Gây thất thoát 165 tỷ đồng, dàn cựu lãnh đạo VEAM hầu tòa

15:31 27/12/2023

Ngày 27/12, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ gây thất thoát tài sản xảy ra tại Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (viết tắt là VEAM). Trong vụ án này, dàn cựu lãnh đạo VEAM đã gây thất thoát 165 tỷ đồng của Nhà nước khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất trái quy định.

Các bị cáo đều là cựu lãnh đạo của VEAM gồm: Nguyễn Thanh Giang (SN 1949, cựu Tổng Giám đốc giai đoạn 2000 - 2011), Lâm Chí Quang (SN 1954, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị giai đoạn 2004 - 2011), Đào Huấn Ngữ (SN 1955, cựu Giám đốc Công ty Đúc số 1 giai đoạn 2002 - 2011) và Nguyễn Văn Khôi (SN 1956, cựu Ủy viên Hội đồng quản trị, kiêm Trưởng Ban kiểm soát giai đoạn 2007 - 2010).

Ba bị cáo là Nguyễn Thanh Giang, Lâm Chí Quang và Đào Huấn Ngữ bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Bị cáo Nguyễn Văn Khôi bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, lợi dụng việc thực hiện đề án di dời Công ty Đúc số 1 (đơn vị hạch toán phụ thuộc VEAM, do Đào Huấn Ngữ làm Giám đốc) tại số 220 Bình Thới vào khu Công nghiệp theo Quyết của UBND TP Hồ Chí Minh, các bị cáo đã bàn bạc thu lợi từ dự án xây dựng khu nhà ở và trung tâm thương mại, dịch vụ tại mặt bằng số 220 đường Bình Thới.

Dàn cựu lãnh đạo VEAM tại phiên tòa ngày 27/12.

Từ năm 2006 đến năm 2008, Nguyễn Thanh Giang, khi đó là Tổng Giám đốc đại diện VEAM ký hợp đồng hợp tác với Công ty Phương Nam do Trần Quốc Dân là Tổng giám đốc, làm đại diện góp vốn thành lập Công ty liên doanh Đúc Phương Nam để hợp tác, đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại số 220 Bình Thới cho Công ty Đúc 1 và thỏa thuận, VEAM có trách nhiệm chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Công ty liên doanh Đúc Phương Nam.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại số 220 Bình Thới cho Công ty Đúc 1 để xây dựng nhà ở chung cư và trung tâm thương mại, Công ty liên doanh Đúc Phương Nam ký hợp đồng với Công ty An Phú thỏa thuận việc thành lập Công ty Phú Vinh và giải thể Công ty liên doanh Đúc Phương Nam. Sau đó, từ ngày 26/11/2007 đến ngày 26/12/2007, Công ty liên doanh Đúc Phương Nam đã thực hiện thủ tục giải thể.

Sau khi Công ty liên doanh Đúc Phương Nam giải thể, Nguyễn Thanh Giang đã đề nghị và được Hội đồng quản trị của VEAM ban hành nghị quyết phê duyệt việc VEAM góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại số 220 Bình Thới trị giá 115 tỷ đồng (tương đương 11.512.830 cổ phần, chiếm gần 30% vốn điều lệ) và cử Đào Huấn Ngữ làm người đại diện phần vốn góp của VEAM tại Công ty Phú Vinh và bàn giao đất cho doanh nghiệp này.

Ngày 8/9/2008, Hội đồng quản trị của VEAM họp ra nghị quyết, quyết định chuyển nhượng 11.512.830 cổ phần (tương đương 115 tỷ đồng) cho Công ty Phương Nam. Cùng ngày, Nguyễn Thanh Giang ký hợp đồng chuyển nhượng số cổ phần của VEAM cho Công ty Phương Nam với giá 115 tỷ đồng.

Ngày 24/10/2008, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 2 cho Công ty Phú Vinh. Theo đó, VEAM không còn là cổ đông của Công ty Phú Vinh và không còn quyền lợi liên quan đến khu đất 220 Bình Thới.

Viện kiểm sát xác định, hành vi của Lâm Chí Quang, Nguyễn Thanh Giang và Đào Huấn Ngữ thực hiện thủ tục góp vốn, chuyển nhượng cổ phần tại Công ty Phú Vinh cho Công ty Phương Nam là giá trị quyền sử dụng đất của VEAM tại số 220 Bình Thới nhưng không thực hiện định giá, đấu giá là vi phạm quy định pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước 165 tỷ đồng.

Đối với Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Thanh Giang và Lâm Chí Quang là các thành viên của Hội đồng quản trị của VEAM đã ký nghị quyết đồng ý để VEAM góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất tại 220 Bình Thới và đồng ý cho chuyển nhượng cổ phần bằng nguyên giá 115 tỷ đồng mà không thực hiện định giá, đấu giá là vi phạm các quy định của Nhà nước.

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 3 ngày.

Nguyễn Hưng

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, ngày 24/9/2024, Cục CSGT đã ban hành Kế hoạch số 4897 về cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh. Thực hiện cao điểm kế hoạch này, lực lượng CSGT cả nước đã tăng cường tuyên truyền, xử lý vi phạm, từ đó, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, đặc biệt là phụ huynh và học sinh về việc đảm bảo ATGT, giảm thiểu tai nạn.

Sáng mai (29/10), TAND tỉnh Bắc Ninh sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh cùng 11 bị cáo khác trong vụ án “Đưa hối lộ” , “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Vi phạm đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cho vay ưu đãi, tạo điều kiện cho những người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Quyết định số 22 ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù mang đậm tính nhân văn, thực sự trở thành “điểm tựa” cho những người lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng ở tỉnh Hà Nam.

Trong đêm tối, nhiều người dân ở vùng lũ Quảng Bình gọi điện, lên mạng xã hội cầu cứu mong được hỗ trợ, giúp đỡ, di dời khẩn cấp vì nước lũ lên nhanh. Các tổ, nhóm xung kích, Công an các đơn vị, địa phương Công an Quảng Bình đã trắng đêm giúp dân chống lũ.

Ngày 28/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hậu Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Lý Thanh Thiện (SN 1992, nơi thường trú xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang), Phó Giám đốc và Ngô Thành Lợi (SN 1993, thường trú phường An Cư, quận Ninh Kiều,  TP Cần Thơ), Đăng kiểm viên Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đường bộ 95-02D để điều tra về tội “Nhận hối lộ”.

Sau khi đầu tư chơi tiền ảo trên không gian mạng bị thua lỗ, Tô Văn Khoa đã lợi dụng các mối quan hệ quen biết và dựa vào vỏ bọc là nhân viên ngân hàng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhiều người. Dùng thủ đoạn huy động tiền để cho khách hàng vay đáo hạn các khoản vay ngân hàng và trả lãi suất cao cho người hợp tác, Khoa đã huy động vốn hàng chục tỷ đồng rồi mất khả năng trả nợ.

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến việc học sinh sử dụng xe đạp điện, xe máy điện. Việc sử dụng xe đạp điện, xe máy điện làm phương tiện đi lại khi chưa có kỹ năng điều khiển khiến không ít học sinh gặp phải sự cố thương tâm…

Ngày 9/10 vừa qua, Báo CAND đăng bài “Vườn điều bị đốn hạ, “cuộc chiến” giành quyền sở hữu vẫn căng thẳng giữa hai nông dân”. Ngay khi báo đăng, Công an huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã vào cuộc xác minh, điều tra nhằm làm rõ vụ việc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文