Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị hầu tòa vụ đất hiếm

09:48 24/04/2025

TAND TP Hà Nội vừa tống đạt Quyết định đưa ra xét xử sơ thẩm đối với cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (cũ) - (TNMT) Nguyễn Linh Ngọc cùng 26 bị cáo liên quan, trong vụ án Công ty Thái Dương và các đơn vị liên quan khai thác trái phép đất hiếm ở mỏ Phù Yên, Yên Bái.

Phiên tòa diễn ra vào ngày 12/5 tới đây và dự kiến kéo dài trong 10 ngày. Hội đồng xét xử gồm 3 thành viên, Thẩm phán Trần Nam Hà làm chủ tọa, thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử là 5 kiểm sát viên.

Trong vụ án này, Đoàn Văn Huấn - Chủ tịch Công ty Thái Dương bị cáo buộc 3 tội danh gồm “Vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên”, “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Gây ô nhiễm môi trường”.

Nhóm 7 bị can là cựu lãnh đạo, nhân viên Bộ TNMT và Sở TNMT tỉnh Yên Bái bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Những bị cáo này gồm: Nguyễn Linh Ngọc - cựu Thứ trưởng Bộ TNMT; Nguyễn Văn Thuấn - cựu Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản; Hoàng Văn Khoa - cựu Vụ trưởng Vụ Khoáng sản; Lê Duy Phương - cựu Chuyên viên chính Vụ Khoáng sản; Hồ Đức Hợp - cựu Giám đốc Sở TNMT tỉnh Yên Bái; Lê Công Tiến - cựu Phó Giám đốc Sở TNMT tỉnh Yên Bái và Bùi Đoàn Như - cựu Phó Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở TNMT tỉnh Yên Bái.

Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị hầu tòa vụ đất hiếm -0
Cựu Thứ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Linh Ngọc (bên trái) và hai bị cáo liên quan. 

Các bị cáo khác trong vụ án bị truy tố do có các hành vi như buôn lậu; tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; gây ô nhiễm môi trường; vi phạm quy định kế toán…

Theo cáo trạng, bị cáo Đoàn Văn Huấn trong vai trò lãnh đạo Công ty Thái Dương đã tổ chức, chỉ đạo khai thác trái phép quặng đất hiếm và quặng sắt tại mỏ Yên Phú, Yên Bái trong thời gian từ 2019 - 2023.

Số khoáng sản bị khai thác trái phép có tổng giá trị hơn 864 tỷ đồng và trong đó, bị can Huấn cùng đồng phạm đã tiêu thụ được số quặng trị giá hơn 763 tỷ đồng. Huấn còn chỉ đạo lập 2 hệ thống sổ sách kế toán, gây thiệt hại hơn 9,6 tỷ đồng tiền thuế cho Nhà nước.

Cơ quan tố tụng xác định năm 2012, Bộ TNMT có quyết định giao Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc được chỉ đạo, giải quyết lĩnh vực địa chất, khoáng sản và phụ trách Tổng cục Địa chất và Khoáng sản - là đơn vị có nhiệm vụ tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.

Trước đó, từ năm 2011, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản nhận hồ sơ xin cấp phép khai thác đất hiếm tại mỏ Yên Phú của Công ty Thái Dương, nên ông Ngọc ký báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về việc cấp giấy phép, nêu rõ “hồ sơ đề nghị cấp phép đã đủ điều kiện”.

Văn phòng Chính phủ có công văn giao các Bộ chỉ đạo Chủ đầu tư lập dự án đầu tư chế biến sâu đất hiếm, báo cáo đánh giá tác động môi trường... Thủ tướng cũng có chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản.

Theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Công ty Thái Dương đã lập Dự án Đầu tư xây dựng tổ hợp chế biến sâu đất hiếm gồm Nhà máy thủy luyện để chế biến ô xít đất hiếm tại Yên Bái và Nhà máy chiết tách - chế biến ô xít đất hiếm tại Đình Vũ (Hải Phòng).

Ngày 14-12-2012, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi Bộ TNMT, Bộ Công thương, UBND tỉnh Yên Bái thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ: “Đồng ý về nguyên tắc việc khai thác, chế biến quặng đất hiếm Yên Phú với điều kiện: Quặng đất hiếm phải chế biến sâu, không xuất khẩu quặng thô và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về khoáng sản; không chuyển nhượng quyền khai thác cho tổ chức, cá nhân nước ngoài”.

