Cựu Tư lệnh Cảnh sát biển bị đề nghị từ 16 năm đến 16 năm 6 tháng tù

10:37 28/06/2023

Sáng 28/6, tại phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử cựu Trung tướng, Tư lệnh Cảnh sát biển Nguyễn Văn Sơn và cựu Trung tướng, cựu Chính ủy Cảnh sát biển Hoàng Văn Đồng cùng đồng phạm trong vụ án tham ô số tiền 50 tỷ đồng, xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển (thuộc Bộ Quốc phòng), đại viện Viện kiểm sát Bộ đội Biên phòng thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã luận tội và đề nghị mức án đối với từng bị cáo.

Theo đại diện Viện kiểm sát, quá trình giải quyết vụ án, các bị cáo đều nhận tội, đồng thời khẳng định, không bị bức cung, nhục hình. Các bị cáo thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội từ khi cơ quan thanh tra, kiểm tra vào cuộc xác minh hành vi tham ô tài sản theo đơn tố giác.

Đại diện Viện kiểm sát khẳng định, năm 2019, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển phân bổ 150 tỷ đồng ngân sách Nhà nước cho Cục kỹ thuật để mua sắm vật tư, thiết bị. Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, khi đó là Tư lệnh Cảnh sát biển đã yêu cầu Đại tá Nguyễn Văn Hưng, khi đó là Cục trưởng Cục kỹ thuật “phải rút ra 50 tỷ đồng để chuyển lại cho Bộ Tư lệnh sử dụng”.

Bị cáo Nguyễn Văn Sơn cùng các bị cáo trong Thường vụ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển sau đó tạo điều kiện cho Cục kỹ thuật bằng cách chỉ đạo phân bổ thêm 29 tỷ đồng, khiến ngân sách củaBộ Tư lệnh Cảnh sát biển tăng từ 150 tỷ đồng lên 179 tỷ đồng.

Cựu Tư lệnh Cảnh sát biển Nguyễn Văn Sơn.

Tháng 4/2019, tại phòng ăn của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, bị cáo Nguyễn Văn Sơn, bị cáo Hoàng Văn Đồng cùng ba bị cáo Doãn Bảo Quyết, Phạm Kim Hậu, Bùi Trung Dũng nói về việc “rút” 50 tỷ đồng ngân sách Nhà nước phân bổ cho Cục kỹ thuật. Tất cả đều đồng ý nên sau đó bị cáo Nguyễn Văn Sơn đã chỉ đạo bị cáo Nguyễn Văn Hưng thực hiện.

Thực hiện chỉ đạo của bị cáo Nguyễn Văn Sơn, bị cáo Nguyễn Văn Hưng yêu cầu mỗi trưởng phòng dưới quyền mình được giao chỉ tiêu phải rút tiền ngân sách Nhà nước từ 50 triệu đồng đến 25 tỷ đồng để đủ 50 tỷ đồng đưa cho bị cáo Nguyễn Văn Sơn.

Những trưởng phòng dưới quyền bị cáo Nguyễn Văn Hưng đã phân chia nguồn ngân sách Nhà nước thành 29 gói thầu, trong đó có 9 gói giá trị dưới 10 tỷ đồng để Tư lệnh Cảnh sát biển phê duyệt, không phải báo cáo Bộ Quốc phòng.

Cựu Chính ủy Cảnh sát biển Hoàng Văn Đồng.

Đồng thời, họ đặt vấn đề với các nhà thầu để nâng giá, nhằm “hỗ trợ đơn vị có nguồn quỹ vốn sử dụng vào mục đích phúc lợi”. Từ đó, đã có 24 hợp đồng được Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển ký với 16 doanh nghiệp, giúp Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển “rút ruột” ngân sách Nhà nước 50 tỷ đồng.

Số tiền 50 tỷ đồng, bị cáo Nguyễn Văn Sơn chia cho mình 10 tỷ đồng và 4 bị cáo khác là Thủ trưởng Cảnh sát biển- mỗi bị cáo 10 tỷ đồng gồm: Hoàng Văn Đồng (cựu Trung tướng, Chính ủy), Doãn Bảo Quyết (cựu Thiếu tướng, cựu Phó Chính ủy), Phạm Kim Hậu (cựu Thiếu tướng, cựu Phó Tư lệnh, cựu Tham mưu trưởng) và Bùi Trung Dũng (cựu Thiếu tướng, cựu Phó Tư lệnh).

Tháng 6/2020, bị cáo Phạm Kim Hậu tự tố giác hành vi tham nhũng của mình và các Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển. Cơ quan thanh tra, kiểm tra vào cuộc thì tất cả nộp lại đủ 50 tỷ đồng đã tham ô từ ngân sách Nhà nước. Vụ án sau đó được khởi tố.

Bị cáo Bùi Kim Hậu, cựu Phó Tư lệnh, cựu Tham mưu trưởng Cảnh sát biển (người tố cáo tiêu cực ở Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển).

Đại diện Viện kiểm sát nhấn mạnh, đây là vụ án tham ô tài sản có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Các bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cùng tham ô số tiền 50 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước chi cho quốc phòng. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi phạm tội là do các bị cáo chấp hành kỷ luật, pháp luật không nghiêm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong quá trình phân bổ, sử dụng nguồn ngân sách phân cấp cho đơn vị để chiếm đoạt tiền nhằm vụ lợi cá nhân. Ngoài ra, công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng còn nhiều thiếu sót, là điều kiện làm phát sinh tội phạm và vi phạm kỷ luật.

