Cựu Giám đốc Công ty Lilama đã rửa tiền như thế nào?

17:32 18/10/2023

Viện KSND tỉnh Lào Cai vừa ban hành cáo trạng để truy tố các bị can về các tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”, “Rửa tiền” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ” trong vụ án khai thác quặng trái phép xảy ra tại thôn 2, xã Đồng Tuyển, TP Lào Cai.

Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, Viện KSND tỉnh Lào Cai xác định, các bị can Nguyễn Mạnh Thừa (cựu Giám đốc Công ty Lilama), Nguyễn Quang Huy (cựu Tổng giám đốc Công ty Apatit), Phạm Cao Khiêm (cựu Phó Tổng giám đốc Công ty Apatit), Nguyễn Ngọc Bích (cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Apatit), Lương Văn Na (cựu Phó Tổng giám đốc Công ty Apatit), Cao Văn Tham (cựu Phó Trưởng phòng kế hoạch thị trường Công ty Apatit), Nguyễn Văn Bình (nguyên thành viên Hội đồng thành viên Công ty Apatit) và Nguyễn Văn Chung (nguyên Phó Trưởng phòng và phụ trách Phòng kỹ thuật, điều độ, sản xuất Công ty Apatit), biết rõ việc khai thác quặng Apatit phải có giấy phép, song từ năm 2012 đến 2015, mặc dù chưa được cơ quan có thẩm quyền nào cấp giấy phép khai thác quặng Apatit nhưng bị can Thừa đã lợi dụng vào việc Công ty Lilama được UBND tỉnh Lào Cai cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án khách sạn, nhà hàng và sử dụng các Văn bản 839/ UBND-CN ngày 11/4/2012, Văn bản số 2160/UBND-CN ngày 2/8/2012, Văn bản số 1717/UBND-CN ngày 20/5/2013 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành chưa đúng quy định của pháp luật để chỉ đạo khai thác trái phép trong phạm vi diện tích 5,99 ha (trong đó có 3,77ha là diện tích Công ty Lilama được cấp Giấy chứng nhận đầu tư xây dựng dự án khách sạn, nhà hàng và 2,22 ha khai thác ngoài) thuộc Khai trường 18 thôn 2 xã Đồng Tuyển, TP Lào Cai được tổng số 1.532.70991 tấn quặng Apatit các loại trị giá hơn 610 tỷ đồng và 39.056 tấn quặng Aapatit loại III không có cơ sở xác định giá trị.

Khu đất bỏ hoang sau khi khai thác trái phép quặng.

Cáo trạng xác định, hành vi của các bị can đã xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế và chế độ quản lý của Nhà nước trong nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên. 

Cáo trạng xác định, để hợp thức hoá nguồn tiền thu được từ việc khai thác quặng Apatit trái phép, bị can Nguyễn Mạnh Thừa đã sử dụng tiền do phạm tội mà có vào kinh doanh, giao dịch tài chính ngân hàng và sử dụng vào nhiều việc khác nhằm che dấu nguồn gốc bất hợp pháp số tiền hơn 177 tỷ đồng.

Hành vi phạm tội của các bị can đã xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế và chế độ quản lý của Nhà nước trong nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên. Hành vi rửa tiền của bị can Nguyễn Mạnh Thừa đã xâm phạm đến trật tự công cộng và hoạt động đấu tranh phòng chống, tội phạm, gây ảnh ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự trị an ở địa phương.

Căn cứ vào kết quả điều tra xác định, toàn bộ số tiền hơn 451 tỷ đồng (bao gồm cả thuế VAT) thu được từ việc khai thác, bán 1.365.519,71 tấn quặng Apatit từ năm 2013 đến năm 2015, Thừa đã chỉ đạo nhân viên của Công ty Lilama đưa vào hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo sổ sách, chứng từ và hồ sơ báo cáo quyết toán thuế hàng năm của Công ty Lilama thì toàn bộ số tiền thu được từ việc khai thác, bán quặng đã được Công ty Lilama sử dụng: Chi phí bốc xúc, vận chuyển quặng Apatit hơn 295 tỷ đồng; chi phí thuê phương tiện, máy móc để khai thác quặng Apatit hơn 16 tỷ đồng; chi trả tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho công nhân viên, người lao động hơn 23 tỷ đồng; tiền nộp thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường hơn 33 tỷ đồng; chi thuê khoan phá đá, nổ mìn hơn 6 tỷ đồng; chi mua xăng dầu phục vụ việc khai thác, vận chuyển quặng Apatit hơn 39 tỷ đồng; chi mua phụ tùng sửa chữa thay thế máy móc thiết bị hơn 12 tỷ đồng; nộp vào ngân sách Nhà nước tổng số tiền hơn 50 tỷ đồng.

