Cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm chi tiền để "tìm hiểu" thông tin về mình khi bị điều tra

11:02 19/07/2024

Sáng 19/7, phiên tòa xét xử 254 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm, các trung tâm đăng kiểm, Chi cục Đăng kiểm TP Hồ Chí Minh và các địa phương khác được tiếp tục với phần thẩm tra lý lịch các bị cáo và các cá nhân, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Kết thúc phần thẩm tra lý lịch, chủ tọa phiên tòa cho biết, trong vụ án có 254 bị cáo bị truy tố theo từng nhóm tội danh, hành vi. Đối với các bị cáo đang bị tạm giam tại Trại giam Chí Hòa, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, trong ngày xét xử, HĐXX sẽ thẩm vấn từ 15-30 bị cáo. HĐXX sẽ có danh sách bị cáo cụ thể gửi cho trại giam để dẫn giải đến tòa.

HĐXX lưu ý, tại phần xét hỏi các bị cáo tại ngoại và luật sư bào chữa cho các bị cáo này phải có mặt tại tòa. Tương tự, HĐXX cũng lưu ý các luật sư tham gia phiên tòa sẽ tranh luận theo từng nhóm bị cáo. Nếu luật sư vắng mặt thì HĐXX sẽ không quay lại phần tranh luận.

Kết thúc phần thẩm tra lý lịch, đại diện VKSND TP Hồ Chí Minh bắt đầu công bố cáo trạng.

Hai cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam (từ trái qua, Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà).

Theo cáo trạng, trong thời gian từ tháng 3/2019 đến tháng 7/2021, bị cáo Đặng Việt Hà là Phó cục trưởng Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam, phụ trách, quản lý hoạt động của Phòng Kiểm định xe cơ giới (phòng VAR) thực hiện chức năng giúp Cục trưởng (khi đó là bị cáo Trần Kỳ Hình), quản lý công tác kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các loại xe cơ giới, kiểm tra xe máy chuyên dùng đang lưu hành trong phạm vi cả nước.

Thời gian từ tháng 8/2021 đến tháng 9/2022, sau khi bị cáo Trần Kỳ Hình nghỉ hưu, ông Đặng Việt Hà được bổ nhiễm giữ chức vụ Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam. Đặng Việt Hà biết các đăng kiểm viên tại Phòng kiểm định xe cơ giới nhận tiền hối lộ của các Công ty thiết kế trong quá trình thẩm định hồ sơ thiết kế cải tạo xe cơ giới nên đã chỉ đạo, yêu cầu Trần Anh Quân, Quyền Trưởng phòng VAR, đặt lợi ích của Hà lên trên hết.

Theo đó, Trần Anh Quân đã triển khai chỉ đạo của tân Cục trưởng, thống nhất với các đăng kiểm viên về việc chia cho Đặng Việt Hà 400.000 đồng/hồ sơ thẩm định đạt và được Hà đồng ý. Thời gian này, phòng VAR đã thẩm định và cấp 13.388 Giấy chứng nhận thấm định thiết kế xe cơ giới cải tạo, số tiền hối lộ bị cáo Hà được Trần Anh Quân chia là 13.388 X 400.000 đồng = 5.355.200.000 đồng.

Như vậy, tổng số tiền bị cáo Đặng Việt Hà đã nhận hối lộ trong việc thẩm định hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hơn 5,6 tỷ đồng. Ngoài ra, kết quả điều tra xác định Đặng Việt Hà còn nhận tiền hối lộ của các Trung tâm đăng kiểm số tiền hơn 2,2 tỷ đồng...

Bị cáo Đặng Việt Hà (bên phải, hàng trên) và bị cáo Trần Anh Quân (phía sau).

Quá trình điều tra, Đặng Việt Hà khai nhận vai trò nhiệm vụ, chức năng quyền hạn của mình và còn thừa nhận hành vi nhận hối lộ của mình là trái pháp luật và xác định ngoài số tiền nhận từ Trần Anh Quân hơn 5,5 tỷ đồng, bị cáo còn nhận từ Phòng Tàu sông và các chi cục đăng kiểm số tiền là 980 triệu đồng; nhận từ các Trung tâm đăng kiểm khối V phía Bắc 990 triệu đồng và nhận từ các Trung tâm đăng kiểm khối V tại TP Hồ Chí Minh tổng số tiền là 860 triệu đồng. Như vậy, tổng số tiền mà Đặng Việt Hà đã nhận hối lộ trên cả nước là 8,55 tỷ đồng. Đặng Việt Hà đã nộp 2 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.

Ngoài ra, cựu Cục trưởng còn khai nhận, do nhận thức được số tiền nhận được là trái pháp luật, lo sợ nên Đặng Việt Hà đã trả lại 5 tỷ đồng cho Trần Anh Quân, sau đó theo giới thiệu của Lại Thái Phong (Phó trưởng phòng VAR), Đặng Việt Hà đã chỉ đạo Trần Anh Quân đưa cho Phong đổi 100.000 USD để Hà đưa cho Phong, rồi Phong đưa cho Nguyễn Văn Chung tìm hiểu thông tin liên quan đến kết quả điều tra của cơ quan Công an. Khi biết Nguyễn Văn Chung đưa ra thông tin gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Đặng Việt Hà đã gửi đơn tố cáo đối tượng này tới cơ quan chức năng.

Bùi Thanh - Minh Đức

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Cao (SN 1962), Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng 767 (địa chỉ tại số 670 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) và 2 nhân viên công ty này về tội “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文