“Hành vi phạm tội của các bị cáo là rất nguy hiểm khi rút tiền ngân sách quốc phòng để chi tiêu cá nhân. Các bị cáo vì lợi ích vật chất mà đánh mất mình, chiếm đoạt tiền của Nhà nước đầu tư cho Cảnh sát biển”, đại diện Viện kiểm sát khẳng định và nêu quan điểm, hành vi đó "cần phải xử lý nghiêm trước pháp luật".

Cựu Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Bùi Trung Dũng. 

Cá thể hóa hành vi phạm tội của từng bị cáo, đại diện Viện kiểm sát nêu rõ, bị cáo Nguyễn Văn Sơn là người khởi xướng, cầm đầu trong vụ án; các bị cáo khác đồng ý hoặc giúp sức cho bị cáo Nguyễn Văn Sơn trong việc rút tiền ngân sách Nhà nước chia cho 5 Thủ trưởng Cảnh sát biển. Do vậy, hành vi của các bị cáo đã phạm vào tội “Tham ô tài sản”.

Về hình phạt, đại diện Viện kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án Quân sự Thủ đô tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Sơn từ 16 năm đến 16 năm 6 tháng tù; bị cáo Hoàng Văn Đồng từ 15 năm 6 tháng tù đến 16 năm tù. Các bị cáo Doãn Bảo Quyết, Phạm Kim Hậu, Bùi Trung Dũng cùng bị đề nghị mức án từ 15 năm đến 15 năm 6 tháng tù.

Cựu Phó trưởng Phòng tài chính Cảnh sát biển Bùi Văn Hòe.

Bị cáo Nguyễn Văn Hưng bị đề nghị từ 10 năm đến 10 năm 6 tháng tù; bị cáo Bùi Văn Hòe (cựu Thượng tá, cựu Phó trưởng Phòng tài chính Cảnh sát biển) bị đề nghị từ 12 năm đến 12 năm 6 tháng tù.

Tại phiên tòa, đại diện cho bị hại (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển) trình bày, các bị cáo phạm tội lần đầu, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, kịp thời khắc phục toàn bộ thiệt hại trước khi vụ án được khởi tố. Trong quá trình công tác, các bị cáo đều có nhiều đóng góp, cống hiến xây dựng lực lượng Cảnh sát biển… nên đề nghị giảm nhẹ hình phạt cho tất cả. 

Do hậu quả của vụ án là số tiền 50 tỷ đồng đã được các bị cáo khắc phục toàn bộ trước khi khởi tố vụ án nên đại diện Viện kiểm sát không có ý kiến.

Sau khi đại diện Viện kiểm sát luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo, phiên tòa tiếp tục với phần tranh luận.

Nguyễn Hưng

“Tôi đã được gặp rất nhiều người từng tiếp xúc và gặp gỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ kể cho tôi nghe những câu chuyện xúc động và những kỷ niệm đã nằm lòng về Người. Qua câu chuyện của họ, tôi thật sự ngưỡng mộ Bác Hồ. Ông không chỉ là nhà lãnh đạo của riêng Việt Nam, ông còn là nhà lãnh đạo của những người bị nô lệ trên toàn thế giới”, nhà văn người Mỹ Lady Borton nói.

Xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới có 475 tàu cá; trong đó, có 200 tàu trên 15m theo quy định đã lắp thiết bị giám sát hành trình. Tuy nhiên, thời gian qua các ngư dân có các đội tàu xa bờ đều liên tục phản ánh tình trạng mất kết nối từ thiết bị giám sát hành trình do lỗi hệ thống từ nhà mạng viễn thông.

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), chiêu trò lừa đảo giả danh, mạo danh đã không còn xa lạ đối với người dùng thời gian qua. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thủ đoạn này đang có dấu hiệu bùng phát. Điều đáng nói là các đối tượng giả danh, mạo danh đã liên tục thay đổi kịch bản, thao túng tâm lý người dùng một cách tinh vi nên vẫn có không ít người dân bị sập bẫy.

Trong khi khu tái định canh của Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng đã đầu tư xong cơ sở hạ tầng nhưng bị hàng trăm hộ dân kéo tới lấn chiếm, trồng hoa màu, xây dựng nhiều công trình kiên cố thì công tác bồi thường, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng để khai thác quặng bauxite tại huyện Bảo Lâm đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, một phần vì thiếu đất bố trí tái định canh, định cư cho các hộ trong diện bị thu hồi đất. 

Do thiếu nguồn cung đất san lấp nên nhiều công trình, dự án tại Quảng Nam đang gặp khó khăn, thậm chí là trễ tiến độ. Trước thực tế đó, nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm nhanh chóng tháo gỡ bài toán nguồn cung đất san lấp phục vụ công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Chỉ trong vòng hơn nửa tháng qua, cả nước xảy ra liên tiếp 5 vụ ngộ độc tập thể với hơn 1.000 người phải nhập viện. Các vụ ngộ độc này chủ yếu xảy ra sau khi sử dụng thức ăn đường phố và bếp ăn tập thể. Theo Bộ Y tế, trong quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 673 người mắc và 6 người tử vong,

Nền nhiệt tại miền Bắc có xu hướng tăng trở lại trong ngày hôm nay, trời nắng về trưa chiều, chiều tối có khả năng mưa dông. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, nhiệt độ ở hầu khắp các khu vực đều ở mức từ 35 - 36 độ C.

Sau 3 lần tiếp cận Mano Polking, CLB Bóng đá Công an Hà Nội (CAHN) cuối cùng cũng đạt được thỏa thuận bổ nhiệm HLV này. Chiến lược gia 48 tuổi người Brazil có những phẩm chất đặc biệt để trở thành mảnh ghép hoàn hảo cho đội bóng ngành Công an.

Ngày 16/5, tin từ Phú Thọ cho biết, ngày 14/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Việt Trì (Phú Thọ) vừa ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và ra quyết định tạm giữ đối với ông Lê Trường Giang, Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文