Cựu Tư lệnh vùng Cảnh sát biển báo “tọa độ không bị kiểm tra” cho tàu buôn lậu

17:59 12/07/2022

Cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát sát biển 4 - bị cáo Lê Văn Minh khai, đã nhiều lần nhắn tin cho trùm buôn lậu xăng Phan Thanh Hữu (SN 1957, Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh) tọa độ di chuyển để không bị kiểm tra. Đổi lại thông tin rất quan trọng này, bị cáo Lê Văn Minh được hối lộ gần 7 tỷ đồng.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương, bị cáo Lê Văn Minh có nhiệm vụ quản lý biển các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang. Ông ta bị cáo buộc nhận hối lộ 6,9 tỷ đồng và “bảo kê” cho nhóm của Phan Thanh Hữu buôn lậu 198 triệu lít xăng.

Trả lời HĐXX Toà án Quân sự Quân khu 7 chiều 12/7, bị cáo Lê Văn Minh cho biết, bị cáo quen Phan Thanh Hữu do học cùng trường Hải quân nhưng chỉ nghĩ “Anh ấy buôn hải sản trên biển và không bàn bạc, tính toán hay biết việc buôn lậu xăng”.

Sau khi bị cáo Lê Văn Minh nói điều này, đại diện Viện Kiểm sát Quân sự Bộ đội Biên phòng thực hành quyền công tố tại phiên toà yêu cầu bị cáo Minh khai báo thành khẩn, bởi quá trình điều tra, bị cáo Lê Văn Minh thừa nhận, đã cung cấp các tọa độ cho tàu của Phan Thanh Hữu di chuyển mà không bị kiểm tra.

“Nếu bị cáo không khai báo thành khẩn, đại diện Viện kiểm sát sẽ rút các tình tiết giảm nhẹ”, đại diện Viện kiểm sát nhấn mạnh.

Sau khi đại diện Viện kiểm sát nhắc nhở, bị cáo Lê Văn Minh thừa nhận: “Có vài lần tôi nhắn tin tọa độ cho Phan Thanh Hữu nhưng không nhớ tọa độ nào”. Bị cáo Lê Văn Minh nhận thức hành vi của mình là giúp sức Phan Thanh Hữu buôn lậu, nhưng biện minh rằng, việc bị cáo nhận tiền từ Phan Thanh Hữu không mang tính chất ăn chia.

Các bị cáo tại phiên toà.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương xác định “Tiền hối lộ được Phan Thanh Hữu đưa cho vợ hoặc con gái của Lê Văn Minh”. Có mặt tại phiên toà, vợ bị cáo Lê Văn Minh khai: “Bị cáo Phan Thanh Hữu lợi dụng chồng tôi làm Tư lệnh để đưa hối lộ. Để xảy ra việc này rất đau đớn này, tôi xin lỗi”.

Con gái của bị cáo Lê Văn Minh cho biết thêm: “Có lần được mẹ xin số tài khoản để người khác gửi tiền vào, nhận xong chuyển lại cho mẹ”.

Một bị cáo khác trong vụ án này là cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 - Lê Xuân Thanh cũng bị cáo buộc nhận hối lộ và giúp các tàu buôn lậu xăng của nhóm Phan Thanh Hữu không bị kiểm tra, bắt giữ.

Trả lời HĐXX, bị cáo Lê Xuân Thanh khai, bị cáo cơ bản đồng ý cáo trạng truy tố nhưng đề nghị làm rõ, Phan Thanh Hữu chỉ đưa tiền cho vợ bị cáo còn bị cáo không trực tiếp nhận tiền. Tuy nhiên, bị cáo Lê Xuân Thanh khẳng định: “Tiền nhóm Phan Thanh Hữu đưa cho vợ bị cáo là tiền hối lộ bị cáo”.

Tiếp lời chồng, vợ bị cáo Lê Xuân Thanh là bị cáo Phan Thị Xuân cũng cũng thừa nhận, đã cầm 1,8 tỷ đồng của Phan Thanh Hữu và hiện đã nộp lại số này để khắc phục hậu quả.

