Đề nghị truy tố cựu Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

14:52 24/08/2023

Các lãnh đạo thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và các chủ tàu biết rõ các tàu chưa hoàn thiện, chưa đủ điều kiện kiểm định nhưng thực hiện việc thẩm định hồ sơ, cấp các giấy tờ kiểm định, an toàn kỹ thuật… gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 34,6 tỷ đồng.

Ngày 24/8, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 13 bị can về các tội: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; "Mua bán trái phép hóa đơn"; "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"; "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", xảy ra tại Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh.

Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu công bố quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam và khám xét đối với một số bị can trong vụ án.

Trong số các bị can có Trần Văn Cường (nguyên Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh); Nguyễn Đức Hoàng (Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, Sở NN&PTNT); Đinh Cao Thượng (Trưởng phòng Quản lý nghề cá và cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá); Đào Hồng Đức (Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm tàu cá); Nguyễn Vũ Hà (Trưởng phòng Đăng kiểm); Nguyễn Quốc Công (Đăng kiểm viên); Lê Minh Xuân (Giám đốc Công ty TNHH ĐT-TM Tân Trung Thịnh); Trần Văn Tài, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Văn Hùng, Đặng Thế Hùng (đều là chủ tàu). 

Theo kết luận điều tra, năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định 17/2018 về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó có chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư. Thực hiện chính sách này, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tạo điều kiện cho các chủ tàu đủ điều kiện đóng mới tàu cá vỏ composite hưởng chính sách hỗ trợ.

Lê Minh Xuân, Giám đốc Công ty TNHH ĐT-TM Tân Trung Thịnh, biết 5 tàu cá do các chủ tàu Trần Văn Tài, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Văn Hùng, Đặng Thế Hùng đứng tên, chưa đóng hoàn thành là không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, giấy phép khai thác thủy sản và không đủ để hưởng chính sách hỗ trợ.

Tuy nhiên, Xuân cùng các chủ tàu đã hợp thức hóa đóng mới và mua lại 5 tàu cá rồi lập khống hồ sơ, chứng từ để mua 19 hóa đơn của Nguyễn Đức Hùng. Đồng thời, Xuân lập hồ sơ quyết toán đóng tàu, kê khai nâng khống giá thành đóng tàu. Từ đó, Xuân cùng với 5 chủ tàu chiếm đoạt hơn 34,6 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, trong đó Xuân chiếm đoạt hơn 12,6 tỷ đồng.

Nguyễn Đức Hùng là chủ cơ sở kinh doanh, đã móc nối lập khống các hợp đồng mua bán hàng hóa để hợp thức việc bán hóa đơn.

Ông Trần Văn Cường thời điểm còn giữ chức Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trong các cán bộ liên quan, Nguyễn Đức Hoàng là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản được phân công kiểm tra, giám sát việc thi công đóng tàu, cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, giấy phép khai thác thủy sản và chủ trì tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Biết rõ 5 tàu cá không đủ điều kiện nhưng Hoàng vẫn thực hiện việc cấp các giấy tờ trên.

Hoàng chủ trì tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ khi tàu chưa hoàn thành và không đúng quy định; tham mưu cho Giám đốc Sở NN&PTNT ký tờ trình đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các quyết định phê duyệt hỗ trợ không đúng đối tượng, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 34,6 tỷ đồng.

Riêng bị can Trần Văn Cường, thời điểm này là Giám đốc Sở NN&PTNT, được UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phân công chỉ đạo Chi cục Thủy sản kiểm tra, giám sát các chủ tàu thực hiện đóng mới tàu cá, chủ trì thẩm định, phê duyệt hỗ trợ. Tuy nhiên, Cường đã giao cho Chi cục Thủy sản để Nguyễn Đức Hoàng và Đinh Cao Thượng lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý làm trái, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước số tiền hơn 34,6 tỷ đồng.

Phú Lữ

Năm nay 31 tuổi nhưng Lường Văn Lả - một trong 6 bị cáo lĩnh án tử hình trong vụ án cô gái giao gà đã “ngồi” trại được hơn 5 năm và đang trong thời gian chờ thi hành án. Dù biết cái giá phải trả cho tội ác của mình nhưng bây giờ anh ta đã thay đổi. Từ chỗ bất cần, quậy phá, xin được thi hành án sớm, Lả ân hận, sám hối, khát khao được sống.

Ngày 15/5, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Cẩm Khê vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm hoạt động liên tỉnh với thủ đoạn hết sức tinh vi; tạm giữ 3 đối tượng, thu giữ 1 cá thể hổ còn sống và 1 cá thể gấu đông lạnh.

Chiều 15/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án kit test Việt Á tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo. Bị cáo Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hải Dương) bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 13 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Tuyến thay đổi lời khai về số tiền chia hối lộ và xin giảm nhẹ hình phạt.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo đã vận động gia đình, người thân nộp thêm số tiền 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không kháng cáo bổ sung, cũng không thay đổi nội dung kháng cáo, giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng, trong đó có 2 bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO - phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể. Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Khoảng 10h30 ngày 15/5, khi đang làm việc tại đơn vị, Đại úy Trần Văn Thức, Phó Bệnh xá trưởng Bệnh xá Công an tỉnh Quảng Nam nhận được thông tin có một nữ bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội thận - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cần gấp 500ml tiểu cầu nhóm máu hiếm AB.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文