Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan tiếp tục bị truy tố trong vụ rửa tiền hơn 445.000 tỷ đồng

13:02 15/07/2024

Trong vụ án thứ hai, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan và đồng phạm có hành vi lừa đảo hơn 30.000 tỷ đồng của 35.000 nhà đầu tư; rửa tiền hơn 445.000 tỷ đồng và chuyển trái phép qua biên giới hơn 4,5 tỷ USD. Tỷ phú Hong Kong Chu Lập Cơ (chồng Trương Mỹ Lan) bị truy tố về tội “Rửa tiền” trong vai trò đồng phạm với vợ.

Ngày 15/7, Viện KSND tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 bị can khác trong vụ án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2) về các tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Trong đó, bị can Trương Mỹ Lan cùng ba bị can khác bị truy tố về cả ba tội danh trên.

Theo cáo trạng, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được Trương Mỹ Lan thành lập, nắm giữ 60% cổ phần và làm Chủ tịch Hội đồng quản trị từ năm 1992 đến nay. Ngoài ra, Trương Mỹ Lan thông qua người thân, pháp nhân và cá nhân khác đứng tên hộ để nắm giữ phần lớn cổ phần tại Ngân hàng SCB, Công ty Chứng khoán TVSI; qua đó thao túng, chỉ đạo, điều hành và chi phối mọi hoạt động của các pháp nhân này.

Ở tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, từ năm 2018 đến năm 2020, Trương Mỹ Lan đã đề ra chủ trương và chỉ đạo các bị can: Đinh Văn Thành (Chủ tịch Hội đồng quản trị), Võ Tấn Hoàng Văn (Tổng Giám đốc), Nguyễn Phương Hồng (Phó Tổng Giám đốc) thuộc Ngân hàng SCB; Nguyễn Tiến Thành (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán TVSI) và Hồ Bửu Phương (Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VTP) sử dụng 4 công ty gồm: Công ty An Đông, Công ty Sunny World, Công ty Quang Thuận và Công ty Setra phát hành 25 mã trái phiếu khống với tổng khối lượng là 308 triệu trái phiếu.

Bị can Trương Mỹ Lan.

Qua đó, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã huy động vốn của 35.824 nhà đầu tư (nhà đầu tư thứ cấp), thu về tổng số tiền 30.081 tỷ đồng, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, không đúng mục đích phát hành dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu.

Ở tội “Rửa tiền”, từ ngày 1/1/2018 đến ngày 7/10/2022, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt tổng số tiền là 445.748 tỷ đồng thông qua tham ô tài sản của Ngân hàng SCB và phát hành trái phiếu trên.

Trong quá trình chiếm đoạt số tiền này, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo đồng phạm thực hiện các hành vi rút tiền, chuyển tiền ra khỏi hệ thống Ngân hàng SCB nhằm che giấu nguồn gốc, hợp thức sử dụng số tiền tiền do phạm tội mà có.

Số tiền này chủ yếu để chi trả các khoản vay của các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại Ngân hàng SCB; trả nợ giữa các công ty và cá nhân trong Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vay mượn nhau; chuyển tiền ra nước ngoài thanh toán các hợp đồng khống.

Bị can Chu Lập Cơ.

Ở tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”, Trương Mỹ Lan bị cáo buộc cùng đồng phạm dùng các hợp đồng khống, chuyển ra nước ngoài hơn 1,5 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, có hơn 3 tỷ USD được chuyển về Việt Nam trái pháp luật. Tổng số được vận chuyển trái phép tương đương hơn 106.730 tỷ đồng. Trương Mãy Lan khai, tiền chuyển về Việt Nam là đi vay, còn ở chiều ngược lại là trả nợ.

Liên quan đến vụ án này, cơ quan CSĐT Bộ Công an có công văn kèm yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự gửi nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa; Cục Tư pháp đặc khu kinh tế Hong Kong; Tổng trưởng lý các quần đảo British và Cayman thuộc Anh.

Nội dung công văn đề nghị các quốc gia, vùng lãnh thổ trên phối hợp xác minh về pháp lý của 11 tổ chức và giám đốc đại diện của họ; đặc biệt là quan hệ của 11 tổ chức này với vợ chồng Trương Mỹ Lan, Chu Lập Cơ (Chu Nap Kee Eric); mối quan hệ giữa các tổ chức trên với một số tổ chức, cá nhân tại Việt Nam…

Ngoài ra, cơ quan CSĐT Bộ Công an cảnh sát còn đề nghị tương trợ tư pháp, xác minh đối tượng tên Chiu Bing Keung Kenneth, Chen Yi Chung về các nội dung liên quan vụ án Trương Mỹ Lan. Tuy nhiên đến nay, các yêu cầu tương trợ tư pháp chưa có kết quả.