Trước bục khai báo, bị cáo Nguyễn Thế Anh (cựu Đại tá, cựu Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang) từ chối khai báo, vì cho rằng bị cáo bị “ép cung, mớm cung, bắt nhận những gì không làm”.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương, bị cáo Nguyễn Thế Anh nhận hối lộ của Phan Thanh Hữu 6,2 tỷ đồng cùng 560.000 USD để bảo kê buôn lậu xăng. Những lần nhận tiền, Nguyễn Thế Anh không ra mặt mà nhờ em họ mình là bị cáo Nguyễn Văn An nhận thay.

Tháng 3/2021, khi Phan Thanh Hữu bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai bắt giữ, Nguyễn Thế Anh đưa cho Nguyễn Văn An 50 triệu đồng và tổ chức cho Nguyễn Văn An “đi lánh nạn một thời gian”. Sau đó, Nguyễn Thanh An trốn sang Lào nhưng bị Cảnh sát nước sở tại bắt giữ và bàn giao cho cơ quan chức năng Việt Nam.

Trước bục khai báo, bị cáo Nguyễn Văn An cũng bác bỏ nội dung truy tố mình. Có mặt tại phiên toà với tư cách người làm chứng, Phan Thanh Hữu khai trước HĐXX: “Tôi không vu oan cho ai bao giờ”, đồng thời khẳng định, có hối lộ tiền cho bị cáo Nguyễn Thế Anh thông qua Nguyễn Văn An.

Sáng mai (13/7), phiên toà tiếp tục.

Nguyễn Hưng

Liên quan vụ sạt lở đất đá tại một cung đoạn ở đèo Khánh Lê trên tuyến đường quốc lộ 27C nối Nha Trang (Khánh Hòa) với Đà Lạt (Lâm Đồng) như Báo CAND đã thông tin, đến 17h30' chiều nay 15/12, công tác khắc phục hậu quả vẫn còn đang được triển khai nhưng gặp rất nhiều khó khăn.

Nói đến đặc công nước là nhắc đến một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ đã đi vào huyền thoại với lối đánh thủy chiến truyền thống và độc đáo. Để trở thành những chiến sĩ đặc công nước “đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí táo bạo, đánh hiểm thắng lớn”, CBCS Lữ đoàn Đặc công nước 5 luôn phải đối mặt với hiểm nguy.

Trong xã hội hiện đại, “deadline” không chỉ là một cụm từ quen thuộc mà còn trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người trẻ. Không ít người đã bị cuốn vào guồng quay của công việc, chạy đua với thời gian để hoàn thành nhiệm vụ, đến mức kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần, thậm chí có người phải nhập viện. Khoa học gọi đây là hội chứng “burn out” (cháy sạch). Đây là một thực trạng đáng báo động, phản ánh mặt trái của lối sống và làm việc quá tải mà người trẻ đang đối mặt.

Ngày 15/12, Công an huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) vừa phối hợp các lực lượng chức năng bắt giữ thành công 1 đối tượng quốc tịch Lào, thu giữ 18.000 viên ma túy tổng hợp sau 2 ngày đầu ra quân thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Những hạn chế, vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội là vấn đề đã khiến nghị trường Quốc hội “nóng” lên tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV vừa qua. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã chính thức biểu quyết thông qua Nghị quyết về "Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội".

Đảng ủy, Ban Biên tập cùng toàn thể cán bộ, chiến sĩ, phóng viên, nhân viên Báo CAND xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới đồng chí Đặng Thị Huyền cùng gia đình. 

Ngày 15/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam về tội danh “Cố ý gây thương tích” đối với Võ Duy Khang (SN 2005, trú ở xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).

Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của Công ty TNHH Security 24 (địa chỉ trụ sở tại số 238 Nguyễn Duy Hiệu, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa) do ông Trịnh Đình Khoa, SN 1973 ở thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định đứng tên làm Giám đốc.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an huyện Sông Hinh (Phú Yên) ngày 15/12 cho biết, vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam về tội danh “Đe dọa giết người” đối với  Nguyễn Duy Tân (SN 1994, trú khu phố Bắc Lý, thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文