Cựu Phó Chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến bất ngờ được VKS đề nghị giảm án

17:33 09/06/2022

Chiều 9/6, phiên phúc thẩm vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí" và "tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) do cựu Phó chủ tịch TP Hồ Chí Minh Trần Vĩnh Tuyến và các đồng phạm thực hiện bước vào phần tranh luận.

Đại diện VKSND khẳng định, bản án sơ thẩm xử phạt ông Trần Vĩnh Tuyến (cựu Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh), Lê Tấn Hùng (cựu Tổng Giám đốc SAGRI) cùng các đồng phạm là đúng người, đúng tội. Thiệt hại được xác định tính đến ngày 5/7/2019 (thời điểm khởi tố vụ án) là hơn 672 tỷ đồng.

Đại diện cơ quan công tố xác định trong giai đoạn giữ chức Tổng Giám đốc SAGRI, bị cáo Lê Tấn Hùng biết dự án nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9 (nay là TP Thủ Đức) chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng... nhưng vẫn chỉ đạo cấp dưới hoàn thiện thủ tục, đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh chấp thuận việc chuyển nhượng toàn bộ dự án cho Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú (Công ty Phong Phú).

Viện Kiểm sát đề nghị giảm án cho cựu ông Trần Vĩnh Tuyến -0
Bị cáo Trần Vĩnh Tuyến.

Với cương vị Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, bị cáo Trần Vĩnh Tuyến biết việc chuyển nhượng dự án phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, phải tiến hành thẩm định giá, xác định giá trị chuyển nhượng theo giá thị trường… nhưng đã đồng ý chấp thuận việc chuyển nhượng gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 348 tỷ đồng.

Theo đại diện VKS, bị cáo Trần Vĩnh Tuyến là người có trình độ, hiểu biết, trải qua nhiều cương vị công tác, bị cáo biết và buộc phải biết dự án do SAGRI quản lý phải tiến hành đấu giá, thẩm định giá, thực hiện đúng các thủ tục đất đai, bất động sản... nhưng bị cáo đã ký chấp thuận chuyển nhượng dự án cho Tổng Công ty Phong Phú. Án sơ thẩm xử phạt ông Tuyến 6 năm tù và ông có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, mong sớm đi thi hành án.

Xét thấy gia đình ông Tuyến có công với cách mạng, có đóng góp trong công tác phòng chống COVID-19 nên đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ cho ông từ 6 tháng đến 1 năm tù.

Bị cáo Lê Tấn Hùng.

Là chủ mưu trong vụ án, ông Lê Tấn Hùng bị phạt 25 năm tù, bị cáo Lê Tấn Hùng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

VKS cho rằng, bị cáo Hùng đã chỉ đạo cán bộ trong Công ty SAGRI chuyển nhượng dự án, bị cáo buộc phải biết mục đích chuyển nhượng tài sản Nhà nước, phải thẩm định giá, đấu giá... Tuy nhiên, bị cáo vẫn chấp nhận ký để nghị UBND TP Hồ Chí Minh chấp thuận chuyển nhượng dự án cho Tổng Công ty Phong Phú gây thiệt hạị 672 tỷ đồng.

Ngoài ra, bị cáo Hùng còn chỉ đạo nhân viên lập 10 hồ sơ, hợp đồng khống cho cán bộ, nhân viên SAGRI đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại nước ngoài để chiếm đoạt hơn 13 tỉ đồng.

Theo đại diện VKS, bị cáo Hùng cũng là người chỉ đạo thuộc cấp ký khống hợp đồng...

Tuy nhiên, quá trình điều tra, bị cáo Hùng thành khẩn khai báo, kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, đã khắc phục hậu quả... Đồng thời, bị cáo nhân thân tốt, hoàn cảnh gia đình có con bị bệnh, bản thân bị cáo có nhiều thành tích tốt trong công tác nên VKS cũng đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ cho bị cáo Lê Tấn Hùng này từ 6 tháng đến 1 năm tù.

Bị cáo Trần Trọng Tuấn.

