ thực tế trên, Cục CT&BVNTD khuyến cáo người tiêu dùng không nên cung cấp thông tin về các dịch vụ ngân hàng số gồm: Tên đăng nhập, mật khẩu, mã xác thực (OTP) hoặc số thẻ tín dụng, cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mà chưa xác định được rõ mối quan hệ; không truy cập các đường link, liên kết trong tin nhắn/email lạ hoặc không rõ nguồn gốc; không thực hiện giao dịch theo yêu cầu của các đối tượng lạ khi nhận được điện thoại, tin nhắn có nội dung liên quan đến giao dịch ngân hàng (truy cập vào link lạ, chuyển tiền qua ngân hàng, nạp thẻ, rút tiền …); đồng thời, không nên truy cập hoặc nhập thông tin tên truy cập, mật khẩu đăng nhập Internet Banking/Mobile Banking, mã xác thực OTP, số tài khoản… của người tiêu dùng vào trang web/liên kết khác với trang web hay đường dẫn Internet Banking của ngân hàng; không cài đặt các ứng dụng chưa được xác thực trên kho ứng dụng, đặc biệt là theo yêu cầu của đối tượng lạ; không cho mượn hoặc cho thuê thông tin cá nhân để mở thẻ, tài khoản ngân hàng.

L. Hiệp

Chiều 30/5, Đoàn kiểm tra của Bộ Công an do Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Nghệ An, công bố kết quả kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/5, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố kết luận thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC và CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ. 

Ban tổ chức cho biết, từ 19h ngày 30/5, chùa Quán Thế Âm mở cửa liên tục 24/24 để người dân đến chiêm bái và đảnh lễ xá lợi Phật. Việc tổ chức không giới hạn thời gian trong ngày giúp mọi người đều có cơ hội tiếp cận và thực hiện nghi lễ theo truyền thống nhà Phật.

Ngày 30/5, Cơ quan CSĐT (Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường) Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, đã khởi tố 2 vụ án “Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới” và “Buôn lậu”, khởi tố bị can các đối tượng liên quan đến việc vận chuyển, buôn lậu máy gặt đập liên hợp từ Campuchia về Việt Nam.

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), ngày 30/5, 100 nhà báo là lãnh đạo và CBCS Cục Truyền thông CAND, cùng đại diện một số cơ quan báo chí trong CAND do Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong, Cục trưởng làm Trưởng đoàn, đã về nguồn, thăm nơi ra đời Hội Những người viết báo Việt Nam (tiền thân của Hội Nhà báo Việt Nam ngày nay) tại tỉnh Thái Nguyên.

Sáng 30/5, trên mạng xã hội lan truyền các bài đăng từ tài khoản có tên "Jonny Lieu" - tự nhận là nhân viên bộ phận bán hàng thuộc Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam, chuyên phụ trách mảng thịt lợn tại khu vực gia công. Nội dung các bài đăng đã đề cập đến việc Công ty CP trà trộn thịt lợn, gà bệnh vào trong sản phẩm đưa ra thị trường

Hàng tấn lòng heo được chủ hàng tại Đà Nẵng khai mua từ nguồn “trôi nổi” được chứa trong bao bì ghi thông tin Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam (gọi tắt là Công ty C.P Việt Nam). Điều này khiến dư luận đặc biệt quan tâm, khi doanh nghiệp nói trên đang bị một nhân viên cũ trú tỉnh Sóc Trăng đứng ra tố về việc từng "pha lóc" thịt heo gà bệnh, hôi thối để bán ra cho người tiêu dùng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.