Cựu Chủ tịch UBND TP Hạ Long bị đề nghị tổng mức án từ 15 đến 17 năm tù

13:03 21/04/2023

Ngày 21/4, phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Phạm Hồng Hà, cựu Chủ tịch UBND TP Hạ Long, Trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long cùng 27 bị cáo khác trong vụ án tại Công ty CP Quản lý đường sông số 3 (tỉnh Quảng Ninh) do TAND tỉnh Quảng Ninh tiến hành bước sang ngày thứ ba.

Trong vụ án này, bị cáo Phạm Hồng Hà bị truy tố về hai tội danh "tham ô tài sản" và "nhận hối lộ".

27 cáo bị cáo còn lại bị truy tố với các tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; nhận hối lộ; đưa hối lộ; mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo cáo trạng, từ năm 2016, Sở GTVT Quảng Ninh bàn giao một số tuyến đường thủy nội địa trên khu vực vịnh Hạ Long cho Ban quản lý vịnh Hạ Long tiếp quản theo phân cấp.

Sau khi tiếp nhận, Ban Quản lý vịnh Hạ Long với vai trò là chủ đầu tư đã triển khai đấu thầu công khai các gói thầu về công tác quản lý, bảo trì, đầu tư, xây lắp, cung cấp, vận chuyển trên tuyến đường thủy nội địa thuộc vịnh Hạ Long.

Bị cáo Phạm Hồng Hà, cựu Chủ tịch UBND TP Hạ Long tại tòa.

Biết được thông tin này, Phạm Văn Phả khi đó là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần quản lý đường sông số 3 đã tiếp cận  ông Phạm Hồng Hà với mục đích được thực hiện các gói thầu trên.

Quá trình gặp gỡ, ông Hà đã đồng ý giúp đỡ và yêu cầu trích phần trăm với tỉ lệ 5% giá trị hợp đồng cho riêng cá nhân ông Hà, kèm theo đó là 3-5% giá trị hợp đồng dành cho những người liên quan khác.

Bên cạnh đó, đối với các gói thầu đầu tư, xây dựng lắp không thể "bớt xén" được khối lượng công việc thì phải trích lại 3% hợp đồng cho ông Hà và 3% cho những người liên quan khác.

Sau khi thống nhất tỷ lệ ăn chia, trong khoảng thời gian từ năm 2017 - 2021, Công ty cổ phần quản lý đường sông 3 đã ký kết được tổng cộng 18 hợp đồng với Ban Quản lý vịnh Hạ Long, với tổng giá trị lên tới hơn 69 tỉ đồng.

Quá trình điều tra, cơ quan công an xác định, chỉ với 4 hợp đồng quản lý, bảo trì, các bị can trong vụ án đã lập khống hồ sơ nghiệm thu để chiếm đoạt số tiền hơn 4,5 tỉ đồng.

Đồng thời các bị cáo đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tổng số tiền 23,56 tỷ đồng của các đơn vị gồm: Cục Đường Thủy nội địa Việt Nam, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Đông Triều, Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển hạ tầng Vân Đồn.

Cơ quan điều tra cũng làm rõ, bị cáo Phạm Hồng Hà đã có 6 lần nhận hối lộ trực tiếp từ Phạm Văn Phả với tổng số tiền 725 triệu đồng.

Căn cứ kết quả điều tra và lời khai nhận tội của các bị cáo trước tòa, Viện KSND tỉnh Quảng Ninh đã trình bày quan điểm luận tội và đề nghị mức hình phạt đối với Phạm Văn Phả và Đỗ Công Hào (cựu Giám đốc Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 3) tổng mức án mỗi người 30 năm tù cho cả 3 tội là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản và đưa hối lộ.

Các bị cáo khác nguyên là lãnh đạo Công ty cổ phần Quản lý đường sông số 3 bị đề nghị mức án 13 - 21 năm cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tham ô tài sản, nhận hối lộ.

Riêng cựu Chủ tịch UBND TP Hạ Long Phạm Hồng Hà bị đề nghị tổng mức án từ 15 - 17 năm tù về tội danh tham ô tài sản và nhận hối lộ.

Viện KSND tỉnh Quảng Ninh cũng đề nghị các mức án phù hợp với tội trạng của các bị cáo khác, trong đó mức thấp nhất là 36 tháng tù và cho hưởng án treo.

Văn Minh

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文