Chiếm đoạt sim điện thoại và tài khoản ngân hàng lấy 10 tỷ đồng

19:55 17/06/2022

Ngày 17/6, Công an quận Hà Đông, Hà Nội cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhóm 5 đối tượng về các tội danh "Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức" và "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".

Các đối tượng gồm Phạm Thu Diệu (SN 1991; trú tại xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá); Nguyễn Quang Anh (SN 1987; trú tại phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội), Nguyễn Ngọc Cảnh (SN 1984; trú tại xã Yên Luật, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ), Trần Thị Thu Hương (SN 1980, trú tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội), Nguyễn Hà Trung (SN 1987; trú tại phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Qua công tác nắm tình hình và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nghiệp vụ của Công TP Hà Nội và Bộ Công an, tháng 5/2022, Công an quận Hà Đông có thông tin về một số trường hợp bị các đối tượng chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.

Các đối tượng trong vụ án. 

Quá trình rà soát đã dựng được chân dung đối tượng cầm đầu là Phạm Thu Diệu. Từ việc nắm được sơ hở trong giao dịch chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng, đối tượng nảy ý định thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền trong tài khoản bằng hình thức chiếm đoạt sim điện thoại đăng ký tài khoản của chủ tài khoản.

Diệu đang được tại ngoại chờ xét xử do nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong một vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức khác, vì thế có thủ đoạn tinh vi để trốn tránh sự phát hiện của cơ quan Công an.

Để tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng, Diệu mua thông tin tài khoản ngân hàng qua mạng xã hội. Sau đó, đối tượng lôi kéo Nguyễn Thanh Tuấn cùng thực hiện hành vi phạm tội. Theo sự phân công của Diệu, Tuấn có nhiệm vụ làm lại sim điện thoại của chủ tài khoản với giá thoả thuận 25 triệu đồng/1 sim. Sau khi thống nhất với Diệu, Tuấn sẽ liên lạc với Nguyễn Quang Anh, là đại lý uỷ quyền của nhà mạng viễn thông; mua thông tin chủ thuê bao số sim điện thoại cần làm lại theo yêu cầu của Diệu với giá 150 nghìn đồng/1 sim.

Tiếp đó, Tuấn mua chứng minh nhân dân giả mang tên chủ thuê bao số sim cần làm lại với giá 1,5 triệu đồng; các đối tượng Nguyễn Ngọc Cảnh, Trần Thị Thu Hương, Nguyễn Hà Trung dùng các chứng minh nhân dân giả đến các cửa hàng mạng viễn thông để cấp lại sim với giá thoả thuận 5 triệu đồng/1 sim.

Sau khi chiếm đoạt được sim điện thoại của chủ tài khoản ngân hàng, Tuấn liên hệ với Cảnh để Cảnh giao sim điện thoại cho Diệu. Đối tượng chủ mưu, cầm đầu đã lắp sim vào điện thoại, tải ứng dụng chuyển tiền của ngân hàng, xin cấp lại mật khẩu tài khoản ngân hàng rồi đăng nhập vào tài khoản, chuyển khoản toàn bộ tiền trong tài khoản của chủ tài khoản đến nhiều tài khoản trung gian, mua bán tiền ảo để thực hiện việc rửa tiền, tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng.

Từ ngày 22/5 đến ngày 31/5/2022, nhóm đối tượng này đã chiếm đoạt được khoảng 10 tỷ đồng. Hiện vụ án đang được điều tra mở rộng.

Xuân Mai

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lào Cai ngày 21/11 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án lừa đảo môi giới hôn nhân với người nước ngoài… Đây chỉ là một trong những vụ án được Công an tỉnh Lào Cai điều tra, phát hiện trong thời gian qua. Theo Công an tỉnh Lào Cai, từ khi Chính phủ áp dụng chính sách cấp visa điện tử (Evisa) cho người nước ngoài, số người Trung Quốc dùng thị thực Evisa nhập cảnh Việt Nam tăng lên. Một số đã khai mục đích du lịch hoặc làm việc để sang Việt Nam tìm vợ… Từ các vụ án được phát hiện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文