Đối với kháng cáo kêu oan của bị cáo Trần Trọng Tuấn (cựu giám đốc Sở Xây dựng TPHCM) đại diện cơ quan công tố cho rằng người này đã có hành vi sai phạm trong việc tham mưu cho ông Trần Vĩnh Tuyến chấp thuận chuyển nhượng dự án khu nhà ở khu nhà ở tại phường Phước Long B gây thất thoát tài sản Nhà nước. Đại diện cơ quan công tố xác định cấp sơ thẩm, xử phạt bị cáo Tuấn 6 năm tù là có căn cứ, không oan sai.

Với bị cáo Hồ Văn Ngon (cựu Phó tổng giám đốc SAGRI) bị cấp sơ thẩm phạt 5 năm tù. Sau bản án sơ thẩm, ông này kháng cáo toàn bộ bản án nhưng đã tử vong do bệnh ung thư. VKS đề nghị HĐXX đình chỉ vụ án đối với ông Ngon.

Bản án sơ thẩm xác định hành vi sai phạm của các bị cáo gây thiệt hại số tiền 348 tỷ đồng. Tuy nhiên, đại diện cơ quan công tố cho rằng, số tiền thiệt hại mà tòa xác định là chưa đúng, không phù hợp. Từ đó, Viện Kiểm sát nhận định, trong vụ án này, sau khi được cấn trừ các khoản thì Nhà nước bị thiệt hại số tiền 672 tỷ đồng.

Bùi Thanh

Tại buổi họp báo công bố các luật, pháp lệnh được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ quốc vụ Quốc hội khóa XV thông qua được Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức vào sáng 3/7, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng đã giải thích rõ các điều khoản chuyển tiếp khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.  

Liên đoàn Bóng đá Bồ Đào Nha (FPF) ngày 3/7 (giờ địa phương) xác nhận, tiền đạo Diogo Jota – ngôi sao đang khoác áo câu lạc bộ Liverpool, đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn xe hơi nghiêm trọng xảy ra gần thành phố Zamora, Tây Bắc Tây Ban Nha. Cùng thiệt mạng trong vụ tai nạn còn có anh trai của tiền đạo này – André Silva.

Ngày 3/7, thông tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, trong  6 tháng đầu năm 2025, cả nước có hơn 333 nghìn lượt phương tiện (chiếm 13,8%) không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật (ATKT) và bảo vệ môi trường (BVMT) phải bảo dưỡng, sửa chữa, điều chỉnh để kiểm định lại.

Gần 600 CBCS Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Đông Nam TP Hồ Chí Minh, thuộc Bộ Tư lệnh CSCĐ từ Ga Sài Gòn ra Thủ đô đã có mặt tại Ga Hà Nội sáng nay, sau đó được bố trí về Trung tâm Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và giáo dục nghề nghiệp số 1 để chuẩn bị công tác huấn luyện diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh.

Ngay sau khi đi vào hoạt động theo mô hình tổ chức mới từ ngày 1/7,  Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ chiến sĩ chuyên sâu theo từng lĩnh vực. Với nỗ lực vượt khó và tinh thần trách nhiệm cao, lực lượng CSGT tiếp tục giữ vững TTATGT và đảm bảo các hoạt động hành chính không bị gián đoạn, rút ngắn thời gian chờ đợi của người dân.

Từ 15h ngày 3/7, giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh. Theo đó, giá xăng giảm từ 1.085- 1.210 đồng/lít; giá dầu giảm từ 932- 1.148 đồng/kg/lít.

Theo Cục Quản lý đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), sắp tới bảng giá đất ở nhiều địa phương biến động lớn, điều này sẽ tác động nhiều đến thị trường bất động sản.

Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn), Hậu đề nghị Hội đồng xét xử tạo điều kiện cho mình trong khoảng thời gian 6 ngày để nộp toàn bộ số tiền được xác định là thiệt hại của Nhà nước để khắc phục hậu quả. Sáng 3/7, Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn đã nộp thêm 768 tỷ đồng với lý do “thay bị cáo Hậu khắc phục hậu quả vụ án”. Như vậy, bị cáo Hậu đã hoàn thành nghĩa vụ khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án với tổng số tiền 1.168 tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.