Hai "siêu lừa" chiếm đoạt 5 tỷ đồng và 40.000 USD để “chạy” dự án

17:26 05/09/2024

Ngày 5/9, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Đình Thùy (SN 1976, ở phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội) và bị cáo Vi Hồng Tiến (SN 1976, ở xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, Thùy và Tiến là lao động tự do, không có mối quan hệ, không có khả năng giúp doanh nghiệp nhận thầu các dự án đầu tư công. Tuy nhiên, hai bị cáo này vẫn đưa ra thông tin gian dối với các bị hại về việc có quan hệ với lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng lãnh đạo nhiều địa phương nên có thể can thiệp để xin dự án cho doanh nghiệp. Đổi lại, nếu cá nhân hoặc doanh nghiệp nào muốn nhận được dự án thì phải đưa tiền chi phí.

Do tin tưởng Thùy và Tiến, một số bị hại đã đưa tiền cho hai bị cáo này. Kết quả điều tra xác định, từ năm 2017 đến năm 2018, Thùy đã chiếm đoạt của bốn bị hại với số tiền hơn 5 tỷ đồng; Tiến chiếm đoạt của một bị hại 40.000 USD.

Hai bị cáo Thùy và Tiến tại phiên tòa ngày 5/6.

Năm 2015, ông Dương Tuấn Khanh (ở Hà Nội) quen biết Thùy và Thùy tự giới thiệu đang công tác ở Bộ Giao thông Vận tải. Thùy thông tin, hiện Bộ Giao thông Vận tải đang trình Chính phủ chấp thuận đầu tư nhiều dự án giao thông, sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ còn dư.

Tin tưởng điều Thùy nói, ông Khanh đã nhờ Thùy xin cho công ty của ông trúng thầu Dự án Xây dựng tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng (huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk) với tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng.

Từ tháng 6/2017 đến tháng 12/2018, ông Khanh nhiều lần đưa tiền cho Thùy tổng số tiền 105.000 USD và 150 triệu đồng. Sau khi nhận tiền, Thùy không xin được dự án cho công ty của ông Khanh và cũng không trả lại tiền cho ông.

Cùng thời điểm này, tháng 5/2018, Thùy tiếp tục giới thiệu về các dự án ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đưa cho ông Khanh xem văn bản của Bộ này có danh sách nhiều dự án. Tin tưởng, ông Khanh nhờ Thùy xin cho trúng thầu thi công Dự án nạo vét lòng hồ Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.

Thùy yêu cầu ông Khanh chi phí 50.000 USD. Ông Khanh rủ bạn là ông Nguyễn Văn Sỹ (ở Đắk Lắk) cùng tham gia dự án, mỗi người góp 25.000 USD. Sau khi nhận tiền, Thùy không xin được dự án, cũng không trả tiền cho ông Khanh và ông Sỹ...

Đối với bị cáo Tiến, có quen biết bị cáo Thùy từ năm 2017. Khi đó, Tiến giới thiệu với Thùy rằng, Tiến đang công tác ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có nhiều mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo Bộ nên có thể nhờ can thiệp để xin được dự án.

Tiến trao đổi với Thùy, nếu có doanh nghiệp nào xin dự án thì Tiến sẽ nhờ lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao dự án cho doanh nghiệp đó. Và doanh nghiệp trúng thầu phải chi phí hoa hồng từ 3-5% tổng số tiền đầu tư của dự án. Sau khi nhận được tiền hoa hồng, Tiến sẽ chia cho Thùy.

Tiến còn yêu cầu Thùy thông tin với doanh nghiệp cần xin dự án phải chuẩn bị hồ sơ năng lực, tờ trình và phải chi phí gửi kèm hồ sơ là 20.000 USD mỗi dự án.

Mặc dù không biết Tiến có thể xin được dự án hay không, nhưng do được Tiến hứa hẹn chia phần trăm tiền hoa hồng dự án nên Thùy đã đặt vấn đề với ông Bùi Quang Ngọc (ở Hà Nội), là hàng xóm của Thùy về việc xin dự án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thùy lên mạng tải công văn số 122 của Bộ này về việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ngân sách Nhà nước năm 2018 đối với các dự án rồi đưa cho ông Ngọc xem.

Sau khi xem danh sách các dự án, ông Ngọc nhờ Thùy xin cho công ty của chị họ ông trúng thầu Dự án sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải và Dự án sửa chữa nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà.

