Dàn cựu lãnh đạo VEC khai gì trong vụ án đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi?

14:07 17/10/2023

Sáng 17/10, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án vi phạm quy định về xây dựng gây thiệt hại 460 tỷ đồng tại Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (giai đoạn 2, dài 74km), do Tổng Công ty Đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư.

Bị cáo Nguyễn Văn Thuật (cựu Giám đốc Ban điều hành liên danh của nhà thầu thi công gói thầu A1) bị truy tố tội “Vi phạm quy định đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trả lời thẩm vấn, bị cáo Thuật cho rằng, đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ trong quá trình thi công nhưng với đặc thù dự án giao thông có nhiều thiết bị máy móc, nhiều hạng mục có thể có sai sót, và nếu có hỏng hóc thì đó chỉ là sai sót cục bộ chứ không đại diện cho toàn tuyến, cho toàn bộ lớp vật liệu. 

“Quá trình điều tra, nhà thầu có đơn gửi cơ quan điều tra khẳng định, nếu có sai sót nhà thầu sẵn sàng khắc phục, thực hiện bảo hành đúng như hợp đồng”, bị cáo Thuật trình bày.

Bị cáo Trần Văn Tám, cựu Tổng Giám đốc VEC (tóc bạc) tại phiên tòa.

Quá trình điều tra xác định, bị cáo Thuật cùng tư vấn giám sát đệ trình văn bản đến Ban Quản lý Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi cho sử dụng mỏ đá đồi để thi công lớp đá dăm gia cố nhựa nhưng không được chấp nhận. Tuy nhiên, nhà thầu vẫn sử dụng đá này để thi công.

Cụ thể, nhà thầu này đã ký 28 biên bản nghiệm thu chuyển giai đoạn thi công lớp đá dăm gia cố nhựa và 262 tài liệu chi tiết liên quan việc nghiệm thu, 7.474 tài liệu liên quan công tác thi công, nghiêm thu lớp bê tông hạt nhựa trung. 

Quá trình nghiệm thu không đo cường độ mô đun đàn hồi trên các lớp vật liệu, nhưng bị cáo Thuật với tư cách ủy viên Hội đồng nghiệm thu cơ sở ký biên bản nghiệm thu, song thực chất không nghiệm thu chuyển bước thi công. Qua đó, VEC đã thanh toán đối với các lớp vật liệu không đảm bảo chất lượng trong thời gian bị cáo Thuật phụ trách là 47,5 tỷ đồng.

Trình bày trước tòa, bị cáo Nguyễn Thiên Nam (cựu Giám đốc chất lượng của nhà thầu thi công gói thầu A1) tự nhận thấy đã tuân thủ đúng quy trình. Bị cáo Nam cho rằng, tội danh “Vi phạm quy định đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” mà Viện kiểm sát truy tố đối với bị cáo là quá nặng.

“Có sai sót ở đâu đó thì cũng chỉ là sai sót cục bộ vì toàn bộ công trình rất dài nên không tránh được hư hỏng cục bộ. Bị cáo nói thế để Hội đồng xét xử đánh giá thêm, chứ không phải là bị cáo không có trách nhiệm gì”, bị cáo Nam phân trần

Bị cáo Nguyễn Hữu Sơn (cựu Giám đốc chất lượng gói thầu A2) khai trước tòa rằng, bị cáo chỉ làm Giám đốc chất lượng trong vòng 1 tháng, sau đó thì một người Trung Quốc thay thế bị cáo. Gói thầu A2 có nhà thầu là Công ty Sơn Đông (Trung Quốc) và Giám đốc dự án cũng là người Trung Quốc.

Các bị cáo tại phiên tòa.

Bị cáo Sơn phân trần, trong thời gian một tháng đảm nhận trách nhiệm, bị cáo chỉ ngồi văn phòng đọc và nghiên cứu hồ sơ để triển khai, nên vai trò của bị cáo rất mờ nhạt. Tuy nhiên, bị cáo Sơn cũng thừa thừa nhận, đã ký 99 tài liệu bổ trợ gồm: Xác nhận kết quả thí nghiệm với vai trò giám đốc quản lý chất lượng, gây thiệt hại 400 triệu đồng.

Liên quan đến các sai phạm tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (giai đoạn 2), bị cáo Trần Văn Tám (cựu Tổng Giám đốc VEC, cựu Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở) bị xét xử về hai tội “Vi phạm quy định về đầu tư xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trước bục khai báo, bị cáo Tám thừa nhận có trách nhiệm liên đới để xảy ra thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà nước. Về lý do không thực hiện việc nghiệm thu theo quy định, bị cáo Tám giải trình, nguyên nhân là do Quy định số 581 của VEC về quy trình thực hiện nghiệm thu không đồng bộ với hợp đồng ký với các nhà thầu.

