Cựu Tư lệnh Cảnh sát biển lĩnh 16 năm tù

17:23 29/06/2023

Cựu Tư lệnh Cảnh sát biển Nguyễn Văn Sơn được xác định đã khởi xướng và cùng các cựu thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển tham ô 50 tỷ đồng ngân sách quốc phòng, làm xấu hình ảnh cảnh sát biển và quân đội nên bị tuyên phạt 16 năm tù.

Sau ba ngày mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử cựu Trung tướng, Tư lệnh Cảnh sát biển Nguyễn Văn Sơn và cựu Trung tướng, cựu Chính ủy Cảnh sát biển Hoàng Văn Đồng cùng đồng phạm trong vụ án tham ô số tiền 50 tỷ đồng, xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển (thuộc Bộ Quốc phòng), chiều 29/6, Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án Quân sự Thủ đô đã ra phán quyết đối với các bị cáo.

Hội đồng xét xử Tòa án Quân sự Thủ đô tuyên án chiều 29/6.

Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Sơn 16 năm tù về tội tham ô tài sản. Bị cáo Nguyễn Văn Sơn được xác định là người khởi xướng, cùng các thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển thống nhất lấy 50 tỷ đồng ngân sách quốc phòng ra chi tiêu cá nhân.

Cùng tội tham ô tài sản, bị cáo Hoàng Văn Đồng bị tuyên phạt 15 năm 6 tháng tù; bị cáo Doãn Bảo Quyết (cựu Thiếu tướng, cựu Phó Chính ủy Cảnh sát biển) 15 năm tù; bị cáo Phạm Kim Hậu (cựu Thiếu tướng, cựu Phó Tư lệnh, cựu Tham mưu trưởng Cảnh sát biển) 15 năm tù; bị cáo Bùi Trung Dũng (cựu Thiếu tướng, cựu Phó Tư lệnh Cảnh sát biển) 15 năm tù.

Bị cáo Nguyễn Văn Hưng (cựu Đại tá, cựu Cục trưởng kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển) 10 năm tù và bị cáo Bùi Văn Hòe (cựu Thượng tá, cựu Phó trưởng Phòng Tài chính, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển) 12 năm tù.

Hội đồng xét xử đánh giá, vụ án này đặc biệt nghiêm trọng, tài sản bị tham ô đặc biệt lớn và hành vi của các bị cáo xâm phạm đến hai khách thể quan trọng được Bộ luật Hình sự bảo vệ là quyền sở hữu và hoạt động đúng đắn của các đơn vị quân đội.

Bị cáo Nguyễn Văn Sơn, cựu Tư lệnh Cảnh sát biển tại phiên tòa.

Các bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cùng tham ô số tiền 50 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước chi cho quốc phòng. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi phạm tội là do các bị cáo chấp hành kỷ luật, pháp luật không nghiêm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong quá trình phân bổ, sử dụng nguồn ngân sách phân cấp cho đơn vị để chiếm đoạt tiền nhằm vụ lợi cá nhân. Ngoài ra, công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng còn nhiều thiếu sót, là điều kiện làm phát sinh tội phạm và vi phạm kỷ luật.

Theo Hội đồng xét xử, hành vi phạm tội của các bị cáo là rất nguy hiểm khi rút tiền ngân sách quốc phòng để chi tiêu cá nhân. Các bị cáo vì lợi ích vật chất mà đánh mất mình, chiếm đoạt tiền của Nhà nước đầu tư cho Cảnh sát biển. Điều đó đã làm ảnh hưởng uy tín của Nhà nước, cũng như uy tín của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển - lực lượng đảm bảo chủ quyền, an ninh, quyền tài phán của Việt Nam nên cần phải xử lý nghiêm trước pháp luật.

Bị cáo Hoàng Văn Đồng, cựu Chính ủy Cảnh sát biển tại phiên tòa.

