Cảnh sát hình sự kể chuyện triệt phá ổ nhóm chế tạo, mua bán vũ khí "nóng"

09:32 10/08/2021

Thực hiện Kế hoạch số 105 ngày 13/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an về tổng kiểm tra, mở đợt cao điểm vận động toàn dân giao nộp và đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; đồng thời, xác định việc triệt phá các ổ nhóm chế tạo, tàng trữ, mua bán vũ khí quân dụng là mấu chốt để ngăn chặn tình trạng trên, Ban Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát hình sự (CSHS) xác lập các chuyên án để đấu tranh.

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên xuất hiện các vụ việc sử dụng súng tự chế, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ đe dọa, đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản, cướp tài sản... Thực hiện Kế hoạch số 105 ngày 13/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an về tổng kiểm tra, mở đợt cao điểm vận động toàn dân giao nộp và đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; đồng thời, xác định việc triệt phá các ổ nhóm chế tạo, tàng trữ, mua bán vũ khí quân dụng là mấu chốt để ngăn chặn tình trạng trên, Ban Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát hình sự (CSHS) xác lập các chuyên án để đấu tranh.

Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng, Trưởng Phòng CSHS Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết, qua công tác nắm tình hình, nhiều đối tượng chế tạo, tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng thiết lập đường dây, đi các tỉnh lân cận thu gom súng quân dụng, đạn, thuốc nổ, sau đó vận chuyển qua đường tiểu ngạch sang các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng. Từ các tỉnh này, các đối tượng lại mang sang khu vực giáp biên Trung Quốc tiêu thụ, hoặc bán cho các ổ nhóm hoạt động theo kiểu "xã hội đen", đối tượng ma túy... gây bức xúc dư luận và gây hoang mang, lo sợ trong quần chúng nhân dân. Đặc biệt, nhiều hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thường bị các đối tượng lưu manh, côn đồ dùng súng, thuốc nổ để đe dọa, gây rối đòi tiền bảo kê trái phép; có dấu hiệu của tội "Chế tạo, tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, vật liệu nổ" và tội phạm cưỡng đoạt tài sản.

 Các đối tượng Lường Đình Huấn, Ma Văn Lai, Hoàng Văn Chung cùng một số súng đạn bị thu giữ trong chuyên án. 

Cuối năm 2020 và từ đầu năm 2021 đến nay, Phòng CSHS đã xác lập nhiều chuyên án, bắt giữ, xử lý nhiều vụ án, vụ việc liên quan đến tội phạm sản xuất, chế tạo, tàng trữ, mua bán trái phép vật liệu nổ và vũ khí quân dụng. Điển hình là chuyên án đấu tranh với nhóm đối tượng chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép vũ khí quân dụng trên địa bàn Thái Nguyên và các tỉnh lân cận (tháng 12/2020) qua hai giai đoạn điều tra đã khởi tố 2 vụ án, 3 bị can: Lường Đình Huấn (SN 1979), Ma Văn Lai (SN 1983), cùng trú tại thôn Bản Tuốm, xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn; Hoàng Văn Chung (SN 1971), trú tại xóm Kim Sơn, xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Trong chuyên án nêu trên, Huấn và Chung tham gia sản xuất, chế tạo vũ khí quân dụng và Lai có vai trò tiêu thụ trên địa bàn nhiều tỉnh, thành; tang vật thu giữ gồm 7 khẩu súng, 204 viên đạn, 44 hạt nổ và một số chi tiết, thiết bị, máy hàn, máy cắt, máy mài các đối tượng sử dụng để chế tạo súng, đạn. Đặc biệt, chuyên án này cũng có mối liên hệ và là mắt xích quan trọng để cơ quan điều tra lần ra một đường dây sản xuất, chế tạo, mua bán vũ khí quân dụng liên tỉnh, có yếu tố nước ngoài sau này.

Qua rà soát, các trinh sát thấy nổi lên đối tượng Dương Văn Vai (SN 1962), trú thôn Quang Thái, xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Vai cùng đồng bọn đã có 20 năm kinh nghiệm sản xuất, chế tạo, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng; hoạt động liên tỉnh, cấu kết với đối tượng người Trung Quốc, khi giao dịch thường sử dụng tiếng dân tộc Tày, luôn sẵn vũ khí "nóng" chống trả lực lượng Công an khi bị vây bắt nên gây khó khăn trong việc tiếp cận.

"Quá trình hoạt động của đối tượng hết sức tinh vi khi hàng ngày Vai vẫn đi làm đồng như bao người dân, thường xuyên giao tiếp với bà con nhân dân và cán bộ Công an cơ sở để tạo vỏ bọc về một công dân tích cực nhằm che giấu hành vi phạm tội", Trung tá Trần Thanh Nguyện, Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự trực tiếp chỉ đạo chuyên án thông tin.

