Cựu Tư lệnh vùng Cảnh sát biển báo “tọa độ không bị kiểm tra” cho tàu buôn lậu

17:59 12/07/2022

Cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát sát biển 4 - bị cáo Lê Văn Minh khai, đã nhiều lần nhắn tin cho trùm buôn lậu xăng Phan Thanh Hữu (SN 1957, Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh) tọa độ di chuyển để không bị kiểm tra. Đổi lại thông tin rất quan trọng này, bị cáo Lê Văn Minh được hối lộ gần 7 tỷ đồng.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương, bị cáo Lê Văn Minh có nhiệm vụ quản lý biển các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang. Ông ta bị cáo buộc nhận hối lộ 6,9 tỷ đồng và “bảo kê” cho nhóm của Phan Thanh Hữu buôn lậu 198 triệu lít xăng.

Trả lời HĐXX Toà án Quân sự Quân khu 7 chiều 12/7, bị cáo Lê Văn Minh cho biết, bị cáo quen Phan Thanh Hữu do học cùng trường Hải quân nhưng chỉ nghĩ “Anh ấy buôn hải sản trên biển và không bàn bạc, tính toán hay biết việc buôn lậu xăng”.

Sau khi bị cáo Lê Văn Minh nói điều này, đại diện Viện Kiểm sát Quân sự Bộ đội Biên phòng thực hành quyền công tố tại phiên toà yêu cầu bị cáo Minh khai báo thành khẩn, bởi quá trình điều tra, bị cáo Lê Văn Minh thừa nhận, đã cung cấp các tọa độ cho tàu của Phan Thanh Hữu di chuyển mà không bị kiểm tra.

“Nếu bị cáo không khai báo thành khẩn, đại diện Viện kiểm sát sẽ rút các tình tiết giảm nhẹ”, đại diện Viện kiểm sát nhấn mạnh.

Sau khi đại diện Viện kiểm sát nhắc nhở, bị cáo Lê Văn Minh thừa nhận: “Có vài lần tôi nhắn tin tọa độ cho Phan Thanh Hữu nhưng không nhớ tọa độ nào”. Bị cáo Lê Văn Minh nhận thức hành vi của mình là giúp sức Phan Thanh Hữu buôn lậu, nhưng biện minh rằng, việc bị cáo nhận tiền từ Phan Thanh Hữu không mang tính chất ăn chia.

Các bị cáo tại phiên toà.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương xác định “Tiền hối lộ được Phan Thanh Hữu đưa cho vợ hoặc con gái của Lê Văn Minh”. Có mặt tại phiên toà, vợ bị cáo Lê Văn Minh khai: “Bị cáo Phan Thanh Hữu lợi dụng chồng tôi làm Tư lệnh để đưa hối lộ. Để xảy ra việc này rất đau đớn này, tôi xin lỗi”.

Con gái của bị cáo Lê Văn Minh cho biết thêm: “Có lần được mẹ xin số tài khoản để người khác gửi tiền vào, nhận xong chuyển lại cho mẹ”.

Một bị cáo khác trong vụ án này là cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 - Lê Xuân Thanh cũng bị cáo buộc nhận hối lộ và giúp các tàu buôn lậu xăng của nhóm Phan Thanh Hữu không bị kiểm tra, bắt giữ.

Trả lời HĐXX, bị cáo Lê Xuân Thanh khai, bị cáo cơ bản đồng ý cáo trạng truy tố nhưng đề nghị làm rõ, Phan Thanh Hữu chỉ đưa tiền cho vợ bị cáo còn bị cáo không trực tiếp nhận tiền. Tuy nhiên, bị cáo Lê Xuân Thanh khẳng định: “Tiền nhóm Phan Thanh Hữu đưa cho vợ bị cáo là tiền hối lộ bị cáo”.

Tiếp lời chồng, vợ bị cáo Lê Xuân Thanh là bị cáo Phan Thị Xuân cũng cũng thừa nhận, đã cầm 1,8 tỷ đồng của Phan Thanh Hữu và hiện đã nộp lại số này để khắc phục hậu quả.