Nhận văn bản trên, Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc chỉ đạo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản hoàn thiện hồ sơ cấp phép cho Công ty Thái Dương.

Tại thời điểm này, Dự án đã thay đổi cả về quy mô và tính chất; không chỉ có Dự án khai thác, tuyển quặng như khi xin cấp phép năm 2011 mà bao gồm cả 3 Dự án không thể tách rời, gồm: Dự án khai thác, tuyển quặng; Dự án nhà máy thủy luyện Yên Bái và Dự án nhà máy chiết tách Hải Phòng.

Tuy nhiên, hồ sơ xin cấp phép của Công ty Thái Dương chỉ có Giấy chứng nhận đầu tư Dự án khai thác, tuyển quặng do UBND tỉnh Yên Bái cấp năm 2011 (hết hạn năm 2012) nhưng chưa được gia hạn hoặc cấp mới; không có Giấy chứng nhận đầu tư nhà máy thủy luyện Yên Bái và nhà máy chiết tách Hải Phòng.

Đồng thời, vốn chủ sở hữu của Công ty Thái Dương không đảm bảo tỷ lệ bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án (chỉ có 200 tỷ đồng còn tổng mức đầu tư 1.953 tỷ), việc này vi phạm luật khoáng sản.

Tuy nhiên, nhóm cán bộ tại Tổng cục Địa chất và Khoáng sản vẫn sử dụng kết quả thẩm định cũ từ năm 2011 để trình hồ sơ. Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc khi đọc và nghiên cứu hồ sơ, biết Công ty Thái Dương chưa đủ điều kiện nhưng vẫn ký chấp nhận cấp giấy phép vào năm 2013.

Hành vi của nhóm lãnh đạo, cán bộ Bộ TNMT như trên góp phần giúp Đoàn Văn Huấn tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép quặng đất hiếm, quặng sắt có tổng trị giá 736 tỷ đồng.

Nguyễn Hưng

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 24-28/5.

Sáng sớm 24/5, Hà Nội trời mưa to. Dưới cơn mưa, tại khu vực xung quanh Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông- nơi đặt linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Công an TP Hà Nội phối hợp với các lực lượng chức năng đã có mặt, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo tuyệt đối an toàn Lễ Quốc tang, phục vụ nhân dân tiễn đưa nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về nơi an nghỉ cuối cùng.

Để bảo đảm an ninh, an toàn và giao thông thông suốt, phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Trần Đức Lương - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chiều 25/3, Công an TP Hà Nội thông báo kế hoạch phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các phương tiện trong diện tạm cấm, hạn chế như sau:

Thực hiện chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an, ngày 18/5, Cục Cảnh sát hình sự phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương và các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an Lào triệt xóa băng nhóm tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ cao.

Công an tỉnh Phú Thọ vừa đánh sập đường dây kinh doanh đa cấp có quy mô đặc biệt lớn, với số lượng thành viên gần 200.000 người, trong đó có 107.348 thành viên là người Việt Nam tham gia. Đáng chú ý, đường dây này kinh doanh thực phẩm chức năng có chứa chất cấm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người dân, thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng.

Người dân bỏ tiền thật ra mua nhưng nhận về sản phẩm giả, thực phẩm bẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, lòng tin. Thực trạng nhức nhối này không chỉ là trách nhiệm của người nổi tiếng trong quảng cáo sản phẩm mà còn là vai trò không thể thiếu của cơ quan quản lý nhà nước trong việc siết chặt kiểm soát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và lỗ hổng trong cơ chế hậu kiểm…

Tối 23/5, cặp vận động viên Đinh Anh Hoàng – Lê Đình Đức của CLB bóng bàn Công an nhân dân T&T (CAND T&T) đã xuất sắc giành huy chương Vàng nội dung đôi nam Giải vô địch bóng bàn quốc gia Báo Nhân Dân lần thứ 43 năm 2025.

Là đơn vị thay mặt UBND TP Cần Thơ làm chủ đầu tư thực hiện dự án hàng nghìn tỷ đồng nhưng Ban ODA TP Cần Thơ đang gặp khó trong việc duy trì hoạt động và bị ngành điện lực, cấp nước ra thông báo tạm ngừng cung cấp do chậm thanh toán chi phí dịch vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.