Thùy đồng ý và yêu cầu ông Ngọc đưa hồ sơ năng lực công ty và nộp chi phí xin dự án là 20.000 USD một dự án. Thùy cam kết, sau 10 ngày sẽ dẫn ông Ngọc đến gặp lãnh đạo Ban Quản lý dự án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nếu không xin được dự án, Thùy sẽ trả lại tiền.

Do tin tưởng nên ông Ngọc đã đưa cho Thùy 40.000 USD. Mỗi lần đưa tiền, ông Ngọc đều ghi âm, ghi hình cuộc trao đổi giữa hai người. Về phía Thùy, sau khi nhận tiền của ông Ngọc đã đưa hết cho Tiến. Quá thời hạn cam kết, thấy Thùy không thực hiện lời hứa nên ông Ngọc yêu cầu trả lại tiền nhưng Thùy không trả. Do đó, ông Ngọc đã làm đơn tố cáo Thùy...

Sau một ngày xét xử, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Thùy 13 năm tù và bị cáo Tiến 12 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ngoài hình phạt tù, Hội đồng xét xử còn tuyên buộc hai bị cáo phải bồi thường số tiền đã chiếm đoạt cho các bị hại.

Nguyễn Hưng

Công an phường Bến Nghé, quận 1 TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với V.P.Q.M (SN 2001, ngụ quận 4) về các hành vi Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để kinh doanh dịch vụ cho thuê xe điện và Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, với tổng tiền phạt 10 triệu đồng.

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Bắc Kạn vừa tiến hành xác minh và truy bắt đối tượng truy nã Trần Xuân Dương, SN 1962 sau 37 năm lẩn trốn và di lý đối tượng về Công an tỉnh Bắc Kạn để xử lý theo quy định.

Sau khi siêu bão Yagi quét qua các tỉnh phía Bắc Việt Nam, tình hình lũ lụt đã trở nên nghiêm trọng. Những tỉnh như Cao Bằng, Lào Cai, Thái Nguyên, Yên Bái,... mưa lớn kéo dài, gây ngập lụt diện rộng, phá hủy cơ sở hạ tầng và cô lập nhiều bản làng. Trong bối cảnh này, công nghệ bản đồ vệ tinh với khả năng cập nhật theo thời gian thực đã trở thành giải pháp thiết yếu, giúp các đội cứu trợ xác định nhanh chóng và chính xác các khu vực cần cứu giúp.

Khoảng 19h ngày 13/9, trong khi làm nhiệm vụ giúp nhân dân trong khu vực bị ảnh hưởng lũ lụt tại thôn Thanh Nộn 1 (xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam), Công an xã Thanh Sơn cùng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đã phát hiện chị Phạm Thị Tuyết, SN 1970 đang sốt cao.

Nam YouTuber, Streamer nổi tiếng người Mỹ trong lần đầu tiên trải nghiệm ở phố đi bộ Nguyễn Huệ (phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh) đã gặp quả đắng khi bị “chặt chém” 100 USD (khoảng 2,5 triệu đồng), song giảm còn 1 triệu đồng khi sử dụng dịch vụ xe điện cân bằng… Vụ việc đã gây xôn xao cộng đồng mạng…

An ninh hàng không đã có nhiều sự thay đổi trong hai thập kỷ qua. Vụ không tặc chuyến bay IC-814 của Indian Airlines năm 1999 và sự kiện bi thảm ngày 11/9/2001 ở Mỹ là những thời điểm then chốt buộc thế giới phải thay đổi các giao thức an toàn trong hàng không.

 Hải Phòng là địa phương đầu tiên của miền Bắc đương đầu với siêu bão, đồng thời là tâm bão với cường độ mạnh nhất. Theo số liệu thống kê, tính đến hết ngày 14/9, thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn Hải Phòng ước gần 11.000 tỷ đồng.

Làng Nủ - ngôi làng nhỏ bé, yên bình dưới chân núi Con Voi, với dòng suối Nủi chảy qua, bao quanh là những khu rừng xanh mướt, ngôi làng của người Tày, người Dao sống đoàn kết, gắn bó. Vậy mà, dường như chỉ sau vài cái chớp mắt, chốn bình yên đó đã hóa thành một bãi bùn mênh mông, hoang tàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文