Tháng 4/2024, trong lần đầu tiên hầu tòa, Trương Mỹ Lan bị TAND TP Hồ Chí Minh tuyên án tử hình về các tội: “Tham ô tài sản”, “Đưa hối lộ”, “Vi phạm quy định về cho vay” xảy ra tại Ngân hàng SCB. Sau phiên tòa sơ thẩm, nhiều bị cáo trong vụ án kháng cáo nên hồ sơ đã được chuyển tới TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh để giải quyết theo thẩm quyền.

Trong vụ án này, tỷ phú Hong Kong, Chu Lập Cơ (Chu Lap Kee Eric) bị truy tố về tội “Rửa tiền” trong vai trò đồng phạm với vợ là Trương Mỹ Lan. Tại phiên tòa sơ thẩm, Chu Lập Cơ bị TAND TP Hồ Chí Minh tuyên phạt 9 năm tù. Bản án sơ thẩm xác định, Chu Lập Cơ thông đồng, cho vay sai quy định để rút tiền của Ngân hàng SCB. Sau phiên tòa sơ thẩm, Chu Lập Cơ đã kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Nguyễn Hưng

Trong số 22 doanh nghiệp tham gia đấu giá quyền khai thác 4 mỏ khoáng sản, một doanh nghiệp “sơ sinh” mới 19 ngày tuổi đã “vượt mặt” 21 đàn anh để trúng đấu giá 3/4 mỏ với giá cao ngất ngưởng. Trước  sự bất thường này, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đã ký văn bản hỏa tốc giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp các đơn vị, địa phương liên quan rà soát, kiểm tra quy trình đấu giá.

Sau khi thu về số tiền 2.700 tỷ đồng hưởng lợi từ việc chuyển nhượng trái phép Dự án Đại Ninh, đại gia Nguyễn Cao Trí dùng một phần để hối lộ loạt quan chức từ Trung ương đến tỉnh Lâm Đồng. Số tiền còn lại, Nguyễn Cao Trí dùng chủ yếu để tái đầu tư, mua cổ phần, kinh doanh, trả nợ, cho vay hoặc thanh toán mua tài sản.

Thông tin trên được Thiếu tướng Nguyễn Văn Trung, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông chia sẻ tại Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra ngày 4, 5/11 tại Hà Nội. Hội thảo do Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức.

Tổng thống Nga Vladimir Putin, chủ nhà của Hội nghị cấp cao BRICS, đã làm thất vọng cả những người chống thực dân và những người cảnh báo về phương Tây, khi thừa nhận vào tuần trước rằng các thành viên của khối "chưa thiết lập được” một hệ thống thanh toán để thách thức hệ thống ngân hàng toàn cầu giao dịch bằng đồng USD.

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày ra số báo đầu tiên (1/11/1946 – 1/11/2024), Báo CAND phát hành ấn phẩm An ninh thế giới số Đặc biệt bao gồm các bài viết hấp dẫn về lực lượng CAND, công tác đảm bảo an ninh trật tự và các vấn đề kinh tế - xã hội lớn của đất nước. Mời độc giả đón đọc. 

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khi thảo luận tổ tại Quốc hội, chiều 26/10/2024, nêu rõ: “Tôi và nhiều người rất quan tâm, bức xúc về vấn đề lãng phí. Có những dự án nhìn thấy được, nhưng dân hỏi không trả lời được, như đất “vàng” để hàng chục năm trời cho cỏ mọc, phải có ai chịu trách nhiệm chứ, nếu không làm được thì thu hồi".

Gần đây, thị trường bất động sản đang chứng kiến sự gia tăng giá nhà đất một cách bất thường. Một phần nguyên nhân của hiện tượng này đến từ các chiêu trò “thổi giá” của những môi giới bất động sản. Với các thủ thuật tinh vi, một số nhóm môi giới không chỉ tạo nên cơn sốt đất ảo mà còn đánh lừa người mua về giá trị thực của tài sản.

Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).

Tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên thế giới diễn biến phức tạp, ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng mạnh cả về nguồn cung và nguồn cầu, đã có tác động mạnh mẽ đến công tác phòng, chống tội phạm ma túy trong nước ta.

Ngày 3/11, Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý Công an TP Hà Nội cho biết đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý tại cơ sở kinh doanh karaoke Bình Minh Nhớ, có địa chỉ tại thôn Phượng Vũ, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文