Trước bục khai báo, bị cáo Nguyễn Thế Anh (cựu Đại tá, cựu Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang) từ chối khai báo, vì cho rằng bị cáo bị “ép cung, mớm cung, bắt nhận những gì không làm”.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương, bị cáo Nguyễn Thế Anh nhận hối lộ của Phan Thanh Hữu 6,2 tỷ đồng cùng 560.000 USD để bảo kê buôn lậu xăng. Những lần nhận tiền, Nguyễn Thế Anh không ra mặt mà nhờ em họ mình là bị cáo Nguyễn Văn An nhận thay.

Tháng 3/2021, khi Phan Thanh Hữu bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai bắt giữ, Nguyễn Thế Anh đưa cho Nguyễn Văn An 50 triệu đồng và tổ chức cho Nguyễn Văn An “đi lánh nạn một thời gian”. Sau đó, Nguyễn Thanh An trốn sang Lào nhưng bị Cảnh sát nước sở tại bắt giữ và bàn giao cho cơ quan chức năng Việt Nam.

Trước bục khai báo, bị cáo Nguyễn Văn An cũng bác bỏ nội dung truy tố mình. Có mặt tại phiên toà với tư cách người làm chứng, Phan Thanh Hữu khai trước HĐXX: “Tôi không vu oan cho ai bao giờ”, đồng thời khẳng định, có hối lộ tiền cho bị cáo Nguyễn Thế Anh thông qua Nguyễn Văn An.

Sáng mai (13/7), phiên toà tiếp tục.

Nguyễn Hưng

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Ngày 11/5, Phòng CSHS phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao, Công an tỉnh Cao Bằng và các đơn vị chức năng đã triệt phá nhóm đối tượng có hành vi Lừa đảo trên không gian mạng với thủ đoạn giả danh sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee tại tỉnh Cao Bằng và tỉnh Thái Nguyên.

Liên quan đến thông tin Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hậu Giang bắt tạm giam Hoàng Đình Tùng và vợ Trần Thị Hồng Nga về hành vi “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, chiều 11/5, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cho biết đang tiếp tục điều tra, xác minh mở rộng các đối tượng môi giới trong đường dây này và xác minh, làm rõ thêm nhiều người đã được tổ chức cho xuất cảnh hoặc đã đăng ký, nộp tiền cho cặp vợ chồng này.

Cắt khóa, dập lửa, cứu người, cứu hàng hóa...một cách nhanh gọn lẹ của 22 "Tổ liên gia an toàn PCCC" trong Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ do Công an TP Hồ Chí Minh tổ chức cho thấy người dân đã bắt đầu ý thức được việc PCCC, cứu nạn cứu hộ, có thêm nhiều kinh nghiệm và các Tổ liên gia an toàn PCCC phát huy được hiệu quả...

Hai đối tượng gồm Đào Văn Nhật Tùng (SN 1985) và Lê Văn Minh (SN 1984, cùng trú tại thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Bị phát hiện đang khai thác cát trái phép, Tùng và Minh đã điều khiển tàu tháo chạy rồi dùng ống xịt áp suất lớn phun nước về phía phương tiện của lực lượng chức năng.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện một chiếc xe ô tô đầu kéo gặp sự cố khiến hàng trăm lít dầu nhớt đổ ra đường, Đội CSGT Công an huyện Nghi Lộc phối hợp Tổ công tác Trạm CSGT Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng triển khai thu dọn vết dầu tránh gây nguy hiểm cho người, phương tiện tham gia giao thông.

Những năm trở lại đây, song song với sự phát triển, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam cũng trở thành mảnh đất “màu mỡ” để các đối tượng sử dụng công nghệ cao lợi dụng, trục lợi từ các hành vi buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa đảo, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về thương mại điện tử… với phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi. Từ thực tiễn tình hình cho thấy, ngoài việc tạo môi trường thuận lợi để thương mại điện tử phát triển cũng cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước, nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên không gian mạng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文