 “Quy định số 581 quy định phải thực hiện nghiệm thu theo hạng mục, nhưng trong hợp đồng thì không có quy định nghiệm thu áp dụng theo hạng mục. Do đó, chủ đầu tư VEC không thực hiện nghiệm thu theo hạng mục khi công trình chưa xong. Ngoài ra, do dự án thực hiện theo hình thức cuốn chiếu nên không thể thực hiện nghiệm thu tổng thể theo hạng mục”, bị cáo Tám khai. Trước khi phiên tòa được mở, bị cáo Tám đã nộp 600 triệu đồng khắc phục hậu quả và có 3 tài khoản chứng khoán bị tạm dừng giao dịch.

Quá trình điều tra xác định, với vai trò là Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở, bị cáo Tám đã ký biên bản nghiệm thu cơ sở nghiệm thu công trình, hạng mục công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, kết luận công trình được thi công đáp ứng yêu cầu thiết kế, đảm bảo kỹ thuật.

Cụ thể, Hội đồng nghiệm thu cơ sở dự án đã không nghiệm thu hoàn thành lớp đất nền K98 và lớp bê tông nhựa tạo nhám để đánh giá chất lượng hạng mục công trình mà tổ chức ngay việc nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng.

Ngoài ra, Hội đồng nghiệm thu cơ sở dự án đã ký văn bản báo cáo Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng, trong đó đánh giá chất lượng công trình xây dựng các gói thầu đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế. Nhưng thực tế thì Hội đồng nghiệm thu cơ sở chưa họp đánh giá chất lượng xây dựng các gói thầu.

Bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng (cựu Phó Tổng Giám đốc VEC, phụ trách dự án từ tháng 1/2015 đến tháng 4/2017 và từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2018), bị quy kết phải chịu trách nhiệm về thiệt hại 300 tỷ đồng.

Trình bày tại tòa, bị cáo Hùng cho biết, với vai trò phụ trách dự án, bị cáo đã thực hiện chức năng nhiệm vụ của chủ đầu tư phụ trách Ban Quản lý dự án như: trực tiếp phụ trách dự án, giải quyết công việc ngoài thẩm quyền của Ban, làm việc với nhà tài trợ, làm việc với địa phương về giải phóng mặt bằng…

Bị cáo Hùng đã ký hơn 60 hồ sơ nghiệm thu, thanh toán (IPC) ở các gói thầu, trong đó có các lớp vật liệu không đảm bảo chất lượng. Trong quá trình thanh toán, bị cáo ký một tờ trong bộ IPC là bản tổng hợp chấp thuận thanh toán cho các nhà thầu. Bị cáo Hùng thừa nhận, các nguyên nhân hư hỏng đường cao tốc đúng như kết luận giám định nêu và bị cáo không có ý kiến gì khác.

Bị cáo Hùng thừa nhận tội danh bị truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử xem xét thêm cho bị cáo khi lượng hình vì tính tổng thể của dự án, và bị cáo cũng đã bị xét xử trong vụ án này ở giai đoạn 1.

Nguyễn Hưng

Thượng tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh việc thành lập, triển khai tổ chức bộ máy của Công an TP Huế là sự kiện chính trị rất quan trọng, đánh dấu một bước chuyển mới của lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế sau khi địa phương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Chiều 29/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới khi TP Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cục CSGT đã chỉ đạo lực lượng CSGT toàn quốc rà soát tuyến nội đô, các ngã tư lớn, các tuyến phức tạp về an toàn giao thông (ATGT) để tập trung xử lý nghiêm vi phạm, ưu tiên sử dụng hệ thống giám sát, camera cầm tay, đeo trên người của CBCS để ghi hình tuyên truyền nhắc nhở, xử lý người tham gia giao thông

Quy định 3 chế độ quản lý dao có tính sát thương cao gắn với mục đích sử dụng; bổ sung các loại vũ khí quân dụng; cắt giảm các giấy tờ, thủ tục cấp các loại giấy phép về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ... là một số điểm mới được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Sáng 29/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện bắt tạm giam Nguyễn Văn Linh (SN 2000, trú xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên) và Thái Nguyễn Triều (SN 2004, trú xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên) về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

100 sinh viên Học viện CSND đến hiến máu trong lễ phát động Chủ nhật Đỏ lần thứ 17 - năm 2025. Chủ nhật Đỏ đã thu được hơn 400 nghìn đơn vị máu, phục vụ công tác cấp cứu và điều trị cho hàng trăm nghìn người bệnh trong suốt 16 năm qua.

Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Câu chuyện “lương, thưởng Tết cuối năm” luôn là vấn đề được hàng triệu người lao động quan tâm. Dù việc thưởng Tết không có quy định bắt buộc nhưng từ lâu đã trở thành văn hóa của các đơn vị, doanh nghiệp tại Việt Nam. Thưởng Tết cũng là một phần không thể thiếu trong các mối quan hệ nghề nghiệp, không chỉ mang lại niềm vui, sự quan tâm, còn là động lực để người lao động thêm gắn bó với nơi làm việc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文