Trước tình hình trên, Phòng CSHS đã phân công nhiều lượt trinh sát bí mật tiếp cận Vai và các đối tượng để thu thập thông tin, tài liệu. Qua 6 tháng bám sát địa bàn, bám sát đối tượng, các trinh sát phát hiện tại nhà Vai có lắp đặt hệ thống camera để liên lạc với các đối tượng ở Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên và đối tượng người Trung Quốc để thiết lập đường dây mua bán vũ khí qua biên giới tiêu thụ. Do tình hình dịch bệnh COVID-19, lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ, vũ khí không thể vận chuyển qua đường biên nên các đối tượng chuyển hướng tiêu thụ trong nước, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận.

"Tiếp xúc với thuốc nổ, súng đạn nhiều năm nên Vai sử dụng thành thạo các loại chất chứa tiền chất để chế tạo ra thuốc nổ và sửa chữa súng từ đơn giản đến hiện đại... Tính tình đối tượng hết sức hung bạo, sẵn sàng chống trả, dùng súng bắn thẳng vào người khác nếu xảy ra mâu thuẫn hoặc bị phát hiện, bắt giữ", một cán bộ trinh sát kể lại.

Thêm vào đó, khách hàng thường xuyên qua lại mua thuốc nổ, vũ khí quân dụng của Vai là các đối tượng người Trung Quốc, các đối tượng lưu manh, côn đồ, đâm thuê chém mướn. Vai thường hẹn gặp người mua hàng tại địa điểm bất ngờ, bí mật, không theo quy luật để hướng dẫn sử dụng, cung cấp thuốc nổ, súng đạn cho người mua rồi bất ngờ bỏ đi, xóa mọi dấu vết...

Khoảng 14h45 ngày 18/3, tại khu vực xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, tổ công tác Phòng CSHS Công an tỉnh Thái Nguyên bắt quả tang Dương Văn Vai mang 2 khẩu súng tiểu liên AK và 50 viên đạn đi bán. Khám xét khẩn cấp nhà đối tượng, lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ 3 viên đạn và 1 vỏ đạn. Ngày 23/3, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Nguyên đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam Dương Văn Vai về tội "Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép vũ khí quân dụng".

Qua nguồn tin trinh sát được biết, ngoài cầm đầu đường dây chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép súng tiểu liên AK trên địa bàn các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Vai cũng chế tạo, mua bán các loại súng quân dụng khác, thậm chí là lựu đạn. Đối tượng có 2 tiền án về tội "Mua bán phụ nữ", "Mua bán hàng cấm", thường xuyên vượt biên trái phép sang Trung Quốc.

Ngoài những ổ nhóm chế tạo, sản xuất lớn với nhiều đối tượng, mắt xích tạo thành đường dây khép kín, vẫn còn những đối tượng nhỏ lẻ tự chế tạo súng để săn bắn, phòng thân, hoặc mua bán kiếm lời. Chiều 27/5, tổ công tác Phòng CSHS Công an tỉnh Thái Nguyên phát hiện, bắt quả tang Tô Văn Thịnh (SN 1991), trú tại xóm Trúc Mai, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai đang vận chuyển 2 khẩu súng quân dụng dài khoảng 70cm và 6 viên đạn.

Thịnh khai nhận, từ năm 2018 đã mua các bộ phận bằng kim loại về chế tạo súng và đạn để săn bắn. Khoảng 15h ngày 28/6, trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Thái Nguyên phát hiện, bắt quả tang Dương Thanh Tùng (SN 1991), trú tại thị trấn Đu, huyện Phú Lương mua bán trái phép vũ khí quân dụng; thu giữ 1 khẩu súng AK, 1 súng Colt, 16 viên đạn. Khám xét khẩn cấp nơi ở của đối tượng, lực lượng chức năng thu giữ thêm 20 viên đạn AK và 2 khẩu súng bắn bằng khí nén...

Xác định vũ khí quân dụng còn tiềm ẩn trong nhân dân, đặc biệt các đối tượng có hành vi chế tạo, sản xuất nhằm bán cho các đối tượng hình sự, thực hiện các hành vi phạm tội nên Phòng CSHS Công an tỉnh Thái Nguyên song song các nhiệm vụ vẫn triệt để thực hiện Kế hoạch số 105.

"Bên cạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nắm và thực hiện, chúng tôi tăng cường chỉ đạo công tác nghiệp vụ, tiến hành điều tra cơ bản, xác lập chuyên án điều tra, triệt phá các đường dây, ổ nhóm như các chuyên án ở trên, nhằm chấm dứt tình trạng vũ khí quân dụng trôi nổi trong nhân dân, gây nguy cơ phức tạp về an ninh, trật tự", Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng nhấn mạnh.

Quỳnh Vinh

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文