Cựu Chủ tịch và Tổng Giám đốc Cienco-1 hầu tòa vì tự ý xóa nợ hàng trăm tỷ đồng

16:44 03/04/2023

Theo tin từ TAND TP Hà Nội, ngày 6/4, cơ quan này sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Phạm Dũng (SN 1961, cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên (HĐTV) và bị cáo Cấn Hồng Lai (SN 1955, cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 - Công ty cổ phần Cienco-1) cùng đồng phạm về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Thẩm phán Đào Bá Sơn làm chủ tọa phiên tòa. Thực hành quyền công tố và giám sát hoạt động xét xử là 4 kiểm sát viên Viện KSND TP Hà Nội. 14 luật sư tham dự phiên tòa để bào chữa cho các bị cáo. Phía Cienco-1 cũng có luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Theo cáo trạng, Cienco-1 ban đầu thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Năm 2013, có chủ trương cổ phần hóa nên Bộ Giao thông Vận tải ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa do bị cáo Phạm Dũng là Trưởng ban, bị cáo Cấn Hồng Lai là Phó trưởng Ban thường trực.

Tháng 6/2014, Cienco-1 được cổ phần hóa thành công với đăng ký kinh doanh mới thể hiện vốn điều lệ doanh nghiệp này là 700 tỷ đồng, trong đó có 35% của Nhà nước. Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải thoái toàn bộ 35% vốn. Quá trình cổ phần hóa, các bị cáo trong vụ án và một số người, đơn vị liên quan có sai phạm gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng.

Cựu Chủ tịch HĐTV Cienco1 Phạm Dũng (trái) và cựu Tổng Giám đốc Cienco1 Cấn Hồng Lai.

Sai phạm thứ nhất thể hiện qua việc, nhóm bị cáo Cần Hồng Lai đã xóa khoản nợ phải thu 184 tỷ đồng sai quy định. Kết quả điều tra xác định, từ năm 2010 đến năm 2012, Cienco-1 đã trích lập dự phòng với những khoản thu khó đòi của 50 công ty với số tiền 306 tỷ đồng.

Năm 2013, để xử lý các vấn đề khi cổ phần hóa, nhóm bị cáo Cấn Hồng Lai xác định, 50 công ty trên nợ Cienco-1 với tổng số 364 tỷ đồng có 184 tỷ đồng là nợ “khó đòi” nên quyết định xóa nợ, dù đây là tài sản công. Sau khi cổ phần, nhóm điều hành mới của Cienco-1 đã đòi được 65 tỷ đồng trong số này nhưng không bàn giao cho Nhà nước.

Cienco-1 trước khi cổ phần hóa phải bàn giao “các khoản nợ phải thu đã xử lý xóa nợ” cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam. Tuy vậy, nhóm bị cáo Cấn Hồng Lai và cấp dưới khi bàn giao đã “bỏ quên” 184 tỷ đồng. Quá trình điều tra, bị cáo Cấn Hồng Lai thừa nhận sai phạm nhưng cho rằng, vẫn thực hiện với động cơ “Làm đẹp sổ sách kế toán, thuận tiện việc chào bán cổ phần phục vụ cổ phần hóa”.

Sai phạm thứ hai thể hiện qua việc, Cienco-1 khi cổ phần hóa còn “bỏ quên” giá trị quyền sử dụng 4 khu đất vào giá trị doanh nghiệp. Số tài sản này gồm 422m2 tại số 135 Nguyễn Văn Đậu, TP Hồ Chí Minh; 916m2 tại TP Tân An, tỉnh Long An; 16.706m2 tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang và 852m2 tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Theo quy định của Chính phủ, khi doanh nghiệp cổ phần hóa, UBND cấp tỉnh sẽ có ý kiến chính thức để làm căn cứ xác định giá trị đất. Tuy nhiên, nhóm lãnh đạo Cienco-1 và các bị cáo thuộc Công ty A&C đã xác định 4 khu đất trên là “tài sản cố định vô hình” với tổng giá trị 12,6 tỷ đồng.

Hội đồng định giá tài sản tố tụng hình sự tại 4 tỉnh thành trên xác định, năm 2013, tổng giá trị 4 khu đất của Cienco-1 là hơn 67,4 tỷ đồng. Do vậy, hành vi của bị cáo Cấn Hồng Lai và các bị cáo khác gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 54,7 tỷ đồng.

Nguyễn Hưng

Ngày 20/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tống đạt các Quyết định và bắt tạm giam đối với Đặng Tùng Lâm (SN 1989, HKTT tại Tổ 10, phường Quyết Thắng, TP Sơn La; nơi ở: đường Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Lãnh tụ Tối cao Iran Ali Khamenei phê chuẩn Phó Tổng thống thứ nhất Mohammad Mokhber làm quyền Tổng thống Iran, sau khi Tổng thống Ebrahim Raisi qua đời vì tai nạn trực thăng.

Khi Thanh tra vào cuộc xác minh kiến nghị của người dân mới phát hiện một khu đất công bị biến thành đất tư, quá trình lập thủ tục đăng ký, xét duyệt, thẩm định và đề nghị cấp "sổ đỏ" có dấu hiệu tội phạm. Sau đó cơ quan điều tra đã đấu tranh làm rõ hành vi phạm tội nên hai cán bộ lãnh đạo phường cùng hai đồng phạm vào vòng tố tụng hình sự.

Sau năm ngày xét xử sơ thẩm nhóm tội phạm trong đường dây “rửa tiền” xuyên quốc gia cho các app đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với giao dịch rút tiền mặt mỗi ngày từ 20 đến 150 tỷ đồng, chiều 20/5, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với nhóm tội phạm này.

UBND TP Hà Nội đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ có biện pháp quản lý nhà nước về hoạt động khai thác cát trên địa bàn. Đồng thời, yêu cầu Công an TP Hà Nội và các đơn vị liên quan tăng cường tuần tra, kiểm soát ngăn chặn, phát hiện, điều tra xử lý nghiêm hành vi khai thác cát, khoáng sản trái phép.

Đối tượng đó là Phạm Khắc Dũng (SN 1984, HKTT tại số 98/455 đường Hà Huy Tập, thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Liên quan đến vụ án trên, ngày 20/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) cho biết đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Dũng về hành vi “Chiếm giữ trái phép tài sản”.

Thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Thứ trưởng Lương Tam Quang trao tặng lẵng hoa và gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới chư tôn đức trong Hội đồng chứng minh, Hội đồng trị sự Trung ương GHPGVN và toàn thể tăng, ni, phật tử một mùa Phật đản an lạc, cát tường.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文