Giả nhân viên ngân hàng hỗ trợ tư vấn để chiếm đoạt tiền của chủ thẻ

17:18 23/12/2024

4 đối tượng giả danh là nhân viên ngân hàng tư vấn cho các chủ thẻ tín dụng nhằm ăn cắp thông tin bảo mật. Sau đó đặt mua hàng hóa trực tuyến tại các cửa hàng điện máy rồi đem đi bán lấy tiền tiêu xài.

Ngày 23/12, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án đối với các bị cáo Nguyễn Thông Thái (SN 1995), Dương Văn Tài (SN 2000), Trương Hán Chương (SN 2000) và Hồ Minh Phúc (SN 1995) về tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Các bị cáo cùng ngụ TP Hồ Chí Minh.

Theo cáo trạng, do không có nghề nghiệp và việc làm ổn định nên từ cuối tháng 7/2023 đến ngày 29/2/2024, Thái, Tài, Chương và Phúc đã sử dụng điện thoại và máy tính giả danh là nhân viên ngân hàng tư vấn, hỗ trợ cho chủ thẻ tín dụng được nâng hạn mức hoặc hoàn phí thường niên mà không phải đến ngân hàng thực hiện giao dịch nhằm ăn cắp thông tin bảo mật do chủ thẻ cung cấp.

Sau đó 4 đối tượng tượng trên đặt mua hàng hóa trực tuyến tại các cửa hàng điện máy rồi đem đi bán lấy tiền tiêu xài.

Các bị cáo Tài, Chương (hàng đầu), Thái và Phúc (hàng thứ 2) (từ trái sang) tại phiên tòa.

Bằng các thủ đoạn trên, các bị cáo đã thực hiện 27 vụ, chiếm đoạt 312 triệu đồng của nhiều bị hại ở các tỉnh thành trên cả nước. Đến tháng 3/2024, Thái, Tài, Chương và Phúc lần lượt bị Công an tỉnh Kiên Giang khởi tố, bắt tạm giam để điều tra.

Trong vụ án này, Thái và Tài là người có vai trò chính, là người khởi xướng, bàn bạc, phân công nhiệm vụ. Chương và Phúc là người giúp sức tích cực, trực tiếp đi nhận hàng, bán hàng để lấy tiền về chia nhau.

Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Nguyễn Thông Thái 2 năm 6 tháng tù, Dương Văn Tài 2 năm tù, Trương Hán Chương 1 năm 9 tháng tù và Hồ Minh Phúc 1 năm 6 tháng tù cùng về tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra các bị cáo còn nộp lại số tiền thu lợi bất chính để sung vào công quỹ nhà nước.

Văn Vũ

Để thu hút cá nhân và doanh nghiệp, Hồ Quốc Thân (SN 1992, quê quán xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) giới thiệu rằng anh ta đã được tiếp quản nguồn tài sản, di sản rất lớn từ "Tổng bộ Hồ Chí Minh"; đồng QFS được bảo chứng bằng di sản của nhiều nguồn, các gia tộc lưu lại trong hàng trăm năm qua, được 48 nước công nhận và sẽ được kích hoạt vào tháng 10, 11/2024 tại Việt Nam… Tham gia vào "hệ sinh thái" doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tái cơ cấu, phát triển không phải thế chấp, không phải trả lãi suất. Vì thế, cho đến khi cơ quan Công an vào cuộc, đã có khoảng 100 doanh nghiệp và gần 400 cá nhân đã mua đồng QFS, với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.

Sáng 25/12, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm (ANM và PCTP) sử dụng công nghệ cao (CNC) Công an tỉnh vừa chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, Công an TP Tam Kỳ, Công an huyện Thăng Bình triệt xóa đường dây đánh bạc qua mạng xã hội dưới hình thức ghi lô đề quy mô hơn 50 tỷ đồng.

Đêm 24/12, các tổ công an 141 Công an TP Hà Nội triển khai nhiệm vụ trên địa bàn toàn thành phố đảm bảo ANTT, phòng chống đua xe đêm Noel qua đó đã phát hiện, xử lý rất nhiều trường hợp "quái xế" ngổ ngáo có hành vi nẹt pô, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Ngày 24/12, tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Công an huyện Mai Sơn và Đội Quản lý thị trường (khu vực Mai Sơn, Yên Châu) đã kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Châu Sơn La sản xuất, kinh doanh bánh mỳ tươi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文