Đề nghị truy tố 254 bị can trong vụ án sai phạm tại Cục Đăng kiểm Việt Nam

19:26 26/03/2024

Ngày 26/3, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị Viện KSND cùng cấp truy tố 254 bị can liên quan đến vụ án sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.

Cụ thể, 254 bị can bị đề nghị truy tố trong nhóm 11 tội danh: Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ, Giả mạo trong công tác; Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật; Xâm phạm trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông, hoặc phương tiện điện tử của người khác; Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Tham ô tài sản.

Trong đó, bị can Trần Kỳ Hình (Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 1/2014 đến 7/2021) bị đề nghị truy tố về 2 tội: Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Cơ quan điều tra tống đạt quyết định khởi tố bị can Trần Kỳ Hình.

Theo kết luận điều tra, bị can Trần Kỳ Hình trong thời gian giữ chức vụ Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra giám sát để các phòng trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, trung tâm đăng kiểm, chi cục đăng kiểm trên cả nước xảy ra sai phạm, tiêu cực có hệ thống, trong thời gian dài.

Khi phát hiện sai phạm, tiêu cực, ông Hình không chấn chỉnh, xử lý, mà vì vụ lợi cá nhân nhận tiền hối lộ của doanh nghiệp, bỏ qua các sai phạm trong việc cấp phép đủ điều kiện hoạt động trung tâm đăng kiểm. Đồng thời cũng bỏ qua các sai phạm trong quá trình kiểm định phương tiện, nhận tiền hối lộ trong quá trình thẩm định hồ sơ thiết kế với tổng số tiền là 6,5 tỷ đồng và 23.000 USD.

Ngoài ra, ông Trần Kỳ Hình còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác, làm trái quy định, đã duyệt cấp đủ năng lực cho các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định, tạo điều kiện cho cơ sở đóng tàu hoạt động trái pháp luật…

Cơ quan điều tra tống đạt quyết định khởi tố bị can Đặng Việt Hà.

Ngoài ra, 6 bị can bị đề nghị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, trong đó có bị can Nguyễn Vũ Hải (Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ năm 2010 - đến 12/2023).

132 bị can bị đề nghị truy tố về tội Nhận hối lộ, trong đó có bị can Đặng Việt Hà (Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam); 53 bị can bị đề nghị truy tố về tội Đưa hối lộ; 5 bị can bị đề nghị truy tố về tội Môi giới hối lộ…

Theo kết luận điều tra, trong quyền hạn, nhiệm vụ được phân công, Phòng Kiểm định xe cơ giới (thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam) thực hiện thẩm định thiết kế, nghiệm thu cải tạo xe cơ giới và xe máy chuyên dùng đang lưu thông. Tuy nhiên, các bị can là lãnh đạo, đăng kiểm viên Phòng Kiểm định xe cơ giới đã lợi dụng vị trí công tác không thực hiện đúng quy trình thẩm định, kiểm tra theo quy định. Đồng thời nhận hối lộ từ các công ty từ 1,5 - 3 triệu đồng/hồ sơ để bỏ qua lỗi trên hồ sơ thiết kế, cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế trái quy định.

Sau khi nhận tiền, các lãnh đạo và đăng kiểm viên chia tiền theo tỷ lệ Trần Anh Quân (quyền Trưởng Phòng Kiểm định xe cơ giới) 700.000 đồng/hồ sơ, bao gồm phần Quân được hưởng, phần Quân dùng ngoại giao tiếp khách và chia cho lãnh đạo Cục là Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà; các Phó Phòng Kiểm định xe cơ giới mỗi người 100.000 đồng/hồ sơ; nhân viên văn phòng mỗi người 50.000 đồng/hồ sơ.

Một số bị can trong vụ án sai phạm tại Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Như vậy, mỗi tháng khi nhận hối lộ của các công ty thiết kế, các đăng kiểm viên sẽ tính toán, kiểm đếm số lượng hồ sơ và chia tiền. Nhận được tiền, Quân tiếp tục chia cho Trần Kỳ Hình 60 triệu đồng/tháng, và Đặng Việt Hà 20 triệu đồng/tháng.

Đến tháng 8/2021, khi Trần Kỳ Hình nghỉ hưu và Đặng Việt Hà được bổ nhiệm chức vụ Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam. Với chức vụ là cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, nhưng ông Hà không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát để các phòng trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, trung tâm đăng kiểm, chi cục đăng kiểm trên địa bàn cả nước xảy ra sai phạm, tiêu cực có hệ thống, trong thời gian dài.

Khi phát hiện sai phạm, tiêu cực, ông Hà không chấn chỉnh, xử lý. Vì vụ lợi cá nhân, ông Hà tiếp tục đưa ra các chủ trương, chỉ đạo trái pháp luật theo hướng nâng mức hưởng lợi của mình đối với số tiền tiêu cực, hối lộ mà cán bộ phòng kiểm định xe cơ giới, các trung tâm đăng kiểm nhận được. Do đó, ông Hà phải chịu trách nhiệm hình sự chung về số tiền nhận hối lộ của phòng kiểm định xe cơ giới giai đoạn từ 1/8/2021 đến 30/9/2022 là 31 tỷ đồng, số tiền nhận hối lộ của 4 trung tâm đăng kiểm (khối V) tại TP Hồ Chí Minh từ 1/4/2022 đến 11/2022 là 7,6 tỷ đồng…

Đến tháng 12/2022, lo sợ bị Công an phát hiện sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, Đặng Việt Hà đã trả lại 5 tỷ đồng cho Trần Anh Quân. Tại Cơ quan điều tra, Trần Anh Quân thừa nhận hành vi và khai số tiền hối lộ nhận được, Quân chi cho Trần Kỳ Hình 1,68 tỷ đồng, chia cho Đặng Việt Hà hơn 5,9 tỷ đồng, Quân hưởng lợi hơn 11,5 tỷ đồng.

Mở rộng vụ án, Cơ quan điều tra cũng đã khởi tố vụ án, các bị can, liên quan đến sai phạm của 11 trung tâm đăng kiểm tại TP Hồ Chí Minh.

Phú Lữ

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Cao (SN 1962), Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng 767 (địa chỉ tại số 670 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) và 2 nhân viên công ty này về tội “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文