Quá trình điều tra xác định: Để hợp thức hoá nguồn tiền thu được từ việc khai thác quặng Apatit trái phép, Thừa đã thỏa thuận với 12 cá nhân mà Công ty Lilama thuê vận chuyển quặng và đất đá cho Thừa mượn tài khoản để Công ty Lilama chuyển nhờ số tiền thu được từ việc bán quặng apatit vào tài khoản của các cá nhân này, khi thanh toán thì trả lại cho Thừa.

Khi được các cá nhân này đồng ý, Thừa đã chỉ đạo các kế toán của Công ty Lilama là Lê Văn Nho, Đỗ Phương Thúy, Nguyễn Thị Lành, Vũ Thị Hoa...lập các hợp đồng, biên bản nghiệm thu để nâng khống giá cước vận chuyển quặng, đất đá và nâng khống khối lượng đất đá. Sau đó đến Chi cục thuế huyện Bảo Thắng và Chi cục thuế TP Lào Cai mua hóa đơn bán lẻ theo các hợp đồng kinh tế và biên bản nghiệm thu khống.

Tiếp đó, Thừa chỉ đạo nhân viên kế toán của Công ty Lilama thực hiện chuyển tiền thu được từ việc bán quặng Apatit đã khai thác trái phép từ tài khoản của Công ty Lilama vào tài khoản của 12 cá nhân này.

Từ năm 2013 đến năm 2015, Thừa đã chỉ đạo thực hiện chuyển tiền từ tài khoản của Công ty Lilama đến tài khoản của 12 cá nhân này nhiều lần với tổng số tiền trên 182 tỷ đồng; trong đó có hơn 5,6 tỷ đồng là số tiền cước vận chuyển quặng, đất đá trên thực tế 12 cá nhân này được nhận; số tiền còn lại hơn 177 tỷ đồng là tiền nâng khống về giá cước vận chuyển quặng, đất đá, khối lượng vận chuyển đất đá. Sau khi 12 cá nhân nhận được tiền vào tài khoản đã cùng kế toán của Công ty Lilama được Thừa chỉ đạo rút tiền mặt về đưa cho Thừa hoặc nộp vào tài khoản cá nhân của Thừa, mở tại ngân hàng Agribank.

Số tiền này, Thừa khai nhận sử dụng 2,1 tỷ đồng để mua 1 lô đất BT15B, diện tích 465 m2 tại phường Bắc Cường, TP Lào Cai của Công ty Cổ phần tập đoàn Nam Tiến vào tháng 6/2015 rồi cho con trai là Nguyễn Văn Phú đứng tên chủ sở hữu; hơn 33 tỷ đồng chuyển vào tài khoản của Công ty cổ phần đồng Tả Phời để mua cổ phần tại Công ty này (sau đó số cổ phần này đã chuyển cho Công ty TNHH MTV Triệu Tiến Vương do Nguyễn Quang Triệu, con trai Thừa làm Giám đốc); Thừa rút 5 tỷ đồng từ tài khoản rồi mở tài khoản tiết kiệm, gửi số tiền này vào Ngân hàng Agribank Chi nhánh Lào Cai mang tên Nguyễn Thị Lành (con gái Thừa); đưa cho con dâu là Đỗ Phương Thuý và Đỗ Tuyết Mai gửi tiết kiệm tại các ngân hàng (số tiền này được gửi làm nhiều lần, có khoản đến kỳ hạn lại rút ra gửi tiếp, sau đó rút ra đưa lại cho Thừa); sử dụng hơn 6,5 tỷ đồng mua đất của các hộ dân ngoài phạm vi 3,77 ha để khai thác khoáng sản trái phép; sử dụng 5 tỷ đồng để biếu cho bị can Nguyễn Văn Vịnh, cựu Bí thư tỉnh uỷ Lào Cai vào dịp Tết Nguyên đán năm 2015.

Sau Thanh tra Chính phủ có Kết luận số 3238 ngày 23/12/2017 đã nộp bổ sung số tiền thuế, phí là hơn 11 tỷ đồng. Số tiền còn lại bị can khai sử dụng vào nhiều việc khác và đưa cho một số cán bộ lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, lãnh đạo của Công ty Apatit và một số người khác nhưng quá trình điều tra không làm rõ được.

Xuân Mai

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

Để chứng minh năng lực kinh nghiệm của mình, Liên danh Công ty cổ phần Xây lắp Thủy sản II và Công ty cổ phần Xây dựng vận tải đầu tư kinh doanh nhà Hải Đăng đã “phù phép” biến dự án xây dựng mà liên doanh đã thực hiện có tổng trị giá khoảng 59 tỷ đồng thành dự án 147 tỷ đồng để đủ điều kiện dự thầu và sau đó trúng thầu dự án có tổng trị giá hơn 190 tỷ đồng ở huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 21/11 đã đề cử cựu Tổng chưởng lý bang Florida Pam Bondi, 59 tuổi, làm Tổng chưởng lý Mỹ, nhanh chóng thay thế cựu ứng cử viên Matt Gaetz sau khi ông này rút lui.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文