Theo bản án sơ thẩm, năm 2019, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển phân bổ 150 tỷ đồng ngân sách Nhà nước cho Cục kỹ thuật để mua sắm vật tư, thiết bị. Bị cáo Nguyễn Văn Sơn, khi đó là Tư lệnh Cảnh sát biển đã yêu cầu bị cáo Nguyễn Văn Hưng, khi đó là Cục trưởng Cục kỹ thuật “Phải rút ra 50 tỷ đồng để chuyển lại cho Bộ Tư lệnh sử dụng”.

Bị cáo Nguyễn Văn Sơn cùng các bị cáo trong Thường vụ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển sau đó tạo điều kiện cho Cục kỹ thuật bằng cách chỉ đạo phân bổ thêm 29 tỷ đồng, khiến ngân sách củaBộ Tư lệnh Cảnh sát biển tăng từ 150 tỷ đồng lên 179 tỷ đồng.

Các bị cáo tại phiên tòa.

Tháng 4/2019, tại phòng ăn của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, bị cáo Nguyễn Văn Sơn, bị cáo Hoàng Văn Đồng cùng ba bị cáo Doãn Bảo Quyết, Phạm Kim Hậu, Bùi Trung Dũng nói về việc “rút” 50 tỷ đồng ngân sách Nhà nước phân bổ cho Cục kỹ thuật. Tất cả đều đồng ý nên sau đó bị cáo Nguyễn Văn Sơn đã chỉ đạo bị cáo Nguyễn Văn Hưng thực hiện.

Thực hiện chỉ đạo của bị cáo Nguyễn Văn Sơn, bị cáo Nguyễn Văn Hưng yêu cầu mỗi trưởng phòng dưới quyền mình được giao chỉ tiêu phải rút tiền ngân sách Nhà nước từ 50 triệu đồng đến 25 tỷ đồng để đủ 50 tỷ đồng đưa cho bị cáo Nguyễn Văn Sơn.

Những trưởng phòng dưới quyền bị cáo Nguyễn Văn Hưng đã phân chia nguồn ngân sách Nhà nước thành 29 gói thầu, trong đó có 9 gói giá trị dưới 10 tỷ đồng để Tư lệnh Cảnh sát biển phê duyệt, không phải báo cáo Bộ Quốc phòng. Đồng thời, họ đặt vấn đề với các nhà thầu để nâng giá, nhằm “hỗ trợ đơn vị có nguồn quỹ vốn sử dụng vào mục đích phúc lợi”. Từ đó, đã có 24 hợp đồng được Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển ký với 16 doanh nghiệp, giúp Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển “rút ruột” ngân sách Nhà nước 50 tỷ đồng.

Số tiền 50 tỷ đồng, bị cáo Nguyễn Văn Sơn chia cho mình 10 tỷ đồng và 4 bị cáo khác là Thủ trưởng Cảnh sát biển - mỗi bị cáo 10 tỷ đồng. Tháng 6/2020, bị cáo Phạm Kim Hậu tự tố giác hành vi tham nhũng của mình và các thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển. Cơ quan thanh tra, kiểm tra vào cuộc thì tất cả nộp lại đủ 50 tỷ đồng đã tham ô từ ngân sách. Vụ án sau đó được khởi tố.

Nguyễn Hưng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

Đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, là đối tượng giang hồ cộm cán, có nhiều tiền án, tiền sự, từng cầm đầu băng nhóm tội phạm đặc biệt nguy hiểm trước đây. Bình có bản tính lỳ lợm, côn đồ, sử dụng vũ khí quân dụng gây ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn cả nước.

Nhắc lại vụ Công ty Pharos của FLC nâng vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ trong 3 năm 2014-2016; vụ án Sài Gòn - Đại Ninh của ông Nguyễn Cao Trí nhiều lần "phù phép" tương tự đã nâng vốn lên 2.000 tỷ đồng, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu để tránh "sự đánh tráo" với các nhà đầu tư.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文