Đưa người trái phép sang Myanmar rồi ép hành nghề lừa đảo

19:36 31/10/2023

Các lao động bị đưa trái phép sang Myanmar, yêu cầu làm việc liên tục 12 tiếng một ngày, mỗi ngày phải lừa đảo được từ 10 người trở lên. Nếu không đạt được chỉ tiêu thì bị bắt đứng để làm việc, đánh đập, chích điện, nhốt vào phòng riêng không cho ăn uống.

Ngày 31/10, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam bị can đối với Diệp Văn Minh, SN 1989, trú tại xã Qúy Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang về tội “ Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép”.

Trước đó, Công an huyện Lục Ngạn nhận được tố giác của 3 công dân về việc Diệp Văn Minh cùng một số đối tượng khác có hành vi lừa đảo, nói đưa các bị hại đi Thái Lan lao động hưởng mức lương cao, nhưng thực chất là đưa sang Myanmar để bóc lột sức lao động, ép lao động bất hợp pháp.

Đối tượng Diệp Văn Minh.

Qua điều tra xác định, các đối tượng sử dụng Zalo để liên lạc về Việt Nam giới thiệu cho người khác việc làm tại Thái Lan được hưởng lương cao, công việc nhẹ nhàng, xuất cảnh hợp pháp và đã lừa được nhiều người đi. Tuy nhiên, các đối tượng chỉ sắp xếp cho người lao động xuất cảnh hợp pháp sang Thái Lan theo diện du lịch rồi đưa vượt biên trái phép sang Myanmar.

Tại Myanmar, người lao động được đưa đến một công ty do người Trung Quốc làm chủ. Người lao động bị buộc ký vào một bản hợp đồng lao động không mô tả công việc phải làm. Trong quá trình làm việc, người lao động bị ép sử dụng thiết bị của công ty nói chuyện điện thoại với người Việt Nam ở trong nước để lừa đảo. 

Người lao động bị yêu cầu làm việc liên tục 12 tiếng một ngày, mỗi ngày phải lừa đảo được từ 10 người trở lên. Nếu không đạt được chỉ tiêu thì bị bắt đứng để làm việc, đánh đập, chích điện, nhốt vào phòng riêng không cho ăn uống.

Các đối tượng yêu cầu người lao động phải làm đủ thời gian ít nhất 6 tháng mới cho trở về Việt Nam, nhưng để được về phải nộp đủ 150 triệu đồng/người. Sau đó, người lao động còn phải chi thêm hàng chục triệu đồng để thuê người đưa từ Myanmar về Thái Lan rồi từ Thái Lan sang Lào hoặc Campuchia để về Việt Nam.  

P. Thuỷ

Mặc dù là hai ông chủ đích thực của Hacofood Group và Rance Pharma cùng các công ty trong hệ sinh thái này, nhưng Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà đã chuyển giao cho Nguyễn Thành Luân và Nguyễn Văn Tú làm người đại diện pháp luật. Thực tế, Cường và Hà là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động từ sản xuất, kinh doanh đến phân phối tiêu thụ các sản phẩm.

Chiều 12/4, ông Phan Văn Tôn, Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng thông tin: lãnh đạo UBND huyện Hòa Vang đã trực tiếp kiểm tra, phát hiện vụ việc các đối tượng lợi dụng thi công đường cao tốc Hòa Liên – Túy Loan (Đà Nẵng) để khai thác khoáng sản trái phép. Đồng thời phối hợp với lực lượng Cảnh sát Kinh tế của Công an TP Đà Nẵng vào cuộc xác minh, xử lý đoàn xe chở khoáng sản này ra khỏi địa bàn thành phố.

Ngày 12/4, Mỹ và Iran bắt đầu các cuộc trao đổi cấp cao tại Oman nhằm thúc đẩy đàm phán về chương trình hạt nhân của Tehran, trong bối cảnh Mỹ đe dọa sẽ có hành động quân sự nếu không có thỏa thuận.

Chiều 12/4, ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBND huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, sau khi nắm thông tin về vụ việc 2 cháu nhỏ bị bạo hành tại Nhóm trẻ C.C, trong sáng cùng ngày đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT huyện phối hợp UBND xã Quế Mỹ đến thăm, động viên gia đình và nắm tình hình sức khỏe của 2 cháu; đồng thời chỉ đạo UBND xã Quế Mỹ ra thông báo tạm dừng hoạt động của nhóm trẻ này.

Liên quan đến hiện tượng bùn nước từ lòng đất phun trào trên bề mặt tại một thửa đất ở Phú Yên như Báo CAND đã thông tin, ngày 12/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&TN) tỉnh Phú Yên cho biết, vừa nhận được văn bản báo cáo kết quả khảo sát của Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra (QH&ĐT) Tài nguyên nước miền Trung thuộc Trung tâm QH&ĐT Tài nguyên nước quốc gia.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文