Khởi tố 5 đối tượng liên quan việc kê khai khống để làm “bìa đỏ”

09:06 29/08/2021

Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai đã thi hành lệnh khám xét, bắt bị can để tạm giam đối với Bùi Thị Nguyên Sáng (SN 1982) trú phường Yên Thế, TP Pleiku và Nguyễn Phi Hùng (SN 1978) trú phường Ia Kring, TP Pleiku để điều tra về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Cùng tội danh trên, cơ quan Công an đã đã áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Đặng Thị Xuân Sương (SN 1987), Kiều Thị Lê (SN 1988) cùng trú thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai và Lê Thị Thắm (SN 1988) trú làng Gộk, xã Ia Grăng, huyện Ia Grai (do đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, hành vi phạm tội ít nghiêm trọng, lý lịch và nơi ở rõ ràng). 

Theo hồ sơ từ cơ quan Công an, quá trình thụ lý điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra từ năm 2015 tại các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Gia Lai, cơ quan Công an xác định, ngoài hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn có hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của các bị can gồm: Bùi Thị Nguyên Sáng (Nguyên Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Gia Lai – Chi nhánh huyện Ia Grai); Nguyễn Phi Hùng (Nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Ia Grăng, huyện Ia Grai); Đặng Thị Xuân Sương, Kiều Thị Lê (Chuyên viên Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Gia Lai, Chi nhánh huyện Ia Grai) và Lê Thị Thắm (Công chức địa chính-xây dựng xã Ia Grăng, huyện Ia Grai) đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trình tự, thủ tục về đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lần đầu dẫn đến tham mưu cho UBND huyện Ia Grai cấp 14 GCNQSDĐ cho các đối tượng không có đất hoặc có một phần diện tích rất nhỏ nhưng kê khống thành diện tích lớn tại khu vực các thửa đất thuộc xã Ia Grăng, huyện Ia Grai.

Sau khi có được GCNQSDĐ khống, các đối tượng đã sử dụng để thế chấp vay vốn tại Ngân hàng BIDV Nam Gia Lai, Ngân hàng An Bình, Ngân hàng Agribank Đông Gia Lai Chi nhánh Ia Grai, Ngân hàng HD Bank, Ngân hàng GP Bank, Ngân hàng Sacombank trên địa bàn tỉnh Gia Lai nhằm chiếm đoạt tiền vay, gây thiệt hại về tài sản cho các ngân hàng với tổng số tiền là 6.320.000.000 đồng.

Liên quan đến vụ án trên, trước đó, ngày 15-10-2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 10 bị can về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong thời gian từ năm 2014 đến 2017, các bị can gồm: Lê Xuân Bằng (SN1982), Lương Văn Tuấn (SN 1978), Phạm Thị Oanh (SN 1974), Nguyễn Văn Úy (SN 1956), Nguyễn Ngọc Quân (SN 1981), Trần Thị Hòa (SN 1981), Nguyễn Thị Quyến (SN 1966), Dương Thị Bình (SN 1977), Lê Xuân Nghĩa (SN 1977), Ngô Thị Thanh (SN 1977) cùng trú trên địa bàn huyện Ia Grai và các đối tượng khác biết được thông tin các hộ dân người đồng bào dân tộc thiểu số có đất tại khu vực làng Orê 2 và làng Mèo, xã Ia Grăng, huyện Ia Grai chưa làm thủ tục cấp GCNQSDĐ nên đã nảy sinh hành vi làm khống GCNQSDĐ để chiếm đoạt tiền vay của các ngân hàng.

Các bị can đã lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý đất đai, thẩm định hồ sơ khi làm thủ tục cấp GCNQSDĐ lần đầu của cán bộ địa chính UBND xã Ia Grăng và cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Gia Lai-Chi nhánh huyện Ia Grai để kê khai khống nguồn gốc, chủ sử dụng đất, diện tích, vị trí đất vào hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ đối với các thửa đất không thuộc sở hữu của mình. Qua đó, được cấp 14 GCNQSDĐ với tổng diện tích hơn 29 hecta, rồi thế chấp vay vốn tại 6 Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, chiếm đoạt.

Nông Hòa

Năm nay 31 tuổi nhưng Lường Văn Lả - một trong 6 bị cáo lĩnh án tử hình trong vụ án cô gái giao gà đã “ngồi” trại được hơn 5 năm và đang trong thời gian chờ thi hành án. Dù biết cái giá phải trả cho tội ác của mình nhưng bây giờ anh ta đã thay đổi. Từ chỗ bất cần, quậy phá, xin được thi hành án sớm, Lả ân hận, sám hối, khát khao được sống.

Ngày 15/5, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Cẩm Khê vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm hoạt động liên tỉnh với thủ đoạn hết sức tinh vi; tạm giữ 3 đối tượng, thu giữ 1 cá thể hổ còn sống và 1 cá thể gấu đông lạnh.

Chiều 15/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án kit test Việt Á tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo. Bị cáo Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hải Dương) bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 13 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Tuyến thay đổi lời khai về số tiền chia hối lộ và xin giảm nhẹ hình phạt.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo đã vận động gia đình, người thân nộp thêm số tiền 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không kháng cáo bổ sung, cũng không thay đổi nội dung kháng cáo, giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng, trong đó có 2 bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO - phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể. Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Khoảng 10h30 ngày 15/5, khi đang làm việc tại đơn vị, Đại úy Trần Văn Thức, Phó Bệnh xá trưởng Bệnh xá Công an tỉnh Quảng Nam nhận được thông tin có một nữ bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội thận - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cần gấp 500ml tiểu cầu nhóm máu hiếm AB.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文